Đề bài

Nét đáng yêu của gió được thể hiện trong khổ thơ 2 và 3 như thế nào?

Phương pháp giải

Em đọc khổ thơ thứ 2 và 3 của bài thơ để tìm câu trả lời.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Nét đáng yêu của gió được thể hiện trong khổ thơ 2 và 3:

- Nghe lá cây rầm rì

Ấy là khi gió hát

- Mặt biển sóng lao xao

Là gió đang dạo nhạc.

- Gió nép vào vành nón

Quạt dịu trưa ve sầu.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Hình ảnh gió hiện lên trong đoạn thơ sau có gì thú vị?
Tôi tên là gió
Đi khắp mọi nơi
Công việc của tôi
Không bao giờ nghỉ

Tháng ngày chăm chỉ
Tôi dài hơn sông
Suốt đời mênh mông
Rộng hơn biển cả.
                                 Xuân Quỳnh

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Đọc bài thơ:

Dáng hình ngọn gió

Bầu trời rộng thênh thang

Là căn nhà của gió

Chân trời như cửa ngỏ

Thả sức gió đi về.

 

Nghe lá cây rầm rì

Ấy là khi gió hát

Mặt biển sóng lao xao

Là gió đang dạo nhạc.

 

Những ngày hè oi bức

Cứ tưởng gió đi đâu

Gió nép vào vành nón

Quạt dịu trưa ve sầu.

 

Gió còn lượn lên cao

Vượt sông dài biển rộng

Cõng nước làm mưa rào

Cho xanh tươi đồng ruộng.

 

Gió khô ô muối trắng

Gió đẩy cánh buồm đi

Gió chẳng bao giờ mệt!

Nhưng đố ai biết được

Hình dáng gió thế nào.

                                 Đoàn Thị Lam Luyến

 

Trong khổ thơ đầu, căn nhà của gió được miêu tả bằng hình ảnh nào?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Nêu suy nghĩ, cảm nhận của em về những việc làm của gió được nhắc đến trong bài.

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Từ những hình ảnh nhân hoá trong bài thơ, nói 2 – 3 câu về gió theo hình dung của em.

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách

Chủ điểm Cộng đồng gắn bó

(a) Tìm đọc bài văn

Gợi ý:

(b) Ghi chép và trang trí Nhật kí đọc sách.

c. Cùng bạn chia sẻ:

– Bài văn đã đọc.

– Hình ảnh đẹp, câu văn sinh động.

– Nhật kí đọc sách.

-?

d. Ghi lại 1 – 2 câu văn hay trong bài văn được bạn chia sẻ.

(e) Đọc một bài văn được bạn chia sẻ mà em thích.

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Nội dung của bài đọc Dáng hình ngọn gió

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Dựa vào bài tập 1 (SGK, tr.142), đặt câu để phân biệt nghĩa gốc và một nghĩa chuyển của từ “lưng”.

a. Nghĩa gốc:

b. Nghĩa chuyển:

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Chọn từ ngữ thích hợp nhất trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống:

       Bầu trời …………………. (trong sạch, trong veo, trong trẻo) điểm mấy gợn mây trắng. Nắng dìu dịu không …………………. (rạng rỡ, chói lòa, chói chang) như nắng hè. Thỉnh thoảng, một làn gió …………………. (đưa, mang kéo) theo mùi nồng nồng của biển …………………. (quyện, hòa tan, trộn) vào mùi khói bếp trong các mái lán tạm của những ngư dân. Hương của biển …………………. (đậm đà, mặn mà, mặn mỏi), nồng nã nhưng thật dễ chịu. Tôi dang hai tay, ngửa mặt lên trời, hít những hơi dài và thầm cảm ơn tạo hóa đã …………………. (cho, ban tặng, ban cho) một ban mai trong lành như thế.

Theo Lưu Khánh Vũ

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Viết 2 - 3 từ đồng nghĩa với mỗi từ sau.

a. Đoàn kết

………………

………………

………………

b. Thân thiết

………………

………………

………………

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Viết 3 - 4 câu nói về sự gắn bó giữa các thành viên trong tổ hoặc lớp em, trong đó có sử dụng từ tìm được ở bài tập 3.

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Viết 2 - 3 câu về gió, trong đó có sử dụng hình ảnh so sánh hoặc nhân hóa.

Xem lời giải >>