Đề bài

Đọc mở rộng:

Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách

Chủ điểm “Chung sống yêu thương”

(a) Tìm đọc truyện

Gợi ý:

 

(b) Ghi chép và trang trí Nhật kí đọc sách.

c. Cùng bạn chia sẻ:

– Truyện đã đọc.

– Nhật kí đọc sách.

-?

d. Ghi chép lại các sự việc chính và ý nghĩa của một truyện được bạn chia sẻ.

e. Đọc một truyện được bạn chia sẻ mà em thích.

 

Phương pháp giải

Em đọc kĩ bài thơ, suy nghĩ và trả lời trả lời.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Em tìm đọc truyện và hoàn thành theo yêu cầu.

Ví dụ:

- Tên truyện: Tốt-tô-chan bên cửa sổ

- Tác giả: Ku-rô-y-a-gi Tét-su-kô

- Nhân vật : Tốt-tô-chan, thầy hiệu trưởng Kobayashi Sosaku, mẹ Tốt-tô-chan…

- Nội dung: Câu chuyện xoay quanh cuộc sống của Totto-chan, một cô bé tốt bụng, luôn yêu thương mọi người và hiếu kì về thế giới xung quanh. Tuy nhiên, mọi người tại ngôi trường cũ của cô bé chỉ nhìn vào Totto-chan như một đứa trẻ hiếu động, kì lạ và cần được chấn chỉnh thật sớm. Kết quả, cô bé bị đuổi học mà không hề biết lí do tại sao. May mắn thay, mẹ của Totto-chan hiểu được con gái mình, bà biết rằng cô bé không phải một đứa trẻ hư, nhưng một ngôi trường bình thường với sự giáo dục khuôn mẫu không thể phù hợp với em. Vậy là, Totto-chan đã được mẹ xin học tại một ngôi trường đặc biệt, một điều đã thay đổi và ghi dấu trong cuộc đời em mãi: ngôi trường Tomoe của thầy hiệu trưởng Kobayashi Sosaku, được làm bằng những toa tàu cũ, với những người bạn học thật dễ thương và phong cách giáo dục hoàn toàn đặc biệt.

- Ý nghĩa : Câu chuyện của ngôi trường đặc biệt và cô bé đáng yêu Totto-chan mang tới cho độc giả những bài học về cách giáo dục trẻ để trẻ có thể lớn lên một cách hoàn thiện nhất, được bao bọc trong tình yêu thương và cũng không thiếu những điều kiện tiếp xúc, va vấp với thế giới xung quanh để từ đó ngày càng dạn dày vốn sống.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Nghe hoặc đọc đoạn lời bài hát “Nụ cười” và chia sẻ với bạn về ý nghĩa của tiếng cười đối với cuộc sống:

Cho trời sáng lên cùng với bao nụ cười.

Cầu vồng thêm lung linh bao sắc ánh lên ở khắp trời.

Nụ cười tươi chúng ta cùng chung niềm vui.

Trong cuộc sống đầm ấm yên vui ta cùng cất tiếng cười.

Nhạc: Nga – Phỏng dịch lời: Phạm Tuyên

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Đọc bài thơ:

Nụ cười mang tên mùa xuân

Có một ngôi nhà mang tên yêu thương

Góc bếp mẹ chuẩn bị bữa trưa

Bên thềm bà đan áo ấm

Bố vừa đi rẫy về, lưng áo còn ướt đẫm

Đã cất lời dí dỏm:

– Con mèo lười của bố đi đâu?

 

Có một ngôi trường mang tên niềm vui

Giọng thầy đọc thơ ấm mềm gió núi

Cây mận góc sân mấy mươi năm tuổi

Chắt tiếng reo cười trẻ nhỏ

Mỗi mùa trổ nụ hoa xinh.

 

Có những nụ cười mang tên mùa xuân

Tươi mới, trong ngần

Nụ cười em lấp lánh từ hiên nhà đến lớp

Nụ cười như chồi non xanh mướt

Dệt từ ngàn vạn tin yêu.

Hoàng Khánh Trang

Việc làm của mỗi người trong gia đình bạn nhỏ được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào? Những việc làm đó gợi cho em suy nghĩ, cảm xúc gì?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Mỗi âm thanh trong ngôi trường mang tên niềm vui gợi cho em những cảm xúc gì?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Vì sao những nụ cười được tả ở khổ thơ cuối bài mang tên mùa xuân?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Cách đặt tên mỗi sự vật trong bài thơ có gì thú vị?

- Ngôi nhà

- Ngôi trường

- Nụ cười

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Nội dung của bài đọc Nụ cười mang tên mùa xuân

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Xếp các từ dùng để xưng hô trong đoạn trích sau vào nhóm thích hợp:

Yết Kiêu đục thuyền giặc chẳng may bị giặc bắt.

Tướng giặc: – Mi đục mấy chục chiến thuyền của ta phải không?

Yết Kiêu: – Phải!

Tướng giặc: – Phải là thế nào?

Yết Kiêu: – Phải là lẽ phải thế!

Tướng giặc: – À, thằng này láo! Quân đâu, lôi nó ra chém đầu!

Yết Kiêu: – Một việc làm vô ích! Chiến thuyền của ngươi vẫn đắm!

Theo Lê Thi

Từ chỉ người nói.

Từ chỉ người nghe.

Từ chỉ người, vật được nhắc tới

…………………………………………………………

…………………………………………………………

…………………………………………………………

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Các danh từ in đậm trong đoạn văn sau được dùng để làm gì?

Tuấn reo lên:

-  A, sao chổi kia!

Bé Hà nhìn nhanh về phía tay anh chỉ. Ngôi sao chổi như một vệt quét sáng dài trên sân trời mênh mông. Bé

Hà thắc mắc:

- Thế trời cũng quét sân hả anh?

- Trời bắt chước em đấy! Trên trời cũng phải đưa vài nhát chổi chứ! - Tuấn nhìn em cười hóm hỉnh.

Phạm Đình Ân.

Đánh dấu ✔ vào ☐ trước ý trả lời đúng:

Để hỏi.

Để xưng hô.

Để thay thế.

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Gạch dưới đại từ, khoanh tròn danh từ dùng để xưng hô có trong đoạn văn sau:

Mặt trời lặn, châu chấu và giun đất đi đến tổ kiến.

Châu chấu hỏi:

– Hôm nay là ngày thế nào hả bác kiến đáng kính?

– Hôm nay là một ngày tuyệt đẹp! Tôi đã làm việc rất tốt và bây giờ có thể nghỉ ngơi thoải mái.

Theo V. Ô-xê-ê-va, Thúy Toàn dịch

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Viết lời nói và lời đáp cho một trong các tình huống sau. Gạch dưới các đại từ hoặc danh từ dùng để xưng hô đã sử dụng.

a. Em muốn mượn bạn một cuốn sách.

b. Em rủ em trai cùng chơi đá bóng.

c. Em mời ba mẹ dùng cơm tối.

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Dựa vào truyện “Sự tích cây thì là” (SGK, tr.96), xác định các phần mở đầu, diễn biến và kết thúc của truyện.

Mở đầu:

Diễn biến:

Kết thúc:

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Dựa vào bài tập 1 và các gợi ý (SGK, tr.97) lập dàn ý cho bài văn kể lại câu chuyện “Sự tích cây thì là” với những chi tiết sáng tạo.

Mở bài:

Thân bài:

Kết bài:

Xem lời giải >>