Tìm trong các đoạn văn dưới đây những biện pháp liên kết câu mà em đã học:
Hôm nay, một ngày cuối thu đầy nắng. Gió sớm chạy vội và khắp sân trường gọi lá bàng háo hức. Nắng nhảy nhót trên những tán lá bàng. Nắng lốm đốm và làm tươi hẳn lên cái áo vội vàng của ngôi trường.
Hình như không thể nào cưỡng nổi, cổng trường rung lên rồi mở tung ra. Tràn ngập sân trường âm thanh lảnh lót của bầy trẻ. Bọn trẻ tung tăng khắp nơi khắp chốn...
Dựa vào kiến thức đã học về biện pháp liên kết câu để trả lời
Trong đoạn văn 1 biện pháp liên kết câu được sử dụng là lặp từ ngữ (“nắng”).
Các bài tập cùng chuyên đề
Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi.
(1) Bên hàng xóm tôi có cái hang của Dế Choắt. (2) Dế Choắt là tên tôi đã đặt cho nó một cách chế giễu và trịch thượng thể. (3) Choắt họ có lẽ cũng trạc tuổi tôi. (4) Nhưng vì Choắt bẩm sinh yếu đuối nên tôi coi thường và gã cũng sợ tôi lắm.
(Tô Hoài)
a. Từ nào được lặp lại ở các câu trong đoạn văn trên?
b. Việc lặp lại từ đó có tác dụng gì?
Chọn từ ngữ nào trong câu 1 của đoạn văn dưới đây thay cho bông hoa để tạo sự liên kết giữa các câu trong đoạn?
(1) Hoa giấy đẹp một cách giản dị. (2) Mỗi cánh * giống hệt một chiếc lá, chỉ có điều mỏng manh hơn và có màu sắc rực rỡ. (3) Lớp lớp * rải kín mặt sân, nhưng chỉ cần một làn gió thoảng, chúng tản mát bay đi mất.
(Theo Trần Hoài Dương)
Tìm từ ngữ được lặp lại để liên kết câu trong mỗi đoạn văn sau:
a. (1) Một hôm, Thạch Sanh ngồi trong ngục tối, đem đàn của vua Thuỷ Tề cho ra gảy. (2) Tiếng đàn vang lên như những lời trách oán, trách sự hững hờ của công chúa và oán sự độc ác của Lý Thông. (3) Tiếng đàn vẳng đến hoàng cung, lọt vào tai công chúa. (4) Vừa nghe tiếng đàn, công chúa bỗng cười nói vui vẻ. (5) Nàng xin vua cha cho gọi người đánh đàn vào cung.
(Truyện Thạch Sanh)
b. (1) Trong rừng, những cây sau sau đã ra lá non. (2) Những mầm lá mới nảy chưa có màu xanh, chúng mang màu nâu hồng trong suốt. (3) Những lá lớn hơn xanh mơn mởn. (4) Đi dưới rừng cây sau sau, tưởng như đi dưới một vòm nhà lợp đầy những ngôi sao xanh. (5) Ánh mặt trời chiếu qua tán lá xuống như một ánh đèn xanh dịu.
(Ngô Quân Miện)
c. (1) Chú sơn ca tiếp tục vỗ cánh bay lên cao vút. (2) Chú thấy cần phải làm một chuyến đi xa để thăm tất cả mảnh đất quê hương của chú. (3) Đôi cánh nhỏ chao chát trên không dẫn chú đi. (4) Cảnh vật loang loáng in vào đôi mắt tinh nhanh tuyệt diệu của chú. (5) Chú xiết bao kinh ngạc vì thấy quê hương của chú, ngoài dãy đồi đầy một màu xanh và ánh nắng, còn trải ra bao la!
(Nguyễn Kiên)
Viết 2 – 3 câu về một lễ hội, trong đó các câu liên kết với nhau bằng cách lặp từ ngữ.
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Năm 1949, Đại hội Nhân dân thế giới bảo vệ hòa bình được tổ chức ở Pa-ri – thủ đô nước Pháp. Bức tranh chim bồ câu của họa sĩ nổi tiếng Pi-cát-xô gửi tặng được trân trọng treo trong hội trường và in trên áp phích của Đại hội. Từ đó, chim bồ câu được coi là loài chim tượng trưng cho hòa bình.
Tìm những từ ngữ được lặp lại trong đoạn văn trên ?
Việc lặp lại các từ ngữ ấy có tác dụng gì?
Tìm những từ ngữ được lặp lại để liên kết câu trong đoạn văn sau:
Tôi yêu con sông vì nhiều lẽ, trong đó một hình ảnh tôi cho là đẹp nhất, đó là những cánh buồm. Có những ngày nắng đẹp trời trong, những cánh buồm xuôi ngược giữa dòng sông phẳng lặng. Có cánh màu nâu như màu áo của mẹ tôi. Có cánh màu trắng như màu áo của chị tôi. Có cánh màu xám bạc như màu áo bố tôi suốt ngày vất vả trên cánh đồng. Những cánh buồm đi như rong chơi, nhưng thực ra nó đang đẩy con thuyền chở đầy hàng hoá.
Chọn từ ngữ phù hợp với mỗi kí hiệu * để liên kết các câu trong đoạn văn dưới đây:
Mùa hè, Mặt Trời rắc những sợi nắng vàng rực rỡ xuống không gian. Tia * nhỏ cùng các bạn vô cùng thích thú chạy nhảy khắp nơi. * tràn vào vườn hoa. Muôn * bùng nở. * nhuộm cho những cánh từ thành muôn màu rực rỡ. Những bông * rung rinh như vẫy chào * sớm.
Tìm những từ ngữ được lặp lại để liên kết câu trong mỗi đoạn văn dưới đây:
a, Con suối chảy qua bản tôi bốn mùa nước xanh trong. Những ngày lũ, suối cũng chỉ đục vài ba ngày. Để tiện đi lại, người bản tôi bắc khá nhiều cầu qua suối. Cầu ghép bằng đôi thân cây to hoặc một thân cây cổ thụ. Gần đây, chiếc cầu bằng xi măng cốt thép đã được bắc qua con suối quê tôi.
b, Anh đến chuồng trâu dắt con trâu béo nhất, khoẻ nhất. Người và trâu cùng ra ruộng. A Cháng đeo cày. Cái cày của người Mông to nặng, bắp cày bằng gỗ tốt màu đen, vòng như hình cái cung, ôm lấy bộ ngực nở. Trong anh hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo cùng ra trận.
Trong đoạn văn dưới đây, những câu nào được liên kết với nhau bằng biện pháp lặp?
Thấy một đám đông đang vẫy, tôi liền dừng xe. Một người phụ nữ tiến lại, vẻ lo lắng hiện rõ trên nét mặt. Cuối cùng, tôi cũng hiểu ra rằng đám đông tưởng nhầm xe tôi là tắc xi. Người phụ nữ khẩn khoản nhờ đưa con bác ấy đi viện gấp.
Viết một đoạn văn nói lên mong muốn được sống trong hòa bình của em, trong đoạn văn có sử dụng biện pháp lặp để liên kết câu.
Viết một đoạn văn ngắn tả cảnh trường em vào buổi sáng sớm. Chỉ ra biện pháp liên kết câu mà em đã sử dụng trong đoạn văn ấy.
Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu:
Những hàng dâu bánh tẻ ngợp trước mắt tôi. Dâu chưa cao bằng đầu người, nhưng cành dâu đâm tua tủa. Lá dâu loè xoè, to bản như lá trầu không. Xen giữa những luống dâu là từng vồng khoai lang dây đỏ tía, chạy dài theo thân đất, như nhiều đường kẻ sọc ken vào nhau, trên cùng một tấm vải.
Dương Thị Xuân Quý
a. Tìm từ được sử dụng lặp lại ở các câu.
b. Việc lặp lại từ tìm được ở bài tập a có tác dụng gì?
Tìm từ ngữ được dùng lặp lại ở các câu trong mỗi đoạn văn sau và nêu tác dụng của chúng:
a. Từ những cảnh sầu non bật ra những chùm hoa trắng muốt, nhỏ như những chiếc chuông tí hon. Hoa sâu thơm nhẹ. Vị hoa chua chua thắm vào đầu lưỡi, tưởng như vị nắng non của mùa hè mới đến vừa đọng lại.
Theo Bảng Sơn
b. Loanh quanh trong rừng, chúng tôi đi vào một lối đầy nấm dại, một thành phố nấm lúp xúp dưới bóng cây thua. Những chiếc nấm to bằng cái ấm tích, màu sặc sỡ rực lên. Mỗi chiếc nấm là một lâu đài kiến trúc tân kì. Tôi có cảm giác mình là một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon.
Theo Nguyễn Phan Hách
Thay mỗi □ bằng một từ ngữ đã dùng ở câu trước để các câu trong đoạn văn sau có sự liên kết:
Cà Mau đất xốp. Mùa nắng, □ nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái □ phập phều và lắm gió, dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với những cơn thịnh nộ của trời. Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng; rễ phải dài, phải cắm sâu vào lòng đất. Nhiều nhất là đước. □ mọc san sát đến tận mũi đất cuối cùng, thẳng đuột như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi. Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh, dưới những hàng □ xanh rì. Nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân □.
Theo Mai Văn Tạo
Viết 3 – 4 câu giới thiệu một cây bóng mát mà em thích, trong đó có sử dụng cách lặp từ ngữ để liên kết câu.
Viết đoạn văn (từ 3 đến 4 câu) giới thiệu về lễ hội đèn lồng nổi tại Ha-oai, trong đó có ít nhất hai câu được liên kết với nhau bằng cách lặp hoặc thay thế từ ngữ.
Thực hiện yêu cầu:
a. Chọn một từ ngữ phù hợp trong khung thay cho mỗi □ để liên kết các câu trong đoạn văn sau:
ngoài ra, đây, khỉ, bữa tiệc
Lễ hội búp-phê cho khỉ được tổ chức vào tháng 11 hằng năm tại Lóp-bu-ri, Thái Lan. Hàng trăm chú □ được đưa tới tham dự bữa tiệc Búp-phê khổng lồ với rất nhiều món ăn như xúc xích nướng, kem đá, trái cây tươi, hạt dẻ,… □ còn có cả bánh kem, kẹo, sô-đa và nước hoa quả. □ cũng là dịp để người dân Thái Lan tổ chức nhiều trò chơi liên quan đến □ như nhảy với khỉ, tình diễn trang phục kèm mặt nạ khỉ. □, họ còn sử dụng những tượng gỗ hình khỉ để trang trí.
b. Cho biết các cách liên kết câu đã được sử dụng trong đoạn văn.
Gạch dưới các từ ngữ được lặp lại trong đoạn văn sau.
Năm 1949, Đại hội Chiến sĩ hoà bình Thế giới được tổ chức ở Pa-ri – thủ đô nước Pháp. Bức tranh chim bồ câu của hoạ sĩ nổi tiếng Pi-cát-xô gửi tặng được trân trọng treo trong hội trường và in trên áp phích của Đại hội. Từ đó, chim bồ câu được coi là loài chim tượng trưng cho hoà bình.
Việc lặp lại các từ ngữ trong đoạn văn có tác dụng gì? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng.
a) Liên kết các từ ngữ trong một câu.
b) Liên kết các câu trong đoạn.
c) Liên kết các đoạn.
d) Liệt kê, nhấn mạnh ý.
Gạch dưới những từ ngữ được lặp lại để liên kết câu trong đoạn văn sau:
Tôi yêu con sông vì nhiều lẽ, trong đó một hình ảnh tôi cho là đẹp nhất, đó là những cánh buồm. Có những ngày nắng đẹp trời trong, những cánh buồm xuôi ngược giữa dòng sông phẳng lặng. Có cánh màu nâu như màu áo của mẹ tôi. Có cánh màu trắng như màu áo của chị tôi. Có cánh màu xám bạc như màu áo bố tôi suốt ngày vất vả trên cánh đồng. Những cánh buồm đi như rong chơi, nhưng thực ra nó đang đẩy con thuyền chở đầy hàng hoá.
Viết từ phù hợp trong ngoặc đơn vào chỗ trống để liên kết các câu trong đoạn văn dưới đây:
Mùa hè, Mặt Trời rắc những sợi nắng vàng rực rỡ xuống không gian. Tia .......... (sáng, nắng, nước) nhỏ cùng các bạn vô cùng thích thú chạy nhảy khắp nơi. ............... (Nắng, Mưa, Lũ) tràn vào vườn hoa. Muôn ........... (bông, hoa) bừng nở. …………(Rạng đông, Nắng, Mặt Trời) nhuộm cho những cánh....... (bướm, hoa, chim) thành muôn màu rực rỡ. Những bông ........... (lúa, hoa, cúc) rung rinh như vẫy chào ............ (nắng, mưa, bình minh) sớm.
Gạch dưới những từ ngữ được lặp lại để liên kết câu trong mỗi đoạn văn dưới đây:
a) Con suối chảy qua bản tôi bốn mùa nước xanh trong. Những ngày lũ, suối cũng chỉ đục vài ba ngày. Để tiện đi lại, người bản tôi bắc khá nhiều cầu qua suối. Cầu ghép bằng đôi thân cây to hoặc một thân cây cổ thụ. Gần đây, chiếc cầu bằng xi măng cốt thép đã được bắc qua con suối quê tôi.
b) Anh đến chuồng trâu dắt con trâu béo nhất, khoẻ nhất. Người và trâu cùng ra ruộng. A Cháng đeo cày. Cái cày của người Mông to nặng, bắp cày bằng gỗ tốt màu đen, vòng như hình cái cung, ôm lấy bộ ngực nở. Trông anh hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận.
a) Đánh số thứ tự cho các câu trong đoạn văn dưới đây rồi gạch dưới những từ ngữ được lặp lại để liên kết các câu trong đoạn văn
(1) Thấy một đám đông đang vẫy, tôi liền dừng xe. (...) Một người phụ nữ tiến lại, vẻ lo lắng hiện rõ trên nét mặt. (...) Cuối cùng, tôi cũng hiểu ra rằng đám đông tưởng nhầm xe tôi là tắc xi. (...) Người phụ nữ khẩn khoản nhờ đưa con bác ấy đi viện gấp.
b) Những câu nào liên kết với nhau bằng biện pháp lặp?
Viết một đoạn văn nói lên mong muốn được sống trong hoà bình của em, trong đoạn văn có sử dụng biện pháp lặp để liên kết câu. Gạch dưới từ ngữ được lặp lại.