Viết 2 − 3 dòng lưu bút gửi thầy cô hoặc bạn bè của em trước khi chia tay mái trường tiểu học.
Em tiến hành viết 2 − 3 dòng lưu bút gửi thầy cô hoặc bạn bè của em trước khi chia tay mái trường tiểu học.
Gợi ý:
- Tình cảm của em như thế nào?
- Em cảm ơn điều gì?
- Em hứa hẹn điều gì?
Kính gửi thầy cô và bạn bè,
Trong những năm qua, những giờ học và khoảnh khắc vui vẻ cùng các bạn là niềm vui lớn của em. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy cô đã dìu dắt và giúp đỡ em trong suốt thời gian ở mái trường này. Cùng nhau chia sẻ những kỷ niệm đáng nhớ và tạo ra những mối quan hệ không thể quên. Chúng ta có thể xa nhau về địa lý, nhưng những kỷ niệm và tình bạn sẽ luôn ở trong trái tim của em. Hẹn gặp lại!
Trân trọng,
Mai
Các bài tập cùng chuyên đề
Đọc đoạn văn dưới đây và thực hiện yêu cầu.
Nhân dịp Quốc Khánh ngày 2 tháng 9, tôi được bố mẹ cho đi Mộc Châu tham dự Ngày hội văn hoá các dân tộc thiểu số. Tôi vô cùng hứng thú với sự kiện mang đậm vẻ đẹp văn hoá này. Ngay từ sáng ngày 1 tháng 9, không khí ngày hội đã tràn ngập khắp thị trấn. Cờ hoa, những bộ trang phục truyền thống làm cho cả thị trấn trở nên rực rỡ sắc màu. Tiếng trống, tiếng chiêng rộn rã khiến tôi cảm thấy háo hức lạ thường. Mỗi dân tộc mang đến ngày hội một tiết mục trình diễn riêng. Trước cuộc thi ném còn của những cô gái Thái, tôi trở thành cổ động viên tự lúc nào không rõ. Tôi chăm chú dõi theo quả còn bay vút lên cao, lơ lửng trên không trung. Tôi và mọi người hò reo khi quả còn bất ngờ bay vèo qua vòng tròn gắn trên đầu cây tre. Điệu múa khèn tràn đầy sức sống của các chàng trai người Mông đã khiến tôi rất ngạc nhiên và thán phục. Tôi nhún nhảy liên hồi theo các động tác của họ. Tôi như bị cuốn theo bước múa sạp khéo léo, rộn ràng của những cô gái Mường. Tôi say sưa thưởng thức điệu múa xoè uyển chuyển của những cô gái Thái... Đến với Ngày hội văn hoá các dân tộc thiểu số ở Mộc Châu, tôi đã rất xúc động và hiểu vì sao cần phải giữ gìn giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc.
(Lâm Phong)
a. Đoạn văn nói đến sự việc gì? Người viết có ấn tượng chung về sự việc đó thế nào?
b. Chọn nội dung tương ứng với mỗi phần của đoạn văn.
c. Trong phần triển khai, những chi tiết nào nói về ngày hội gây được ấn tượng với người viết?
d. Tình cảm, cảm xúc của người viết được bộc lộ qua những từ ngữ, câu văn nào?
Trao đổi về những điểm cần lưu ý khi viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc.
G:
– Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc thường có mấy phần? Đó là những phần nào?
– Nội dung chính của mỗi phần là gì?
– Có những cách nào để thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc?
Nói với người thân về một việc em đã làm được trong ngày. Nêu tình cảm, cảm xúc của em khi thực hiện và hoàn thành công việc đó.
Tìm đọc một cuốn sách viết về một miền đất (ví dụ: Phía tây Trường Sơn của Vũ Hùng, NXB Kim Đồng; Quê nội của Võ Quảng, NXB Kim Đồng;...).
Chuẩn bị.
– Lựa chọn sự việc mà em muốn thể hiện tình cảm, cảm xúc.
– Ghi chép lại những chi tiết nổi bật của sự việc, ghi ngắn gọn tình cảm, cảm xúc của em về những chi tiết đó.
Tìm ý.
G:
Mở đầu: Sự việc mà em muốn thể hiện tình cảm, cảm xúc là gì? Sự việc đó diễn ra khi nào? Ở đâu?
Triển khai: Em có tình cảm, cảm xúc gì về những chi tiết nổi bật của sự việc (khung cảnh, hoạt động, người tham gia,…)
Kết thúc: Nêu ý nghĩa của sự việc, khẳng định lại tình cảm, cảm xúc đối với sự việc.
Dựa vào các ý đã tìm được trong hoạt động Viết ở Bài 10, viết đoạn văn theo yêu cầu của đề bài.
Lưu ý:
- Nên dựa vào diễn biến của sự việc để thể hiện tình cảm, cảm xúc.
- Cách thể hiện tình cảm, cảm xúc:
+ Chọn chi tiết nổi bật của sự việc để thể hiện tình cảm, cảm xúc.
+ Sử dụng từ ngữ, câu văn thể hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc.
+ Kết hợp bộc lộ tình cảm, cảm xúc với kể, tả sự việc.
- Đoạn văn cần tập trung thể hiện tình cảm, cảm xúc về sự việc, tránh lạc sang kể chuyện hoặc miêu tả.
Trao đổi với người thân về một hoạt động của lớp hoặc của trường đã để lại cho em nhiều cảm xúc.
Đọc đoạn văn dưới đây và thực hiện yêu cầu.
Hôm nay, lớp tôi thảo luận về chủ điểm “Tiếp bước cha ông”. Một trong những ý kiến các bạn nêu ra là cần bảo vệ di sản của cha ông để lại. Tôi rất tán thành ý kiến này. Di sản là tài sản quý báu của cha ông, được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tôi và bạn nhìn thấy di sản qua di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, phong tục, lễ hội,... Vì sao phải giữ gìn di sản của cha ông để lại? Vì giữ gìn di sản của cha ông để lại chính là giữ gìn thành quả lao động của những thế hệ trước. Để có một công trình kiến trúc, một mái đình, ngôi chùa,... cha ông ta đã phải đổ biết bao mở hội, công sức lao động thậm chí cả xương máu. Biết bao khát vọng của người xưa được gửi gắm vào mỗi di sản đó. Từ những di sản của cha ông, chúng ta thấy lòng yêu quê hương, đất nước, tinh thần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Những giá trị ấy đã nối kết quá khứ với hiện tại. Tôi nghĩ bảo vệ di sản của cha ông để lại là trách nhiệm của thế hệ trẻ, trong đó có tôi và các bạn.
(Đăng Dương)
a. Đoạn văn trên nói về sự việc gì? Người viết có ý kiến thế nào về sự việc đó.
b. Xác định các phần (mở đầu, triển khai, kết thúc) của đoạn văn.
c. Chọn nội dung tương ứng với mỗi phần của đoạn văn.
d. Trong phần triển khai, người viết đã đưa ra lí do và những dẫn chứng nào để chứng minh ý kiến của mình là đúng?
Viết đoạn văn theo đề bài đã chọn.
G:
Đề 1
- Khung cảnh diễn ra sự việc (mưa bão, lũ lụt, sạt lở đất, hoả hoạn,...)
- Một số việc làm của các chú bộ đội (sơ tán người dân ra khỏi vùng thiên tai, bảo vệ tài sản của người dân...)
- *
Đề 2
- Không khí vui tươi, rộn ràng của Ngày hội thể thao.
- Một số hoạt động thể thao diễn ra trong hội thi (bóng đá, cầu lông, đá cầu, cờ vua,...) lôi cuốn người xem.
- *
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Đầu năm học mới, chúng em được học bài thơ Khi bé Hoa ra đời của nhà thơ Nguyễn Đức Mậu. Ngay từ đầu, lời thơ dịu dàng, âu yếm đã cuốn hút em. Em yêu những cánh cò nhẹ nhàng bay vào giấc ngủ, đậu trên vành nôi của em bé theo lời ru của mẹ. Em yêu đôi bàn tay của mẹ đan len thành áo, lấy bông làm tầm gối êm. Thật thú vị khi thấy những cánh bướm và trái cây chín hồng in trên gối, trên chăn, trên áo quần của bé như cùng từ bên ngoài bay vào với bé. Con búp bê bồng trở thành một người bạn cầm quà đến chơi. Ông trăng trên trời, đám mây, ngọn gió ghé vào thàm, thì thầm kể cho bé biết bao điều mới lạ. Bài thơ không có câu nào tả em bé nhưng vẫn hiện lên hình ảnh em nằm trong nôi, như chiếc búp trên cành, nhận được biết bao tình yêu mến. Đọc bài thơ, em thấy yêu thêm em bé của mình ở nhà và hiểu thêm về tình thương yêu mà cha mẹ đã dành cho mỗi đứa con.
1, Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của người viết về điều gì?
2, Những câu văn nào thể hiện các nội dung sau:
a, Giới thiệu bài thơ.
b, Nêu tình cảm, cảm xúc về những chi tiết, hình ảnh trong bài thơ.
c, Củng cố, nâng cao chủ đề của đoạn văn bằng cách liên hệ với thực tế.
Trao đổi với bạn về tình cảm, cảm xúc của em trước một sự việc (hoặc câu chuyện, bài thơ), chuẩn bị cho Bài viết 2.
Tìm ý và sắp xếp ý cho đoạn văn viết theo 1 trong 2 đề sau:
1, Nêu tình cảm, cảm xúc của em về một câu chuyện hoặc bài thơ đã học ở Bài 6 (Câu chuyện chiếc đồng hồ, trang 77; Tiếng chổi tre, trang 80-81).
2, Nêu tình cảm, cảm xúc của em về một việc làm đáng quý của bác bảo vệ (hoặc cô chú lao công, cô thủ thư,..) ở trường em.
Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu:
Em cảm thấy thật vui khi được cùng cô Tổng phụ trách và các bạn tham gia "Ngày hội trồng cây” ở trường sáng nay. Từ sáng sớm, vườn trường đã rộn rã tiếng nói cười. Dưới sự hướng dẫn của cô Tổng phụ trách, mỗi nhóm tự trồng một cây con. Có nhóm trồng cây hoa, có nhóm trồng cây thuốc, cũng có nhóm trồng cây ăn quả,... Cô chỉ cho chúng em cách đào hố, làm rào bảo vệ cây. Khuôn mặt các bạn ửng hồng, mồ hôi lấm tấm nhưng không ai thấy mệt. Có lẽ, mỗi bạn đều có những niềm vui riêng. Vui vì thực hiện được một hoạt động có ý nghĩa. Vui vì có thêm một kỉ niệm đẹp với cô giáo và bạn bè. Chắc hẳn, nhiều bạn cũng như em, vui khi nghĩ đến ngày những cây con được vun trồng hôm nay sẽ lớn, toả bóng ngát xanh. Và những cây ấy sẽ rì rào kể biết bao điều thân thương của chúng em dưới mái trường mến yêu này.
Ngân Anh
a. Câu văn mở đầu khẳng định điều gì?
b. Tìm các câu văn:
– Thể hiện cảm xúc của các bạn khi tham gia sự việc.
– Nói về niềm vui, ý nghĩa của sự việc đó đối với các bạn.
c. Câu cuối đoạn văn nói về điều gì?
Tìm ý và sắp xếp ý cho đoạn văn viết theo 1 trong 2 đề sau:
1, Nêu tình cảm, cảm xúc của em về một câu chuyện hoặc bài thơ đã học ở Bài 6 (Câu chuyện chiếc đồng hồ, trang 77; Tiếng chổi tre, trang 80-81).
2, Nêu tình cảm, cảm xúc của em về một việc làm đáng quý của bác bảo vệ (hoặc cô chú lao công, cô thủ thư,..) ở trường em.
Chia sẻ với bạn tình cảm, cảm xúc của em khi chứng kiến hoặc tham gia một việc làm góp phần bảo vệ môi trường.
Gợi ý:
a. Em đã chứng kiến hoặc tham gia việc làm nào góp phần bảo vệ môi trường?
- Tắt đèn để hưởng ứng "Giờ Trái Đất".
- Hưởng ứng cuộc vận động “Sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường".
- ?
b. Em có những suy nghĩ, cảm xúc gì khi chứng kiến hoặc tham gia việc làm đó?
- Về các hoạt động.
- Về những người tham gia.
- Về kết quả hoặc ý nghĩa của hoạt động.
- ?
c. Bày tỏ mong muốn hoặc hi vọng khi chứng kiến hoặc tham gia việc làm đó.
Dựa vào dàn ý đã lập ở tiết học trước, viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em trước một sự việc hoặc một câu chuyện, bài thơ.
Chia sẻ suy nghĩ của em về vị trạng nguyên đó.
Dựa vào dàn ý đã lập ở tiết học trước, viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em trước một sự việc hoặc một câu chuyện, bài thơ.
Tìm đọc truyện về một vị trạng nguyên của nước ta.
Tìm, sắp xếp và ghi lại những ý chính cho đoạn văn.
Gợi ý:
– Giới thiệu việc làm góp phần bảo vệ môi trường.
+ Đó là việc gì?
+ Việc đó diễn ra ở đâu?
+ Em chứng kiến hay tham gia việc đó?
+ Cảm nhận chung của em về việc làm đó như thế nào?
+ ?
– Bày tỏ tình cảm, cảm xúc của em:
+ Về cách tổ chức và thực hiện hoạt động.
+ Về lời nói, việc làm,... của những người tham gia.
+ ?
+ Về kết quả hoặc ý nghĩa của hoạt động.
- Bảy tỏ suy nghĩ, mong muốn của em khi chứng kiến hoặc tham hoạt động.
Chia sẻ với bạn bè hoặc người thân cảm xúc của em về bức tranh toàn cảnh Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Chọn 1 trong 2 đề sau:
a, Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em về sự việc trong bài đọc Người chăn dê và hàng xóm (trang 108 – 109)
b, Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em về sự việc trong bài đọc Chuyện nhỏ trong lớp học (trang 112 - 113)
Viết 1 – 2 câu giới thiệu và nêu cảm nhận chung về một việc làm góp phần bảo vệ môi trường mà em đã chứng kiến hoặc tham gia.
Viết đoạn văn dựa vào kết quả bài tập 1 trang 68 và các gợi ý:
Câu mở đầu: Giới thiệu việc làm góp phần bảo vệ môi trường:
– Tên, thời gian, địa điểm,... diễn ra việc làm.
– Ấn tượng chung của em.
-?
Các câu tiếp theo:
– Thể hiện tình cảm, cảm xúc:
+ Về công việc, thái độ,... của mọi người.
+ Về ý nghĩa của việc làm.
+?
– Những mong ước cho tương lai.
– Những điều bản thân sẽ thay đổi nhờ tác động của việc làm đó.
-?
Câu kết thúc: Khẳng định tình cảm, cảm xúc,... đối với sự việc.
Tìm hiểu và giới thiệu với người thân về một bức tranh Đông Hồ mà em thích.
Viết đoạn văn bày tỏ tình cảm, cảm xúc về một ngày hội được tổ chức ở trường em.
Gợi ý:
Câu mở đầu: Giới thiệu và nêu cảm xúc khi được tham gia ngày hội.
- Hội diễn văn nghệ
- Hội khoẻ Phù Đổng
- Ngày hội đọc sách
Các câu tiếp theo:
Bày tỏ tình cảm, cảm xúc của em:
+ Về các hoạt động diễn ra trong ngày hội.
+ Về công việc, thái độ của mọi người khi tham gia ngày hội.
+?
Câu kết thúc:
– Khẳng định ý nghĩa của ngày hội đối với học sinh.
– Bày tỏ suy nghĩ hoặc mong muốn sau khi tham gia ngày hội.
Tìm hiểu và giới thiệu về một hoạt động vì hoà bình.
- Trại hè thiếu nhi quốc tế
- Thi vẽ tranh chủ đề hoà bình
- ?
Góp ý và chỉnh sửa.
– Các ý có được sắp xếp hợp lí và phù hợp với bố cục của đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc không?
– Có thể hiện được tình cảm, cảm xúc về những chi tiết nổi bật của sự việc không?