Đề bài

Phân tích hình tượng nhân vật Từ Hải qua đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng(về lí tưởng, lời nói, hành động, kì tích). Từ đó, nêu nhận xét về tính cách của nhân vật này

 
 

Phương pháp giải

Đọc toàn bộ bài thơ để chỉ ra lí tưởng, lời nói, hành động, kì tích để đưa ra được hình tượng.

 
Lời giải của GV Loigiaihay.com

Cách 1

- Câu nói của Từ Hải cho thấy anh xem mình là một “quốc sĩ”, và xem Thúy Kiều là “tri kỉ”. 

- Việc anh giúp đỡ Kiều là hành động đầy ý nghĩa, giống như các anh hùng hào kiệt trong xưa luôn tôn trọng. 

- Từ Hải không dung thứ cho những tội ác trong cuộc đời và luôn khát khao đấu tranh với sự bất công. Với đội quân hùng hậu, Từ Hải đi đến nơi nào cũng gây ấn tượng mạnh mẽ như cơn bão vũ:

“Thừa cơ trúc chẻ mái tan

Binh từ đấy sấm ran trong ngoài”

- Từ Hải đã xây dựng lên một triều đình lớn, đặt binh lính trong trận hình rõ ràng. Từ Hải thắng ở đâu thì chiến thắng ở đó:

"Đòi cơn gió quét mưa sa,

Huyện thành đạp đổ năm toà cõi Nam."

- Từ Hải coi bọn gian thần trong triều đình như là “loài giá áo túi cơm”. 

Cách 2

- Hình tượng nhân vật Từ Hải qua đoạn trích:

+ Lí tưởng: Từ Hải giúp Kiều báo ân, báo oán là một việc làm đầy nghĩa khí như các anh hùng hảo hán xưa nay vẫn coi trọng. Với Từ hải, không thể dung tha mọi “bất bằng” tội ác ở đời “anh hùng tiếng đã gọi rằng/ giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha”. Câu nói vang lên đĩnh đạc, hào hùng thể hiện một lí tưởng anh hùng tuyệt đẹp, như một lời tuyên chiến với mọi cái ác, cái bất công ở đời.

+ Lời nói: đanh thép, ngang tàng, ngang nhiên thách thưc, tự coi minh là "quốc sĩ", nghĩa là kẻ sĩ tầm cỡ quốc gia, lại gọi mình là "anh hùng".

+ Hành động, kì tích: tiến quân như vũ bão “trúc chẻ mái tan”, binh uy chấn động “sấm ran trong ngoài”. Từ Hải dựng lên một triều đình đối địch làm chủ “một góc trời”, có tổ chức quy củ “gồm hai văn võ, rạch đôi sơn hà”, xuất quân đánh đâu thắng đấy “gió quét mưa sa”, “đạp đổ năm tòa cõi Nam”. Dưới con mắt của Từ Hải, bọn vua quan triều đình chỉ là “loài giá áo túi cơm”, ngang nhiên thách thức ‘trước cờ ai dám tranh cương/ năm năm hùng cứ một phương hải tần”. Qua đó, ta thấy Từ Hải oai phong lẫm liệt như một anh hùng thần thoại, một dũng sĩ trong sử thi, hiện lên trong hào quang chiến trận, lừng lẫy trong chiến công.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 : Nội dung chính văn bản Anh hùng tiếng đã gọi rằng là gì?
Xem lời giải >>
Bài 2 :

Chú ý cách xưng hô của Thúy Kiều khi đối thoại với Từ Hải trong Anh hùng tiếng đã gọi rằng

 
Xem lời giải >>
Bài 3 :

Trong Anh hùng tiếng đã gọi rằng, lời Từ Hải nói với Thúy Kiều cho thấy Từ Hải là một người như thế nào?

 
Xem lời giải >>
Bài 4 :

Chú ý hành động và kì tích của Từ Hải trong Anh hùng tiếng đã gọi rằng

 
Xem lời giải >>
Bài 5 :

Đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng có thể chia làm mấy phần? Nêu ý chính của mỗi phần.

 
Xem lời giải >>
Bài 6 :

Trong Anh hùng tiếng đã gọi rằng, có gì đáng lưu ý trong cách xưng hô của Thuý Kiều khi nói về mình và khi nói về Từ Hải? Cách xưng hô đó giúp em hiểu gì về Thuý Kiều? 

 
Xem lời giải >>
Bài 7 :

Đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng thể hiện chủ đề gì và có vị trí như thế nào trong tác phẩm Truyện Kiều?

Xem lời giải >>
Bài 8 :

So sánh nghệ thuật miêu tả nhân vật ở các đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng và Trao duyên.

 
Xem lời giải >>
Bài 9 :

Đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng thể hiện chủ đề nào dưới đây?

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng có thể chia làm mấy phần? Nêu nội dung chính của mỗi phần.

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Tìm những từ ngữ trong Anh hùng tiếng đã gọi rằng thể hiện cách xưng hô của Thuý Kiều khi nói về mình và khi nói về Từ Hải. Qua đó, em thấy Thuý Kiều là người như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Những từ ngữ của Từ Hải khi nói về Thuý Kiều trong Anh hùng tiếng đã gọi rằng có gì khác so với những từ ngữ của Thuý Kiều khi nói về mình? Vì sao có sự khác nhau đó?

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Phân tích hình tượng nhân vật Từ Hải qua đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng (về lí tưởng, lời nói, hành động, kì tích). Từ đó, nêu nhận xét về tính cách của nhân vật này.

Xem lời giải >>
Bài 14 :

So sánh nghệ thuật xây dựng nhân vật ở các đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằngTrao duyên.

Xem lời giải >>