Đề bài

Đọc hai đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

a, Năm 1781, một nhà thiên văn học người Anh phát hiện ra sao Thiên Vương. Phát kiến này đã làm thay đổi hiểu biết của loài người về số lượng hành tinh trong Hệ Mặt Trời.

b, Qua một cuộc thi trên mạng in-tơ-nét, cô bé Lan Anh 15 tuổi được mời làm đại biểu của Nghị viện Thanh niên Thế giới năm 2000 (tổ chức ở Ô-xtrây-li-a). Em đã đặt chân tới 11 quốc gia khi chưa tròn 17 tuổi và đã viết hàng trăm bài báo. Trong mọi cuộc gặp gỡ quốc tế, cô bé Hà Nội ấy đều trình bày trôi chảy những vấn đề mà em quan tâm bằng tiếng Anh.

Các câu trong đoạn văn nói về ai hoặc sự vật, sự việc nào? Những từ ngữ nào cho em biết điều đó?

Phương pháp giải

Em đọc kĩ đoạn văn để trả lời câu hỏi

Lời giải của GV Loigiaihay.com

a) Đoạn văn a nói về một nhà thiên văn học người Anh đã phát hiện ra sao Thiên Vương. Từ ngữ cho em biết điều đó là: Nhà thiên văn học người Anh và, phát hiện ra.

b) Đoạn văn b nói về cô bé Lan Anh được mời làm đại biểu của Nghị viện Thanh niên thế giới và trong mọi cuộc gặp gỡ quốc tế cô bé đều trình bày trôi chảy những vấn đề mà em quan tâm.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Mỗi từ in đậm trong đoạn văn dưới đây thay thế cho từ ngữ nào? Nêu tác dụng của việc thay thế từ ngữ trong đoạn văn.

Cánh đồng cỏ của cao nguyên Gia Lai, Đắk Lắk vào mùa mưa có rất nhiều hồ nước. Đó là những vạt đất trũng, phơi nắng suốt mấy tháng mùa khô. Bước vào mùa mưa, chúng trở thành những hồ nước đầy ăm ắp như những chiếc gương lớn.

(Theo Thiên Lương)

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Các từ ngữ in đậm trong đoạn văn dưới đây nói về ai? Việc dùng những từ ngữ đó có tác dụng gì?

Xúc động trước tình cảm của người cha dành cho con gái và tiếng đương cầm da diết của người thiếu nữ mù. Bét-tô-ven đến bên cây đàn, ngồi xuống và bắt đầu chơi. Những

nốt nhạc ngẫu hứng vang lên, tràn đầy cảm xúc yêu thương của nhà soạn nhạc thiên tài, lúc êm ái, nhẹ nhàng như ánh trăng, lúc lại mạnh mẽ như sóng sông Đa-nuýp.

(Theo Tiếng Việt 4, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2022)

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Các từ ngữ in đậm trong mỗi đoạn văn dưới đây thay thế cho những từ ngữ nào?

a. Đến Tây Bắc, bạn sẽ gặp những nghệ nhân người Mông thổi khèn nơi đỉnh núi mênh mang lộng gió. Hình bóng họ in trên nền trời xanh hệt như một tuyệt tác của thiên nhiên.

(Theo Hà Phong)

b. Một giây... hai giây... ba giây. Vào một cái, con dơi buông người nhảy dù vào không trung rồi biến mất như một tia chớp. Chúng tôi vỗ tay reo hò âm ĩ. Tối hôm ấy, chúng tôi rước đèn, chúng tôi phá cỗ, thỉnh thoảng lại ngước lên vòm trời trong biếc xem có thấy “nhà du hành” bay trở lại hay không.

(Theo Vũ Tú Nam)

c. Chiều nào cũng vậy, con chim hoạ mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót... Hót một lúc lâu, “nhạc sĩ giang hồ" không tên, không tuổi ấy từ từ nhằm hai mắt lại, thu đầu vào lông cổ, im lặng ngủ...

(Theo Ngọc Giao)

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Chọn từ ngữ thay thế cho từ in đậm để liên kết các câu trong đoạn văn dưới đây:

thành phố ngàn hoa

thành phố du lịch

thiên đường du lịch

Đà Lạt là địa danh du lịch nổi tiếng của nước ta. Đà Lạt níu chân du khách không chỉ vì khí hậu nơi đây quanh năm mát mẻ mà còn bởi nhiều điểm du lịch hấp dẫn. Trong những ngày lưu lại ở Đà Lạt, du khách không thể không ghé thăm thung lũng Tình yêu, núi Lang Bi-ang, hồ Xuân Hương,... Đó là những địa danh huyền thoại đã làm nên một Đà Lạt mộng mơ. Để làm mới mình trong mắt du khách, gần đây, Đà Lạt xây dựng thêm một số điểm du lịch mới như làng Cù Lần, đồi chè Cầu Đất, vườn dâu tây Đà Lạt,.. Những điểm du lịch này sẽ góp phần làm nên một Đà Lạt vừa truyền thống vừa hiện đại, giàu sức hút đối với du khách trong nước và quốc tế.

(Lâm Anh)

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Chọn từ ngữ thay cho mỗi bông hoa để liên kết các câu trong đoạn văn dưới đây:

Sau đó

Nhưng

Thế là

Ban đầu

Tôi định ngủ một giấc. * những mảng màu rực rỡ ngoài ô cửa đã kéo tôi ra khỏi giấc ngủ. *, tôi chỉ thấy màu xanh. Nhìn từ trên máy bay, Ấn Độ Dương trắng như viên đá lam ngọc lấp lánh, còn đảo Ma-đa-ga-xca thì như viên ngọc lục bảo đính trên viên đá này. *, tôi mới thấy giữa dải màu xanh tuyệt đẹp, thỉnh thoảng lộ ra khoảng màu nâu đỏ. Đó chính là những nơi rừng bị chặt phá. Nhìn từ trên cao, chúng như những vết thương của rừng già vậy. * dù chưa đặt chân lên Ma-da-ga-xca, tôi đã cảm thấy xót xa như chính mình bị thương tổn...

(Theo An Nguyệt Vi Tiếu, Hương Giang dịch)

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Trong đoạn dưới đây, từ ngữ thay thế nào có tác dụng liên kết câu?

Khi bánh đã vớt ra đầy mâm, bà ghé đầu ra cửa gọi gia đình bác thợ gỗ bên hàng xóm. Bà mời họ sang nếm mặt mới và ăn bánh, mừng mùa mặt.

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Việc sử dụng những từ ngữ khác nhau để nói về cùng một nhân vật, sự vật, sự việc trong hai đoạn văn trên có tác dụng gì? Tìm các ý đúng:

a, Tránh lặp từ.

b, Làm cho câu văn có hình ảnh.

c, Liên kết các câu trong đoạn văn.

d, Cung cấp thêm thông tin về nhân vật.

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Tìm và nêu tác dụng của biện pháp thế trong các đoạn văn sau:

Từ nhỏ, Xi-ôn-cốp-xki đã mơ ước được bay lên bầu trời. Có lần, cậu bé dại dột nhảy qua cửa sổ để bay theo những cánh chim. Kết quả, cậu bị ngã gãy chân. Nhưng rủi ro lại làm nảy ra trong đầu óc non nớt của nhà bác học tương lai một câu hỏi: "Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được?".

Để tìm hiểu điều bí mật đó, Xi-ôn-cốp-xki đọc không biết bao nhiêu là sách. Sau này, được gợi ý từ chiếc pháo thăng thiên, ông đã thiết kế thành công tên lửa nhiều tầng, trở thành một phương tiện bay tới các vì sao.

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Tìm từ ngữ trong thẻ từ phù hợp với mỗi kí hiệu * dưới đây để liên kết các câu trong đoạn văn:

Từ thuở nhỏ, Lê Quý Đôn đã nổi tiếng thần đồng. Lên hai tuổi, * đã nhận được mặt chữ. Năm tuổi, * đọc được sách vở tập viết văn, làm thơ. Mười bốn tuổi, * theo cho rời quê lên kinh đô Thăng Long tìm thầy giỏi. Lê Quý Đôn là người Việt Nam đầu tiên quan tâm đến khoa học vũ trụ. * đã để lại cho đời nhiều bộ sách quý về lịch sử, địa lí, văn học.

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Tìm biện pháp thế trong mỗi đoạn văn dưới đây:

a, Những con chim chìa vôi bay dập dờn trên đồng lúa. Chúng lượn vòng tròn một lúc, rồi vụt bay lên cao với đội hình tam giác. Đàn chim bụng trắng ấy bỗng chuyển màu vàng lấp loáng rồi hóa thành những chấm đen bay về phía Mặt Trời lặn.

b, Năm 1752, nhà khoa học Ben-gia-min Franh-klin khám phá ra bí mật của tia sét. Từ phát hiện này, ông đã chế tạo ra cột thu lôi. Sáng chế quan trọng ấy đã giúp con người thu phục được Thần Sét – nỗi khiếp đảm của nhân loại lúc bấy giờ. Người chinh phục sét còn là một nhà hoạt động xã hội nổi tiếng. Ông được coi là một trong những người lập ra nước Mỹ.

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Hãy chỉ ra những từ ngữ có tác dụng liên kết câu trong đoạn văn dưới đây:

Ngày 21/7/1969, con tàu vũ trụ A-pô-lô 11 của Mỹ đã đưa ba phi hành gia lên Mặt Trăng. Nhà du hành vũ trụ Này Am-xtrông là người đặt bước chân đầu tiên lên bề mặt hành tinh này. Ông đã nói về sự kiện đó bằng một câu bất hủ: "Đây là bước đi nhỏ bé của một con người, nhưng là bước tiến vĩ đại của nhân loại.".

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Hãy viết một đoạn văn ngắn kể lại hoạt động của em và các bạn (hoặc hoạt động của em và gia đình em) trong ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6 (hoặc ngày tết Trung thu), trong đó có sử dụng biện pháp thế để liên kết các câu.

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

a. Cây đa Ấn Độ thì liên tục bật ra những búp đỏ hồng, nhọn hoắt. Khi đủ lớn, xoè ra thành chiếc lá nâu rõ to, ở trong lại hiện ra cái búp đa mới nhọn hoắt, đỏ hồng,...

Theo Van Long

b. Trời vừa ẩm lên, những đàn én đã trở về. Loài chim báo hiệu mùa xuân đang chao liệng trên nền trời trong xanh.

Theo Vũ Phước Lai

– Từ in đậm thay thế cho từ ngữ nào trong câu văn đứng trước?

– Việc thay thế đó có tác dụng gì?

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Tìm các từ ngữ dùng để thay thế cho từ in đậm trong đoạn văn sau và cho biết tác dụng của chúng:

Gà trống thức dậy, cất tiếng dõng dạc xé màn sương mỏng, đánh thức những tia nắng ban mai. Sứ giả của bình minh kêu vang: "Ò... ó... o....." và oai vệ đập cánh. Trời chưa sáng rõ nhưng anh chàng biết ở góc vườn kia, lũ vịt con vừa dậy. Còn góc vườn này, chị mái mơ đang chuẩn bị dẫn đàn con đi tìm mồi. Một ngày mới rộn ràng đang bắt đầu.

Khôi Nguyên Thảo

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Thực hiện yêu cầu:

a. Chọn từ ngữ trong khung phù hợp với mỗi □ để các câu trong đoạn văn sau liên kết với nhau:

(người gieo hạt, cô bé, những thảm sao nhỏ xinh ấy, những vật hoa biêng biếc, những người bạn dễ thương)

Những nhúm hạt nhỏ bé ngày nào giờ đã trở thành những vạt hoa tím bung nở. □ đang tươi cười chào đón Uyên. □ cúi xuống, thủ thỉ cảm ơn □ đã đem mùa xuân đến nơi này, □ rung rinh trong nắng, thì thầm đáp lại lời cảm ơn của □.

Theo Lâm Phước An

b. Cho biết mỗi từ ngữ được chọn ở bài tập a thay thế cho từ ngữ nào trong câu văn đứng trước.

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Viết 3 – 4 câu nói về việc trồng cây, trong đó có sử dụng biện pháp thay thế từ ngữ để liên kết các câu.

Em suy nghĩ và viết câu phù hợp.

Gợi ý:

- Trồng cây có ý nghĩa như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Phát hiện lỗi liên kết câu có trong mỗi đoạn văn sau và chữa lại cho đúng:

a. Hoa hồng thường được trồng làm cảnh. Sau đó, nhờ hương thơm đặc biệt, cánh hoa hồng còn được sử dụng để làm nước hoa.

b. Du khách đến Bồ Đào Nha thường bị lôi cuốn bởi những sắc màu rực rỡ. Đây là những vệt màu sáng tươi lung linh trên thân những con tàu. Đây còn là bầu trời ô dù bảy sắc cầu vồng rực lên dưới ánh nắng hiền hoà.

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Chọn một từ ngữ phù hợp trong khung thay cho mỗi □ để liên kết các câu trong đoạn văn sau:

rồi, chúng, chào mào

Chào mào thường đi ăn theo đàn. Mùa đông xoan chín, □ bay về từng đàn trên rặng xoan. □ vừa ăn vừa gọi nhau ríu rít. Dù đang rất vui nhưng chỉ cần một chú phát hiện ra điều gì không lành và kêu “choét" lên một tiếng, lập tức cả đàn im bặt. □ cả bầy đồng loạt bay ảo đi như một cơn gió.

Theo Hà Lương

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Tìm từ ngữ dùng để liên kết các câu trong đoạn văn sau:

(1) Mùa hạ mở đầu với muôn vàn tiếng ve và tiếng chim vít vịt. (2) Cùng với mùa hạ là nắng vàng rực rỡ, là những ngọn gió nam hây hẩy hoà quyện với tiếng sáo diều ngân nga. (3) Những quả vải thiều bắt đầu sẫm lại, mong nước... (4) Nhưng không chỉ có thể, mùa của nắng vàng rực rỡ còn khiến cả cái đầm sen trước làng cũng trồi lên những búp như hai bàn tay khum khum chụm lại.

Theo Đặng Vương Hưng

Xem lời giải >>
Bài 20 :

a) Các câu trong mỗi đoạn văn dưới đây nói về ai hoặc sự vật, sự việc nào? Đánh dấu v vào những ô phù hợp:

(1) Năm 1781, một nhà thiên văn học người Anh phát hiện ra Sao Thiên Vương. Phát kiến này đã làm thay đổi hiểu biết của loài người về số lượng hành tinh trong Hệ Mặt Trời.

(2) Qua một cuộc thi trên mạng In-tơ-nét, cô bé Lan Anh 15 tuổi. được mời làm đại biểu của Nghị viện Thanh niên Thế giới năm 2000 (tổ chức ở Ô-xtrây-li-a). Em đã đặt chân tới 11 quốc gia khi chưa tròn 17 tuổi và đã viết hàng trăm bài báo. Trong mọi cuộc gặp gỡ quốc tế, cô bé Hà Nội ấy đều trình bày trôi chảy những vấn đề mà em quan tâm bằng tiếng Anh.

Ý

Đoạn (1)

Đoạn (2)

Nói về một hành tinh trong Hệ Mặt Trời.

Nói về việc phát hiện ra Sao Thiên Vương.

Nói về Nghị viện Thanh niên Thế giới.

Nói về Lan Anh – một đại biểu của Nghị viện Thanh niên Thế giới năm 2000.

b) Những từ ngữ nào trong mỗi đoạn văn cùng nói về một nhân vật, sự vật, sự việc? Đánh dấu v vào những ô phù hợp.

Ý

ĐÚNG

SAI

nhà thiên văn học, người Anh

phát hiện ra Sao Thiên Vương, phát kiến này.

Lan Anh, em, cô bé Hà Nội

cuộc thi, bài báo, cuộc gặp gỡ

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Việc sử dụng những từ ngữ khác nhau để nói về cùng một nhân vật, sự vật, sự việc trong mỗi đoạn văn trên có tác dụng gì? Đánh dấu V vào những ô phù hợp:

Ý

Đoạn a

Đoạn b

Tránh lặp từ.

Làm cho câu văn có hình ảnh.

Liên kết các câu trong đoạn văn.

Cung cấp thêm thông tin về nhân vật.

Xem lời giải >>
Bài 22 :

a) Gạch dưới những từ ngữ thể hiện biện pháp thế trong các đoạn văn dưới đây.

Từ nhỏ, Xi-ôn-cốp-xki đã mơ ước được bay lên bầu trời. Có lần, cậu bé dại dột nhảy qua cửa sổ để bay theo những cánh chim. Kết quả, cậu bị ngã gãy chân. Nhưng rủi ro lại làm nảy ra trong đầu óc non nớt của nhà bác học tương lai một câu hỏi: “Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được?".

Để tìm hiểu điều bí mật đó, Xi-ôn-cốp-xki đọc không biết bao nhiêu là sách. Sau này, được gợi ý từ chiếc pháo thăng thiên, ông đã thiết kế thành công tên lửa nhiều tầng, trở thành một phương tiện bay tới các vì sao.

b) Nêu tác dụng của biện pháp thể trong các đoạn văn trên:

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Viết từ ngữ thích hợp trong thẻ từ vào chỗ trống để liên kết các câu trong đoạn văn sau:

Từ thuở nhỏ, Lê Quý Đôn đã nổi tiếng thần đồng. Lên hai tuổi, ....... đã nhận được mặt chữ. Năm tuổi,..............đọc được sách và tập viết văn, làm thơ. Mười bốn tuổi, ……………..theo cha rời quê lên kinh đô Thăng Long tìm thầy giỏi. Lê Quý Đôn là người Việt Nam đầu tiên quan tâm đến khoa học vũ trụ……………..đã để lại cho đời nhiều bộ sách quý về lịch sử, địa lí, văn học.

Cậu                 chàng trai trẻ                          nhà bác học ấy                        cậu bé

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Gạch dưới các từ ngữ thể hiện biện pháp thế trong mỗi đoạn văn dưới đây:

a) Những con chim chia vôi bay dập dờn trên đồng lúa. Chúng lượn vòng tròn một lúc, rồi vụt bay lên cao với đội hình tam giác. Đàn chim bụng trắng ấy bỗng chuyển màu vàng lấp loáng rồi hoá thành những chấm đen bay về phía Mặt Trời lặn.

b) Năm 1752, nhà khoa học Ben-gia-min Franh-klin khám phá ra bí mật của tia sét. Từ phát hiện này, ông đã chế tạo ra cột thu lôi. Sáng chế quan trọng ấy đã giúp con người thu phục được Thần Sét - nỗi khiếp đảm của nhân loại lúc bấy giờ. Người chinh phục sét còn là một nhà hoạt động xã hội nổi tiếng. Ông được coi là một trong những người lập ra nước Mỹ.

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Điền vào chỗ trống những từ ngữ có tác dụng liên kết câu trong đoạn văn sau:

(1) Ngày 21-7-1969, con tàu vũ trụ A-pô-lô 11 của Mỹ đã đưa ba phi hành gia lên Mặt Trăng. (2) Nhà du hành vũ trụ Nây Am-xtrông là người đặt bước chân đầu tiên lên bề mặt hành tinh này. (3) Ông đã nói về sự kiện đó bằng một câu bất hủ: (4) “Đây là bước đi nhỏ bé của một con người, nhưng là bước tiến vĩ đại của nhân loại.".

- Câu 2: ………..thay thế cho phi hành gia.,…………thay thế cho Mặt Trăng ở câu 1.

- Câu 3:……….thay thế cho Nây Am-xtrông ở câu 2.

- Câu 4: …………… thay thế cho sự kiện đó ở câu 3.

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Hãy viết một đoạn văn ngắn kể lại hoạt động của em và các bạn (hoặc hoạt động của em và gia đình em) trong ngày Quốc tế Thiếu nhi 1-6 (hoặc ngày tết Trung thu), trong đó có sử dụng biện pháp thể để liên kết câu. Gạch dưới các từ ngữ thể hiện biện pháp thế.

Xem lời giải >>