Ghi lại 3 – 5 từ ngữ dùng để miêu tả lá cây trong bài đọc “Rừng xuân” mà em thích dựa vào gợi ý:
- Từ
- Nghĩa của từ
- Lí do mà em thích
Em dựa vào bài đọc “Rừng xuân” để ghi lại 3-5 từ ngữ dùng để miêu tả lá cây theo gợi ý.
- Từ: xanh sẫm, xanh mờ mờ, xanh rờn,…
- Nghĩa của từ: miêu tả mức độ của màu xanh.
- Lí do em thích: Vì màu xanh với nhiều sắc độ khi miêu tả cây cối giúp cây trở nên có sắc độ, tầng lớp hơn, tả được kĩ hơn từng loài cây giúp người đọc dễ hình dung.
Các bài tập cùng chuyên đề
Cùng bạn hỏi đáp về màu sắc của các sự vật trong tự nhiên.
- Bầu trời
- Biển cả
- ?
Rừng xuân
Rừng hôm nay như một ngày hội của màu xanh, màu xanh với nhiều sắc độ đậm nhạt, dày mỏng khác nhau. Những mầm cây bụ bẫm còn đang ở màu nâu hồng chưa có đủ chất diệp lục để chuyển sang màu xanh. Những lá cời non mới thoáng một chút xanh vừa ra khỏi màu nâu vàng. Những lá sưa mỏng tang và xanh rờn như một thứ lụa xanh màu ngọc thạch với những chùm hoa li ti và trắng như những hạt mưa bay. Những chiếc lá ngoã non to như cái quạt lọc ánh sáng xanh mờ mờ. Tất cả những sắc xanh non tơ ấy in trên nền xanh sẫm đậm đặc của những tán lá già, của những cây quéo, cây vải, cây dâu da, cây đa, cây chùm bao...
Giữa những đám lá sòi xanh, có những đốm lá già còn rớt lại đỏ như những viên hồng ngọc. Lác đác trên nhiều cành, còn có những chiếc lá già đốm vàng, đốm đỏ, đốm tím, và kia, ở tận cuối xa, những chùm hoa lại vàng lên chói chang như những ngọn lửa thắp sáng cả một vùng.
Nắng đậm dần lên chiếu qua các tầng lá đủ màu sắc rọi xuống tạo ra một vùng ánh sáng mờ tỏ chỗ lam, chỗ hồng, có chỗ nắng chiếu vào những hạt sương toé lên những tia ngũ sắc ngời ngời như ta nhìn qua những ống kính vạn hoa.
Trong bầu ánh sáng huyền ảo ấy, hôm nay diễn ra buổi hội của một số loài chim.
Theo Ngô Quân Miện
Mỗi loại lá cây đóng góp gì cho "ngày hội của màu xanh”?
- Lá cời non
- Lá sưa
- Lá ngõa
- Lá cây quéo, cây vải, cây dâu da, cây đa, cây chùm bao...
Ngoài màu xanh, rừng xuân còn được miêu tả với những màu sắc nào?
Lá sưa và lá ngoã được so sánh với sự vật nào? Cách so sánh ấy có gì thú vị?
Vì sao nắng chiếu qua các tầng lá lại tạo nên bầu ánh sáng huyền ảo?
Nêu cảm nghĩ của em về rừng xuân được tả trong bài.
Sử dụng dấu câu hoặc chọn kết từ phù hợp trong khung để ghép mỗi cặp câu đơn sau thành một câu ghép rồi viết vào chỗ trống.
hoặc, còn, và, nên, nhưng |
a.
- Chị Mai nấu cơm, kho cá.
- Tôi nhặt rau và quét nhà.
b.
- Sáng nay, em đến trường.
- Em sẽ đến thư viện để đọc sách.
c.
- Mùa xuân đang về.
- Các loài hoa đua nhau khoe sắc trong vườn trường.
d.
- Luống này là hồng nhung đỏ thắm.
- Luống kia là thược dược rực rỡ.
Viết vào chỗ trống mỗi dòng sau một kết từ và vế câu phù hợp để tạo thành câu ghép.
a. Đường vào bản rất xa………………………………………………………………………
b. Những cây xoan đã lấm tấm nụ……………………………………………………………
c. Hội đua thuyền tổ chức vào thứ Bảy………………………………………………………
d. Tôi thích những món đồ chơi kết từ lá dừa………………………………………………..
Viết 3 - 4 câu về một loại vật mà em thích, trong đó có ít nhất một câu ghép.
Gạch dưới các câu ghép ở bài tập 3 và xác định cách nối các vế câu trong mỗi câu ghép.
|
Cách nối các vế câu |
Câu số …. |
……………………………………………………………………………… |
Câu số …. |
……………………………………………………………………………… |
Dựa vào gợi ý (SGK, tr.25), viết đoạn mở bài cho bài văn tả một người thân trong gia đình em theo một trong hai cách:
Ghi lại 3 - 5 từ ngữ dùng để miêu tả lá cây trong bài đọc “Rừng xuân” (SGK, tr. 22) mà em thích.
Từ |
Nghĩa của từ |
Lí do mà em thích |
………………………………………………………… |
………………………………………………………… |
………………………………………………………… |
………………………………………………………… |
………………………………………………………… |
………………………………………………………… |
………………………………………………………… |
………………………………………………………… |
………………………………………………………… |
………………………………………………………… |
………………………………………………………… |
………………………………………………………… |
………………………………………………………… |
………………………………………………………… |
………………………………………………………… |