Tìm một từ ngữ có tác dụng nối thay cho □ để liên kết các câu trong mỗi đoạn văn sau:
a. Trời đang nắng chang chang. □ mây đen ùn ùn kéo đến. Bầu trời tối sầm lại. □ mưa ào ào trút xuống.
Theo Hương Nhi
b. Mùa đông, những cành bàng khẳng khiu, trụi lá. □ khi mùa xuân đến, mỗi đầu cành bật ra một mầm bé xíu, xanh non. □ những mầm xanh ấy cứ mỗi ngày một lớn, xanh bóng dưới ánh mặt trời.
Theo Thuỵ Quân
Em đọc kĩ các câu trong đoạn văn để tìm từ ngữ phù hợp.
a. Trời đang nắng chang chang. Bỗng mây đen ùn ùn kéo đến. Bầu trời tối sầm lại. Đồng thời, mưa ào ào trút xuống.
b. Mùa đông, những cành bàng khẳng khiu, trụi lá. Nhưng khi mùa xuân đến, mỗi đầu cành bật ra một mầm bé xíu, xanh non. Và những mầm xanh ấy cứ mỗi ngày một lớn, xanh bóng dưới ánh mặt trời.
Các bài tập cùng chuyên đề
Đọc đoạn văn dưới đây và thực hiện yêu cầu.
Trên con đường từ nhà đến trường, tôi phải đi qua Hồ Gươm. Lúc có bạn thì chuyện trò tíu tít, có khi đuổi nhau suốt dọc đường. Nhưng khi đi một mình, tôi thích ôm cặp vào ngực, nhìn lên các vòm cây, vừa đi vừa lẩm nhẩm ôn bài. Vì thế, tôi thường là đứa phát hiện ra bông hoa đầu tiên nở trên cây gạo trước đền Ngọc Sơn. Rồi bông nọ gọi bông kia, bông nọ ganh bông kia, chỉ vài hôm sau, cây gạo đã như một cây đuốc lớn cháy rừng rực giữa trời.
(Theo Vân Long)
a. Nhận xét về vị trí của các từ ngữ in đậm trong câu.
b. Nêu tác dụng của những từ ngữ đó trong đoạn văn.
Chọn từ ngữ (cuối cùng, tiếp theo, sau đó, đầu tiên) thay cho bông hoa để tạo sự liên kết giữa các câu trong đoạn văn.
(1) Quy trình làm cốm gồm nhiều công đoạn. (2) *, người ta gặt lúa non về để tuốt và lấy hạt. (3) *, họ đãi lúa qua nước để loại bỏ các hạt lép. (4) *, hạt lúa được rang và giã thành cốm. (5) *, người ta sàng sảy cảm thật kĩ và để trong những chiếc thúng nhỏ lót lá sen.
(Theo Ngọc Hà)
Tìm các từ ngữ nối thay cho bông hoa để tạo sự liên kết giữa các câu.
a. Ở miền Bắc, Tết đến, hoa đào nở rộ. * ở miền Nam, khi Tết về, hoa mai khoe sắc.
b. Đến Huế, du khách thích được ngắm cảnh trên sông Hương. *, mọi người còn mong muốn được thưởng thức ẩm thực Huế.
c. Nhiều người thích cốm làng Vòng vì nhiều lí do. Thứ nhất, cốm ở đây rất ngon. *, cốm còn là hình ảnh gợi liên tưởng đến mùa thu Hà Nội.
d. Đi du lịch ở miền Tây Nam Bộ, du khách sẽ có những trải nghiệm thú vị với nhiều hoạt động hấp dẫn như: chèo xuồng ba lá, đi cầu khỉ, thăm các chợ nổi. *, du khách còn có thể thoả thích hái trái cây khi ghé thăm các miệt vườn.
Viết đoạn văn (3 – 5 câu) về một địa điểm du lịch hoặc khu di tích lịch sử mà em biết, trong đó có sử dụng từ ngữ nối để liên kết câu.
Viết một đoạn văn dựa vào các ý dưới đây, trong đó có sử dụng các từ ngữ: đầu tiên, tiếp theo, sau đó, cuối cùng.
Các từ im đậm trong đoạn văn sau có tác dụng gì?
Cánh rừng tĩnh mịch đến lạ thường. Tưởng rằng cuộc sống nơi đây như đang ngừng trôi. Nhưng tôi biết, chính lúc này, những hạt cây nằm trong lòng đất đã bắt đấu của mình. Thậm chí, vài cái mầm bé xíu đã chui ra khỏi vỏ, lặng lẽ nhỏ lên.
Tìm biện pháp nối trong các đoạn văn sau:
a, Bãi ngô quê em ngày càng xanh tốt. Mới dạo nào, những cây ngô còn lấm tấm như mạ non. Thế mà chỉ ít lâu sau, ngô đã thành cây rung rung trước gió và ánh nắng. Những lá ngô rộng dài, trổ mạnh mẽ, nõn nà.
b, Một em nhỏ biết cảm thụ vẻ đẹp của thiên nhiên thường không thờ ơ với đời sống con người. Do vậy, khi viết về con chó, con chim sẻ thôn thuộc hàng ngày, hoặc về cây gạo, cây mướp, về rừng và biển, tôi cố gắng giúp các bạn đọc nhỏ tuổi tìm thấy và đẹp bên trong của cảnh và vật, từ đó mà biết suy rộng ra.
Viết một đoạn văn ngắn bày tỏ cảm xúc của em khi đọc bài thơ Ngày hội của Định Hải, trong đoạn văn có sử dụng biện pháp nối để liên kết câu. Chỉ ra biện pháp nối trong đoạn văn của em.
Tìm biện pháp nối trong hai đoạn văn dưới đây:
a, Miêu tả một em bé hoặc một chú mèo, một cái cây, một dòng sông mà ai cũng miêu tả giống nhau thì không ai thích đọc. Vì vậy, ngay trong quan sát để miêu tả, người viết phải tìm ra cái mới, cái riêng.
b, Sa Thèn quả là một tay sành chơi ngựa. Con Ô của cậu vọt lên trước Mai Hoa một thân. Nhưng chỉ có thể thôi, không xa hơn được nữa. Ngược lại, về sau, con Mai Hoa lại êm ái lướt tới, vèo một cái qua mặt con Ô.
Thay mỗi kí hiệu * trong đoạn văn dưới đây bằng một kết từ phù hợp:
Trên con đường từ nhà đến trường, tôi phải đi qua bờ Hồ Gươm. Lúc có bạn thì chuyện trò tíu tít, có khi đuổi nhau suốt dọc đường. * khi đi một mình, tôi thích ôm cặp vào ngực, nhìn lên các vòm cây, vừa đi vừa lẩm nhẩm ôn bài. *, tôi thường là đứa phát hiện ra bông hoa gạo đầu tiên nở trên cây gạo trước đền Ngọc Sơn. * bông nọ gọi bông kia, bông nọ ganh bông kia, chỉ vài hôm sau, cây gạo đã như một cây đuốc lớn cháy rừng rực giữa trời.
Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người chiến sĩ Việt Nam trong bài thơ Cô gái mũ nồi xanh, trong đoạn văn có sử dụng biện pháp nối để liên kết câu.
Các câu trong đoạn văn dưới đây liên kết với nhau bằng cách phối hợp những biện pháp nào?
Đối với người nguyên thuỷ, dường như không có gì khó hơn việc đếm một đàn hươu đông đúc. Tuy nhiên, đếm thời gian còn là một công việc khó khăn hơn nhiều. Công cụ duy nhất thích hợp cho việc này mà những người nguyên thuỷ tìm ra là Mặt Trời. Dựa vào việc nó đang ở trên cao hay bắt đầu ngả về đường chân trời, họ có thể ước tính được rằng vẫn còn thời gian để đi săn tiếp hay đã đến lúc về nhà.
Đọc các đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu:
a. Mùa xuân xuất hiện trên những chồi non lắm tắm. Cùng với mùa xuân là những hạt mưa bụi và hương bưởi, hương cau xôn xao. Nhưng bầy chim én vẫn vắng bóng vì chúng còn mải chơi ở tận phương nam. Đến khi chi gió gọi nhắc, chúng mới sực nhớ ra mình là sứ giả của mùa xuân. Thế là lũ én ríu rít nổi đuôi nhau trở về.
Vô Thu Hương
b. Sàn nhà rộng của người Ba Na cách mặt đất khoảng hai mét. Họ làm cầu thang dành cho nam ở bên trái, cầu thang dành cho nữ ở bên phải. Ngoài ra, ở chính giữa còn có cầu thang dành cho già làng.
Tô Kiến
– Mỗi từ ngữ được in đậm trong từng đoạn văn có tác dụng gì?
– Tìm thêm từ ngữ khác có tác dụng như các từ ngữ in đậm trong từng đoạn văn.
Xác định các từ ngữ có tác dụng nối được dùng để liên kết các câu trong đoạn văn sau:
Ông tớ bảo nếu như cánh đồng là bộ mặt của làng, núi đồi là sức vóc của làng, thì con suối chính là linh hồn của làng. Còn bố tớ thì kể từ thời bố còn nhỏ đến giờ, con suối đã thay đổi nhiều rồi vì mùa mưa lũ suối lại bồi bên này và lở bên kia. Nhưng bụng suối vẫn chứa đầy tôm cá, chứa nước mát lành. Không những thế, bụng suối còn chứa cả những viên sỏi, viên đá lấp lánh thật đẹp.
Theo Văn Thành Lê
Viết 3 – 4 câu về sự thay đổi của bầu trời, cây cối,... khi mùa xuân đến, trong đó có sử dụng từ ngữ có tác dụng nối để liên kết các câu. Chỉ rõ các từ ngữ đã được sử dụng.
Các từ in đậm trong đoạn văn sau có tác dụng gì? Đánh dấu v vào ô trước ý đúng.
Cánh rừng tĩnh mịch đến lạ thường. Tưởng rằng cuộc sống nơi đây như đang ngừng trôi. Nhưng tôi biết, chính lúc này, những hạt cây nằm trong lòng đất đã bắt đầu cựa mình. Thậm chí, vài cái mầm bé xíu đã chui ra khỏi vỏ, lặng lẽ nhô lên.
Tránh lặp từ. |
|
Làm cho câu văn có hình ảnh. |
|
Liên kết các câu trong đoạn văn. |
|
Cung cấp thêm thông tin về cảnh vật. |
Gạch dưới các từ ngữ thể hiện biện pháp nối trong các đoạn văn sau:
a) Bãi ngô quê em ngày càng xanh tốt. Mới dạo nào, những cây ngô còn lấm tấm như mạ non. Thế mà chỉ ít lâu sau, ngô đã thành cây rung rung trước gió và ánh nắng. Những lá ngô rộng dài, trổ mạnh mẽ, nõn nà.
b) Một em nhỏ biết cảm thụ vẻ đẹp của thiên nhiên thường không thờ ơ với đời sống con người. Do vậy, khi viết về con chó, con chim sẻ thân thuộc hằng ngày, hoặc về cây gạo, cây mướp, về rừng và biển, tôi cố gắng giúp các bạn đọc nhỏ tuổi tìm thấy vẻ đẹp bên trong của cảnh và vật, từ đó mà biết suy rộng ra.
Viết một đoạn văn ngắn bày tỏ cảm xúc của em khi đọc bài thơ Ngày hội của Định Hải, trong đoạn văn có sử dụng biện pháp nối để liên kết câu. Gạch dưới từ ngữ thể hiện biện pháp nối trong đoạn văn của em.
Gạch dưới kết từ hoặc từ ngữ khác có tác dụng liên kết câu tương tự kết từ trong hai đoạn văn dưới đây.
a) Miêu tả một em bé hoặc một chú mèo, một cái cây, một dòng sông mà ai cũng miêu tả giống nhau thì không ai thích đọc. Vì vậy, ngay trong quan sát để miêu tả, người viết phải tìm ra cái mới, cái riêng.
b) Sa Thèn quả là một tay sành chơi ngựa. Con Ô của cậu vọt lên trước Mai Hoa một thân. Nhưng chỉ có thể thôi, không xa hơn được nữa. Ngược lại, về sau, con Mai Hoa lại êm ái lướt tới, vào một cái qua mặt con Ô.
Viết kết từ phù hợp (rồi, vì thế, nhưng) vào mỗi chỗ trống để hoàn thiện đoạn văn dưới đây.
Trên con đường từ nhà đến trường, tôi phải đi qua bờ Hồ Gươm. Lúc có bạn thì chuyện trò tíu tít, có khi đuổi nhau suốt dọc đường. …………khi đi một mình, tôi thích ôm cặp vào ngực, nhìn lên các vòm cây, vừa đi vừa lẩm nhẩm ôn bài…………tôi thường là đứa phát hiện ra bông hoa gạo đầu tiên nở trên cây gạo trước đền Ngọc Sơn. ………….bông nọ gọi bông kia, bông nọ ganh bông kia, chỉ vài hôm sau, cây gạo đã như một cây đuốc lớn cháy rừng rực giữa trời.
Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người chiến sĩ Việt Nam trong bài thơ Cô gái mũ nồi xanh, trong đoạn văn có sử dụng biện pháp nối để liên kết câu. Gạch dưới từ ngữ thể hiện biện pháp nối.