Em biết gì về thời Vua Lê – Chúa Trịnh hay về những chiến công của Hoàng đế Quang Trung? Hãy chia sẻ cùng các bạn trong lớp.
Vận dụng kiến thức của bản thân
Cách 1
Trịnh – Nguyễn phân tranh là thời kỳ phân chia lãnh thổ giữa chế độ “vua Lê chúa Trịnh” ở phía Bắc sông Gianh (Đàng Ngoài) và chúa Nguyễn cai trị ở miền Nam (Đàng Trong), mở đầu khi Trịnh Tráng đem quân đánh Nguyễn Phúc Nguyên năm 1627 và kết thúc vào năm 1777 khi chúa Nguyễn sụp đổ.
Ban đầu, cả thế lực họ Trịnh và họ Nguyễn đều mang khẩu hiệu "phù Lê diệt Mạc" để lấy lòng thiên hạ và thề trung thành với triều Hậu Lê. Sau khi nhà Mạc đã bị đánh đổ, trên danh nghĩa, cả Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn đều là 2 vị bề tôi của nhà Hậu Lê, cả Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài đều là lãnh thổ của nhà Lê. Nhưng trên thực tế thì cả hai tập đoàn phong kiến này đều tạo thế lực cát cứ cho riêng mình như 2 nước riêng biệt, vua nhà Hậu Lê đã không còn thực quyền nên không ngăn chặn được sự phân tranh giữa hai họ Trịnh–Nguyễn. Nước Đại Việt trong giai đoạn này bị chia cắt khoảng 150 năm
Vua Quang Trung là vị vua anh dũng, chỉ trong thời gian 6 ngày, sớm hơn 2 ngày so với dự kiến, vua Quang Trung đã đánh tan đội quân Thanh và giữ đúng lời hứa với quân lính sẽ ăn Tết tại Thăng Long. Vào trưa ngày của ngày mùng 5 tết, dưới sự chào đón của người dân, đoàn quân của vua Quang Trung tiến vào trong kinh thành Thăng Long, kết thúc cuộc chiến chống quân Thanh xâm lược bằng thắng lợi vẻ vang.
Cách 2- Trịnh – Nguyễn phân tranh là thời kỳ phân chia lãnh thổ giữa chế độ “vua Lê chúa Trịnh” ở phía Bắc sông Gianh (Đàng Ngoài) và chúa Nguyễn cai trị ở miền Nam (Đàng Trong) (1627-1777)
- Vua Quang Trung là vị vua anh dũng. Chỉ trong thời gian 6 ngày, vua Quang Trung đã đánh tan đội quân Thanh và giữ đúng lời hứa với quân lính sẽ ăn Tết tại Thăng Long, kết thúc cuộc chiến chống quân Thanh xâm lược bằng thắng lợi vẻ vang.
Cách 3Những chiến công của vua Quang Trung là:
- Lật đổ chính quyền thối nát Nguyễn, Trịnh, Lê.
- Xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước.
- Đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia.
- Đánh tan quân xâm lược Xiêm, Thanh, bảo vệ độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ.
Các bài tập cùng chuyên đề
Cảnh kiêu binh phò Trịnh Tông lên ngôi trong đoạn trích Hoàng Lê nhất thống chí có gì khác so với cảnh lên ngôi của vua chúa ngày xưa mà em biết, hoặc hình dung?
Em có nhận xét gì về hành động của đám kiêu binh trong đoạn trích Hoàng Lê nhất thống chí?
Câu nói này thể hiện nét tính cách nào của Vua Quang Trung trong đoạn trích Hoàng Lê nhất thống chí?
Từ đây, tuyến truyện Hoàng Lê nhất thống chí có gì thay đổi?
Phần kể về Vua Lê Chiêu Thống trong đoạn trích Hoàng Lê nhất thống chí có phải là một tuyến truyện khác không? Vì sao?
Vẽ sơ đồ tóm tắt chuỗi sự kiện chính trong đoạn trích Hồi thứ hai và đoạn trích Hồi thứ mười bốn văn bản Hoàng Lê nhất thống chí. Chỉ ra mối liên hệ giữa hai đoạn trích này.
Nét tính cách nổi bật của nhân vật Vua Quang Trung được thể hiện trong văn bản Hoàng Lê nhất thống chí là gì? Phân tích một số chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật nét tính cách ấy.
Nhận xét về nghệ thuật kể chuyện của tác giả (chú ý cách sử dụng ngôi kể, kết hợp lời của người kể chuyện và lời của nhân vật,…) trong đoạn trích Hoàng Lê nhất thống chí
So sánh thái độ, tình cảm của tác giả khi viết về Vua Quang Trung – nghĩa quân Tây Sơn và về anh em Trịnh Tông – đám kiêu binh; Lê Chiêu Thống, Tôn Sĩ Nghị và đội quân xâm lược nhà Thanh trong đoạn trích Hoàng Lê nhất thống chí. Theo em, cách thể hiện thái độ như vậy có phù hợp với truyện lịch sử hay không? Vì sao?
Qua văn bản Hoàng Lê nhất thống chí, em hiểu thêm điều gì về Vua Quang Trung và cuộc kháng chiến chống quân Thanh của nhân dân ta.
Văn bản Hoàng Lê nhất thống chí đã giúp em hiểu thêm điều gì về bối cảnh lịch sử xã hội Việt Nam đương thời?
So sánh cốt truyện trong văn bản Hoàng Lê nhất thống chí với cốt truyện trong một văn bản mà em đã đọc, chỉ ra điểm khác biệt và điểm tương đồng (nếu có) giữa cốt truyện đa tuyến với cốt truyện đơn tuyến.
Văn bản Hoàng Lê nhất thống chí viết bằng ngôn ngữ nào?