Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách Chủ điểm Đất nước ngàn năm
(a) Tìm đọc bài thơ, bài ca dao hoặc lời bài hát:
Gợi ý:
(b) Ghi chép và trang trí Nhật kí đọc sách:
c. Cùng bạn chia sẻ:
– Bài thơ, bài ca dao hoặc lời bài hát đã đọc.
− Nhật kí đọc sách.
– Hình ảnh so sánh hoặc nhân hoá em thích.
- ?
d. Thi “Nghệ sĩ nhí": Đọc và chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của em về bài thơ, bài ca dao hoặc lời bài hát.
e. Ghi chép những điều em tâm đắc về một bài thơ, bài ca dao hoặc lời bài hát được bạn chia sẻ.
Em tìm đọc bài thơ, bài ca dao hoặc lời bài hát và hoàn thành theo yêu cầu.
Em tìm đọc bài thơ, bài ca dao hoặc lời bài hát và hoàn thành theo yêu cầu.
Ví dụ:
- Bài thơ: Đất nước
- Tác giả: Nguyễn Đình Thi
- Hình ảnh so sánh hoặc nhân hóa:
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng lòa.
- Tình cảm, cảm xúc của em: Bài thơ đã khơi gợi cho em tình yêu đất nước cao cả. Đồng thời em còn hiểu được rằng các thế hệ mai sau nên biết rằng chúng ta đã trải qua những cuộc chiến tranh đau thương để bảo vệ Tổ quốc và nhân dân. Để đổi lại sự hy sinh của những người đã hy sinh trong cuộc chiến tranh này, chúng ta phải tiếp tục xây dựng và phát triển đất nước, tạo dựng một nước Việt Nam giàu mạnh và phát triển, một nước Việt Nam mà tất cả nhân dân trên thế giới ngưỡng mộ và kính trọng.
Các bài tập cùng chuyên đề
Chia sẻ 2 – 3 điều mà em biết về Thủ đô Hà Nội dựa vào gợi ý:
- Danh lam thắng cảnh
- Di tích lịch sử
- ?
Đọc bài thơ:
Ngàn lời sử xanh
Mưa vừa gieo hạt đầy cây
Chồi non mở mắt chờ ngày lên xanh
Phố phường như một bức tranh
Bao nhiêu hương sắc xây thành mùa xuân.
Bạn ơi! Phố đã ngàn năm
Vẫn luôn tươi thắm trong ngàn vươn xa
Con đường tươi thắm mùa hoa
Nâng niu từng bước chân ta đến trường.
Sáng bừng trang sách yêu thương
Soi lên biếc cả mặt gương Tây Hồ
Trời xanh Tháp Bút đề thơ
Chuông chùa Trấn Vũ đến giờ còn vang.
Tìm về giữa phố Hàng Ngang
Bác Hồ viết bản sử vàng nước ta
Tự do, độc lập muôn nhà
Mùa thu lồng lộng cờ hoa Ba Đình.
Xuân về trên khắp phố minh
Nắng đơm áo mới, đẹp xinh rạng ngời
Bạn bè sánh bước dạo chơi
Cùng nghe phố kể ngàn lời sử xanh.
Lữ Mai
Hàng Ngang: tên một con phố ở Hà Nội.
Con phố sau cơn mưa mùa xuân có gì đẹp?
"Trang sách yêu thương" nhắc đến những địa danh nào? Mỗi địa danh đó được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?
Khổ thơ 4 gợi cho em nhớ đến những sự kiện lịch sử nào?
Hình ảnh phố phường được tả trong khổ thơ cuối gợi cho em suy nghĩ, cảm xúc gì?
Xếp các câu trong đoạn văn sau vào nhóm thích hợp.
(1) Mùa hè đi qua những nương ngô, để lại vô số đốm nắng lấm tấm. (2) Lá ngô bỗng xanh đậm đà và những khóm hoa dại bắt đầu khoe cánh mỏng. (3) Nắng hè hong khô những giọt mưa vội vã trên mấy cánh hoa sim tím ngát. (4) Trong những khe đá nhỏ, lũ cá suối mải mê đuổi theo bóng nắng, lũ cua rủ nhau ngó ra khỏi cửa hang.
Phương Hà
Câu đơn |
Câu ghép |
………………………………………………………… |
………………………………………………………… |
Xác định cách nối các vế câu trong mỗi câu ghép tìm được ở bài tập 1.
|
Cách nối các vế câu |
Câu số ………… |
……………………………………………… |
Câu số ………… |
……………………………………………… |
Ghép hai câu đơn trong mỗi trường hợp sau thành một câu ghép rồi viết vào chỗ trống bằng cách dùng cặp từ hô ứng phù hợp.
a. Mưa lớn. Nước sông dâng cao
b. Gà mẹ túc túc đi đến. Đàn gà con lon ton chạy theo đến.
c. Tiếng trống vang lên. Các bạn học sinh xếp hàng ngay ngắn.
Viết đoạn văn (từ 4 - 5 câu) nói về nội dung của bức tranh sau, trong đó có ít nhất một câu ghép.
Viết đoạn văn tả hoạt động quen thuộc của một người lao động khi đang làm việc dựa vào gợi ý (SGK, tr.55)