Thí nghiệm 2. Phản ứng của phenol với dung dịch Na2CO3
Chuẩn bị: Phenol ở dạng huyền phù, dung dịch Na2CO3 1 M; ống nghiệm.
Tiến hành: Cho vào ống nghiệm khoảng 1 mL phenol dạng huyền phù. Nhỏ từ từ khoảng 2 mL dung dịch sodium carbonate 1 M vào ống nghiệm. Lắc đều ống nghiệm.
Yêu cầu: Quan sát, mô tả hiện tượng xảy ra và giải thích.
Phenol tan được trong dung dịch muối sodium carbonate.
- Hiện tượng: Dung dịch ở dạng huyền phù, màu trắng đục tan thành dung dịch trong suốt.
- Giải thích: Phenol phản ứng với dung dịch sodium carbonate tạo thành dung dịch muối tan trong suốt gồm sodium phenolate (C6H5ONa) và sodium hydrocarbonate (NaHCO3).
- Phương trình: C6H5OH +Na2CO3 C6H5ONa + NaHCO3
Các bài tập cùng chuyên đề
Nghiên cứu phản ứng của phenol với dung dịch NaOH và dung dịch Na2CO3
Thí nghiệm phenol tác dụng với dung dịch NaOH và với dung dịch Na2CO3 được tiến hành như sau:
- Cho vào hai ống nghiệm, mỗi ống nghiệm khoảng 1 mL dung dịch phenol bão hoà (có màu trắng đục).
- Cho khoảng 1 mL dung dịch NaOH 2 M vào ống nghiệm (1) và lắc đều.
- Cho khoảng 1 mL dung dịch Na2CO3 2 M vào ống nghiệm (2) và lắc đều.
Cả hai ống nghiệm đều quan sát được dung dịch từ màu trắng đục chuyển sang trong suốt.
Hãy giải thích các hiện tượng xảy ra.
Hãy giải thích tại sao phenol có thể phản ứng được với dung dịch NaOH còn alcohol thì không phản ứng với dung dịch NaOH.
Phản ứng của phenol với nước bromine
Phản ứng của phenol với nước bromine được tiến hành như sau:
- Cho khoảng 1,0 mL dung dịch phenol 5% vào ống nghiệm.
- Nhỏ vài giọt nước bromine bão hoà vào ống nghiệm, lắc đều. Nước bromine mất màu và xuất hiện kết tủa trắng.
Hãy giải thích hiện tượng xảy ra và viết phương trình hoá học của phản ứng.
Cho các phát biểu sau về phenol:
a) Phenol có nhiệt độ sôi cao hơn ethanol.
b) Phenol tác dụng được với dung dịch NaOH.
c) Phenol phản ứng được với dung dịch Na2CO3.
d) Phản ứng thế vào vòng thơm của phenol dễ hơn thế vào vòng benzene.
Trong số các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Cho bốn hợp chất sau: ethanol, propanal, acetone, acetic acid.
a) Chất nào trong các chất trên có nhiệt độ sôi cao nhất?
b) Trình bày cách phân biệt các chất trên bằng phương pháp hoá học.
So sánh khả năng phản ứng của phenol và ethanol khi tác dụng với NaOH.
Tiến hành Thí nghiệm 1, quan sát khả năng hoà tan của phenol trong nước. Nếu hiện tượng và giải thích kết quả thí nghiệm.
Tiến hành Thí nghiệm 2, nêu hiện tượng thí nghiệm quan sát được.
Từ kết quả của Thí nghiệm 1, khi thêm tiếp khoảng 1 mL dung dịch HCl vào ống nghiệm (2), lắc đều và để ổn định. Quan sát thấy chất lỏng phân thành 2 lớp như ống nghiệm (1). Giải thích hiện tượng theo mô tả.
Tiến hành Thí nghiệm 3, nêu hiện tượng quan sát được và giải thích kết quả thí nghiệm.
Hai chất o-nitrophenol p-nitro-phenol được và sử dụng trong sản xuất thuốc diệt trừ nấm mốc và sâu bọ. Viết phương trình hoá học của phản ứng điều chế o-nitrophenol và p-nitrophenol từ phenol và dung dịch HNO3 loãng (phản ứng xảy ra ở nhiệt độ thường).
a) Viết công thức phân tử và công thức cấu tạo của phenol đơn giản nhất.
b) Phenol phản ứng với dung dịch potassium hydroxide. Tên của loại phản ứng là gì? Viết phương trình hoá học của phản ứng.
Giải thích vì sao phenol có phản ứng thế với dung dịch bromine dễ dàng hơn benzene.
Hãy dẫn ra các phương trình hoá học để chứng minh rằng tính acid của phenol mạnh hơn của alcohol.
Thí nghiệm 1. Phản ứng của phenol và dung dịch NaOH
Chuẩn bị: Phenol ở dạng huyền phù, dung dịch NaOH 1M; ống nghiệm.
Tiến hành: Chuẩn bị một ống nghiệm chứa khoảng 1 mL phenol dạng huyền phù. Nhỏ từ từ khoảng 2 mL dung dịch sodium hydroxide 1 M vào ống nghiệm. Lắc đều ống nghiệm.
Yêu cầu: Quan sát, mô tả hiện tượng xảy ra và giải thích.
Hãy dẫn ra các phương trình hoá học để chứng minh phản ứng thế nguyên tử H ở vòng benzene trong phenol dễ hơn benzene.
Thí nghiệm 3. Phản ứng của phenol với nước bromine
Chuẩn bị: Dung dịch phenol 5%, nước bromine bão hoà, ống nghiệm.
Tiến hành: Cho 0,5 mL dung dịch phenol 5% vào ống nghiệm và thêm vài giọt nước bromine bão hòa. Lắc đều ống nghiệm.
Yêu cầu: Quan sát, mô tả hiện tượng xảy ra và giải thích.
Có ba ống nghiệm chứa các chất lỏng sau: dung dịch propanol, dung dịch phenol và benzene. Hãy đề xuất một thuốc thử để nhận biết ống nghiệm chứa dung dịch phenol.
Thí nghiệm 4. Phản ứng của phenol với nitric acid dặc
Cho khoảng 0,5 g phenol và 1,5 mL dung dịch H2SO4 đặc vào ống nghiệm, sau đó đun nóng hỗn hợp để thu được chất lỏng đồng nhất. Làm lạnh ống nghiệm rồi nhỏ từ từ khoảng 1 mL dung dịch HNO3 đặc vào hỗn hợp, lắc đều. Hỗn hợp trong ống nghiệm nhuốm màu đỏ tối. Đun cách thuỷ hỗn hợp trong 15 phút. Sau đó để nguội rồi rót hỗn hợp vào cốc đựng 20 mL nước lạnh sẽ thấy picric acid tách ra ở dạng kết tủa màu vàng.
Yêu cầu: Viết phương trình hóa học và giải thích hiện tượng xảy ra.
Trình bày cách phân biệt các dung dịch sau: dung dịch phenol, dung dịch ethanol, dung dịch glycerol.
Cho biết ở điều kiện nhiệt độ và áp suất cao, xảy ra phản ứng thế nguyên tử halogen (liên kết trực tiếp với vòng benzene) bằng nhóm -OH
a) Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra khi đun nóng hỗn hợp chlorobenzene và dung dịch đặc, dư ở nhiệt độ 300C áp suất 200 bar.
b) Lập sơ đồ điều chế phenol từ benzene và các chất vô cơ.
c) Tính khối lượng benzene cần thiết để điều chế được 9,4kg phenol theo sơ đồ ở phần b), biết hiệu suất của cả quá trình là 42% .
Đề bài: Trong vỏ quả cây vanilla có hợp chất mùi thơm dễ chịu, tên thường là vanillin. Công thức cấu tạo của vanillin là:
a) Viết công thức phân tử của vanillin.
b) Dự đoán khả năng tan trong nước, trong ethanol và trong dung dịch kiềm như NaOH, KOH của vanillin.
c) Mẫu vanillin đủ tiêu chuẩn dùng trong công nghiệp sản xuất dược phẩm và thực phẩm cần có trên 99% về khối lượng là vanillin. Để định lượng một mẫu vanillin, người ta làm như sau: Hoà tan 0,120 gam mẫu trong 20ml ethanol 96% và thêm 60ml nước cất, thu được dung dịch X . Biết X phản ứng vừa đủ với 7,82ml dung dịch nồng độ 0,1M và tạp chất trong mẫu không phản ứng với NaOH . Mẫu vanillin trên có đủ tiêu chuẩn dùng trong công nghiệp sản xuất dược phẩm và thực phẩm không?
Phân tử chất A có một nguyên tử oxygen và một vòng benzene. Trong A phần trăm khối lượng các nguyên tố C, H và O lần lượt là: 77,78%; 7,41% và 14,81%
a) Tìm công thức phân tử của A
b) Cho một lượng chất A vào ống nghiệm đựng nước, thấy A không tan. Thêm tiếp dung dịch NaOH vào ống nghiệm, khuấy nhẹ, thấy A tan dần. Tìm công thức cấu tạo có thể có của A
c) Chất B (phân tử có vòng benzene) là một trong số các đồng phân của A Chất không tác dụng với , không tác dụng với NaOH. Tìm công thức cấu tạo và gọi tên A
Picric acid có nhiều ứng dụng trong y học (định lượng creatinine để chẩn đoán và theo dõi tình trạng suy thận; khử trùng và làm khô da khi điều trị bỏng,...), trong quân sự (sản xuất đạn, thuốc nổ,...), trong phòng thí nghiệm (nhuộm mẫu, làm thuốc thử,...).
a) Viết phương trình hoá học của phản ứng điều chế picric acid từ phenol.
b) Giải thích vì sao trong phòng thí nghiệm thường bảo quản picric acid trong lọ dưới một lớp nước và trong quá trình làm việc với picric acid, tránh để acid tiếp xúc với kim loại?
Cho gam hỗn hợp gồm phenol và ethanol phản.ứng hoàn toàn với Na dư, thu được 1239,5 ml khí H2 (đo ở điều kiện chuẩn 25C, 1 bar). Mặt khác, gam phản ứng tối đa với 100ml dung dịch NaOH 0,5M. Giá trị của m là
A. 10,5 .
B. 7,0 .
C. 14,0 .
D. 21,0 .
Khi bị bỏng do tiếp xúc với phenol, cách sơ cứu đúng là rửa vết thương bằng dung dịch nào sau đây?
A. Giấm (dung dịch có acetic acid).
B. Dung dịch NaCl
C. Nước chanh (dung dịch có citric acid).
D. Xà phòng có tính kiềm nhẹ.
Chất nào sau đây tác dụng với theo tỉ lệ mol 1:1 ?
Phenol không phản ứng với chất nào sau đây?
A. NaHCO3 B. Na C. NaOH D. Br2
Nhựa than đá hay hắc ín, là chất lỏng, sánh, sẫm màu; là sản phẩm phụ được tách ra trong quá trình luyện than cốc và khí than từ than đá. Hiện nay, có nhiều phương pháp để tách phenol ra khỏi nhựa than đá, dựa vào tính acid hoặc tính phân cực của phenol hoặc dựa vào nhiệt độ nóng chảy khác nhau giữa các hợp chất, ... Trong thành phần nhựa than đá có khoảng 33,67% phenol, 26,74% cresol (o, m, p-CH3C6H4-OH) về khối lượng và một số hợp chất có giá trị khác như xylenol, catechol, resocinol, ...
Dựa vào đặc điểm và tính chất của phenol (tính acid và phân cực), dùng sơ đồ biểu diễn sơ lược cách chiết tách các phenol từ nhựa than đá.
Hằng số phân li acid Ka của một số hợp chất được thể hiện trong bảng dưới đây:
Hợp chất |
Ka (phân li trong H2O, 25 oC) |
Phenol |
\[1,0 \times {10^{ - 10}}\] |
2-methylphenol |
\[6,3 \times {10^{ - 11}}\] |
2-chlorophenol |
\[7,8 \times {10^{ - 9}}\] |
2-nitrophenol |
\[6,8 \times {10^{ - 8}}\] |
2,4-dinitrophenol |
\[1,1 \times {10^{ - 4}}\] |
2,4,6-trinitrophenol (acid picric) |
\[0,4\] |
Carbonic acid \[\begin{array}{l}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{C}}{{\rm{O}}_3} \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} {\rm{HCO}}_3^ - + {{\rm{H}}^ + }\\{\rm{HCO}}_3^ - \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} {\rm{CO}}_3^{2 - } + {{\rm{H}}^ + }\end{array}\] |
\[\begin{array}{l}5,0 \times {10^{ - 7}}\\5,0 \times {10^{ - 11}}\end{array}\] |
a) Sắp xếp theo thứ tự giảm dần tính acid của các hợp chất phenol.
b) Trong các chất trên, chất nào tác dụng được với Na2CO3 sinh ra khí CO2? Giải thích.