Đường glucose là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho hoạt động sống của con người. Đường glucose có công thức hóa học là C6H12O6.
Hãy cho biết:
a) Glucose được tạo thành từ những nguyên tố nào?
b) Khối lượng mỗi nguyên tố trong 1 phân tử glucose là bao nhiêu?
c) Khối lượng phân tử glucose là bao nhiêu?
a) Phần chữ của công thức hóa học: kí hiệu hóa học của các nguyên tố tạo thành chất
b) Khối lượng mỗi nguyên tố = khối lượng nguyên tử x chỉ số của nguyên tố đó
c) Khối lượng phân tử = tổng khối lượng của các nguyên tố tạo nên phân tử
a) Glucose được tạo thành từ những nguyên tố: C, H và O
b)
- Nguyên tố C: Có 6 nguyên tử C (khối lượng nguyên tử: 12 amu)
=> Khối lượng nguyên tố C trong 1 phân tử glucose = 12 amu x 6 = 72 amu
- Nguyên tố H: Có 12 nguyên tử H (khối lượng nguyên tử: 1 amu)
=> Khối lượng nguyên tố H trong 1 phân tử glucose = 1 amu x 12 = 12 amu
- Nguyên tố O: Có 6 nguyên tử O (khối lượng nguyên tử: 16 amu)
=> Khối lượng nguyên tố O trong 1 phân tử glucose = 16 amu x 6 = 96 amu
c)
Khối lượng phân tử glucose = khối lượng nguyên tố C + khối lượng nguyên tố H + khối lượng nguyên tố O
= 72 amu + 12 amu + 96 amu = 180 amu
Các bài tập cùng chuyên đề
Cho các miếng bìa ghi kí hiệu hóa học của các nguyên tố C, O, Cl, H như hình dưới đây. Mỗi miếng bìa tượng trưng cho một nguyên tử. Hãy ghép các miếng bìa H với các miếng bìa khác sao cho phù hợp.
Hãy cho biết mỗi nguyên tử C, O, Cl ghép được với tối đa bao nhiêu nguyên tử H. Dùng kí hiệu hóa học và các chữ số để mô tả trong những miếng ghép thu được có bao nhiêu nguyên tử của mỗi nguyên tố
Quan sát hình 6.1, hãy so sánh hóa trị của nguyên tố và số electron mà nguyên tử của nguyên tố đã góp chung để tạo ra liên kết
Quan sát hình 6.3 và xác định hóa trị của C và O trong khí carbonic
1. Dựa vào hóa trị của các nguyên tố trong bảng 6.1 và quy tắc hóa trị, hãy cho biết mỗi nguyên tử Mg có thể kết hợp được với bao nhiêu nguyên tử Cl.
2. Nguyên tố A có hóa trị III, nguyên tố B có hóa trị II. Hãy tính tỉ lệ nguyên tử của A và B trong hợp chất tạo thành từ 2 nguyên tố đó.
Cho công thức hóa học của một số chất như sau:
a) N2 (nitrogen)
b) NaCl (sodium chloride)
c) MgSO4 (magnesium sulfate)
Xác định nguyên tố tạo thành mỗi chất và số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong phân tử
Viết công thức hóa học của các chất:
a) Sodium sulfide, biết trong phân tử có 2 nguyên tử Na và 1 nguyên tử S
b) Phosphoric acid, biết trong phân tử có 3 nguyên tử H, 1 nguyên tử P và 4 nguyên tử O
Viết công thức hóa học cho các chất được biểu diễn bằng những mô hình sau. Biết mỗi quả cầu biểu diễn cho 1 nguyên tử
Calcium carbonate là thành phần chính của đá vôi, có công thức hóa học là CaCO3. Tính phần trăm khối lượng của mỗi nguyên tố trong hợp chất trên
Các hợp chất của calcium có nhiều ứng dụng trong đời sống:
- CaSO4 là thành phần chính của thạch cao. Thạch cao được dùng để đúc tượng, sản xuất các vật liệu xây dựng…
- CaCO3 là thành phần chính của đá vôi. Đá vôi được dùng nhiều trong công nghiệp sản xuất xi măng
- CaCl2 được dùng để hút ẩm, chống đóng băng tuyết trên mặt đường ở xứ lạnh
Hãy tính phần trăm khối lượng của calcium trong các hợp chất trên
Hãy lập công thức hóa học của những chất tạo thành từ các nguyên tố:
a) C và S
b) Mg và S
c) Al và Br
Biết hóa trị của các nguyên tố như sau:
Nguyên tố |
C |
S |
Mg |
Al |
Br |
Hóa trị |
IV |
II |
II |
III |
I |
Một số chất có công thức hóa học như sau: BaSO4, Cu(OH)2, ZnSO4
Dựa vào bảng 6.2, tính hóa trị của các nguyên tố Ba, Cu, Zn trong các hợp chất trên.
Viết công thức hóa học và tính khối lượng phân tử của các hợp chất sau:
a) Calcium oxide (vôi sống), biết trong phân tử có 1 Ca và 1 O
b) Hydrogen sulfide, biết trong phân tử có 2 H và 1 S
c) Sodium sulfate, biết trong phân tử có 2 Na, 1 S và 4 O
a) Nêu ý nghĩa của công thức hóa học
b) Mỗi công thức hóa học sau đây cho biết những thông tin gì?
Na2CO3, O2, H2SO4, KNO3
1. Khí carbon dioxide luôn có thành phần như sau: cứ 1 phần khối lượng carbon có tương ứng 2,667 phần khối lượng oxygen. Hãy lập công thức hóa học của khí carbon dioxide, biết khối lượng phân tử của nó là 44 amu
2. Hãy lập công thức phân tử của khí hydrogen sulfide, biết lưu huỳnh trong hợp chất này có hóa trị II. Tính thành phần phần trăm về khối lượng của lưu huỳnh và của hydrogen trong hợp chất đó.
Sơ đồ sau mô tả sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử HCl:
Xác định hóa trị của chlorine trong hợp chất trên
Tìm hiểu về quy tắc hóa trị
Thảo luận nhóm, hoàn thành bảng mẫu và thực hiện các yêu cầu sau:
1. Xét phân tử H2S, hãy so sánh tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố lưu huỳnh với tích chỉ số và hóa trị của nguyên tố hydrogen
2. Đối với phân tử CH4, thực hiện tương tự như với phân tử H2S. Em hãy so sánh về tích của chỉ số và hóa trị của các nguyên tố thành phần
1. Xác định hóa trị của lưu huỳnh trong hợp chất sulfur dioxide (một nguyên tử S liên kết với hai nguyên tử O)
2. Hãy xác định hóa trị của carbon trong hợp chất methane có trong hình 5.3b
3. Dựa vào quy tắc hóa trị và Bảng 7.2, cho biết công thức hóa học của potassium oxide là KO hay K2O
Ở hình bên, ta thấy 1 nguyên tử carbon liên kết với 4 nguyên tử hydrogen hoặc chỉ liên kết với 2 nguyên tử oxygen; 1 nguyên tử oxygen liên kết được với 2 nguyên tử hydrogen;… Các nguyên tử liên kết với nhau theo nguyên tắc nào? Bằng cách nào để lập được công thức hóa học của các chất?
Hãy cho biết mỗi nguyên tử của nguyên tố Cl, S, P, C trong các phân tử ở Hình 7.1 có khả năng liên kết với bao nhiêu nguyên tử H
Xác định hóa trị của các nguyên tố Cl, S, P trong các phân tử ở Hình 7.1