Lòng căm thù giặc của người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc được tác giả thể hiện trong tác phẩm như thế nào?
Đọc kỹ phần Lung khởi để thấy được tội ác của kẻ thù với nhân dân ta.
Cách 1
Tác giả liệt kê ra hàng loạt những tội ác của kẻ thù bằng những lời văn đanh thép “trông tin quan như trời hạn trông mưa”… Triều đình đã dần đầu hàng Pháp, những bậc được cho là quan phụ mẫu của dân dần trở thành tay sai cho chúng cùng vơ vét, đàn áp nhân dân. Bởi vậy người dân không chỉ căm ghét triều đình mà còn căm phẫn cả những bè lũ tay sai nhà Nguyễn, tinh thần ấy được thể hiện rõ nét qua câu “Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ”…
Họ căm thù bọn giặc bán nước và lũ cướp nước, bởi vậy họ vùng dậy đấu tranh với mong muốn bảo vệ được giang sơn bờ cõi của dân tộc. Tinh thần ấy dường như ta cũng đã bắt gặp trong tác phẩm Hịch Tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn những lời văn sôi sục tinh thần chiến đấu vì độc lập của đất nước. Điều đó thể hiện một truyền thống từ xưa đến nay, người dân Việt Nam đều mang trong mình tinh thần sôi sục lòng yêu nước, sự căm ghét và ý chí chiến đấu quyết tâm bảo vệ Tổ quốc ta của nhân dân, nó đều xuất phát từ một lòng yêu nước, thương dân sâu sắc của dân tộc.
Cách 2Người dân không chỉ căm ghét triều đình mà còn căm phẫn cả những bè lũ tay sai nhà Nguyễn, tinh thần ấy được thể hiện rõ nét qua câu “Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ”…
Bởi vậy họ vùng dậy đấu tranh với mong muốn bảo vệ được giang sơn bờ cõi của dân tộc. Tinh thần ấy dường như ta cũng đã bắt gặp trong tác phẩm Hịch Tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn
Cách 3Thông qua phần Lung khởi, tác giả đã hồi tưởng lại hình tượng người nông dân nghĩa sĩ với những phẩm chất cần cù, lam lũ, đặc biệt là tinh thần căm thù giặc sâu sắc: “Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ”. Những câu văn gợi liên tưởng đến những tinh thần sục sôi chiến đấu của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn trong tác phẩm “Hịch tướng sĩ”: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”. Như vậy, qua những động từ mạnh như “ăn gan”, “cắn cổ”, chúng ta có thể thấy được tinh thần căm thù giặc sâu sắc của người nông dân khi chứng kiến giặc ngoại xâm xâm chiếm bờ cõi.
Các bài tập cùng chuyên đề
Hãy kể vắn tắt hiểu biết của bạn về một tấm gương đã anh dũng hy sinh vì nền độc lập tự chủ của dân tộc trong thời kỳ chống thực dân Pháp xâm lược.
Theo bạn, việc tưởng nhớ và tôn vinh những người đã hi sinh cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc có ý nghĩa như thế nào trong việc giáo dục thế hệ trẻ hôm nay?
Chú ý cách ngắt nhịp câu văn biền ngẫu trong văn bản Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
Hoàn cảnh xuất thân nghèo khó của nghĩa binh trong văn bản Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
Thái độ của nghĩa binh đối với bọn cướp nước trong văn bản Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
Tinh thần chiến đấu quả cảm của nghĩa binh. Chú ý các hình ảnh đối lập trong văn bản Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
Chú ý giọng văn trầm hùng, âm hưởng bi tráng trong văn bản Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
Chú ý cảm xúc xót thương trong văn bản Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
Ngợi ca tinh thần và sự hy sinh anh dũng của nghĩa binh trong văn bản Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
Căn cứ vào hiểu biết chung về cấu trúc nội dung thể văn tế, hãy xác định bố cục và nêu nội dung chính của mỗi phần trong văn bản Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
Câu văn mở đầu “Súng giặc đất rền; Lòng dân trời tỏ." có ý nghĩa như thế nào trong việc thể hiện tư tưởng chung của bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
Liệt kê các động từ mà tác giả đã sử dụng để thể hiện tinh thần chiến đấu dũng cảm của các nghĩa sĩ Cần Giuộc trong đoạn 2 của văn bản. Nêu nhận xét về cách sử dụng các động từ này.
Trong văn bản Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, tinh thần chiến đấu anh dũng của người nghĩa sĩ nông dân trong trận quyết chiến tấn công đồn giặc được tác giả hiểu như thế nào?
Từ câu 16 đến câu 25 trong văn bản Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, tác giả đã nhìn nhận ra sao về hành động xả thân vì nghĩa của người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc.
Ý nghĩa của sự hi sinh và tình cảm của nhân dân dành cho người nghĩa sĩ được tác giả thể hiện trong phần cuối bài thơ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (từ “Ôi thôi thôi! Đến hết) gợi cho bạn những suy nghĩ gì về lẽ sống?
Khái quát những nét đặc sắc về phương diện nghệ thuật của Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu suy nghĩ của mình về "lựa chọn và hành động" của nghĩa sĩ Cần Giuộc khi đối đầu với kẻ thù xâm lược
Cho biết nội dung các câu văn dưới đây trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là đúng hay sai (kẻ bảng vào vở để đánh dấu):
Những từ ngữ, hình ảnh nào cho thấy hoàn cảnh xuất thân nghèo khó và cuộc sống cơ cực của người nghĩa sĩ trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
Đọc Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, thống kê các câu văn có hai vế thể hiện quan hệ đối lập về nghĩa. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đối được tác giả sử dụng ở các câu văn đó.
Đọc Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, giải thích nghĩa của ba trong số các thành ngữ có trong đoạn văn. Việc sử dụng các thành ngữ ấy (trong từng câu văn) có ý nghĩa cụ thể như thế nào?
Đọc Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, phân tích giá trị biểu đạt của điển cố “xa thư” (“một mối xa thư đồ sộ”) và hình ảnh “hai vầng nhật nguyệt chói lòa” trong việc thể hiện quan niệm của người nghĩa binh về chủ quyền quốc gia.
Đọc Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc và cho biết theo bạn, ý thức về vận mệnh đất nước và tinh thần tự nguyện dấn thân của người nghĩa sĩ nông dân có mâu thuẫn với thân phận nhỏ bé và cuộc đời cơ cực của họ hay không? Vì sao?
Đọc Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc và cho biết nội dung các câu văn dưới đây là đúng hay sai (kẻ bảng vào vở để đánh dấu):
Liệt kê và chỉ ra tác dụng của các cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ đối lập giữa hoàn cảnh, điều kiện trang bị với tinh thần chiến đấu của người nghĩa binh trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
Đọc Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc và cho biết “Không khí chiến trận” được tác giả miêu tả trong đoạn văn như thế nào?
Câu 20 trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc đã phản ánh suy nghĩ của người nghĩa sĩ nông dân về quốc gia, dân tộc như thế nào?
Đọc Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc và phân tích giá trị biểu cảm của hệ thống từ ngữ, hình ảnh được tác giả sử dụng để nói về nỗi đau thương, mất mát sau trận công đồng.
Âm hưởng bi tráng của tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được thể hiện cụ thể trong phần này như thế nào?