Đề bài

Thầy Bôn đã làm gì để vượt qua khó khăn, tổ chức dạy học?

Phương pháp giải

Em đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Để vượt qua khó khăn, tổ chức dạy học thầy đã làm:

- Thầy tự tay đẵn gỗ dựng một lớp học, có đủ bàn ghế cho 40 học sinh.

- Thiếu giấy bút, thầy cho viết vào tàu lá chuối bằng những chiếc bút gỗ tự tạo

- Thiếu đồ chơi, thầy nhặt bưởi rừng về làm bóng

- Thiếu đồ dùng, thầy bán thóc lấy tiền mua sắm đồ dùng

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Năm 1962, lần đầu tiên có một nhà giáo được Chủ tịch Hồ Chí Minh phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động. Đó là thầy Nguyễn Văn Bôn, năm ấy vừa tròn 25 tuổi.

Thầy Bôn xung phong lên dạy học ở xã Mù Cả, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu từ những ngày cả xã không một ai biết tiếng phổ thông. Thầy tự tay đẵn gỗ dựng một lớp học, có đủ bàn ghế cho 40 học sinh.

Ngày khai giảng, cả lớp chỉ có một hộp phấn và một quyển sách vỡ lòng. Thầy viết lên bảng, tiếng trẻ đọc vang khắp bản, người lớn cũng tò mò kéo đến xem. Những buổi học đầu tiên, chưa có giấy bút, các em tập viết vào tàu lá chuối bằng những chiếc bút gỗ tự tạo. Thầy nhặt bưởi rừng về làm bóng cho các em chơi, dạy các em múa, hát, diễn kịch; tổ chức cho các em làm nương, bán thóc lấy tiền mua sắm đồ dùng. Dần dần, trường mua được ra đi ô, máy nghe đĩa, đèn chiếu, rồi mua cả trâu bò làm nương. Đội văn nghệ của trường được mời đi diễn ở nhiều nơi.

Để giúp dân xoá nạn mù chữ, thầy Bôn đề nghị mỗi bản chọn ra một, hai thanh niên đến học rồi về dạy cho những người khác. Người dân bận đi chăn trâu, không đến lớp được, thầy Bôn tổ chức viết chữ lên lưng trâu cho họ học. Chính nhờ những nỗ lực đó, năm 1963, Mù Cả là xã duy nhất ở rẻo cao phía Bắc được công nhận là xã xoá xong nạn mù chữ. Học trò của thầy Bôn sau này có nhiều người thành đạt, có những cống hiến quan trọng cho miền phên giậu của Tổ quốc.

Theo Đỗ Doãn Hoàng

Thầy Nguyễn Văn Bôn gặp những khó khăn gì ở nơi dạy học?

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Theo em, những đóng góp của thầy Bôn nêu ở đoạn 3 có ý nghĩa như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Câu chuyện trên nói lên điều gì về sự chăm sóc của các thầy, cô đối với trẻ em?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Nội dung của bài đọc Chuyện một người thầy

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Thầy Nguyễn Văn Bôn gặp những khó khăn gì ở nơi dạy học? Đánh dấu v vào những ô phù hợp:

Ý 

ĐÚNG

SAI

a) Cả xã không ai biết tiếng phổ thông. 

b) Cả xã không có trường lớp, bàn ghế.

c) Học sinh phải viết vào lá chuối bằng bút gỗ tự tạo. 

d) Đội văn nghệ của nhà trường phải đi biểu diễn ở nhiều nơi.

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Thầy Bôn đã làm gì để vượt qua khó khăn tổ chức dạy học? Đánh dấu v vào những ô phù hợp:

Ý 

ĐÚNG

SAI

a) Thầy tự tay đẵn gỗ dựng một lớp học, có đủ bàn ghế cho 40 học sinh.

b) Thầy nhặt bưởi rừng về làm bóng cho các em chơi; dạy các em múa, hát, diễn kịch.

c) Thầy vận động nhân dân đóng góp tiền mua sách vở và xây dựng trường lớp. 

d) Thầy tổ chức cho các em làm nương,bán thóc lấy tiền mua sắm đồ dùng. 

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Theo em, những đóng góp của thầy Bôn nêu ở đoạn 3 có ý nghĩa như thế nào? Đánh dấu v vào những ô phù hợp:

Ý 

ĐÚNG

SAI

a) Việc làm của thầy giúp cho mọi người dân xã Mù Cả đều được đến trường học chữ.

b) Việc làm của thầy giúp Mù Cả trở thành xã duy nhất ở rẻo cao phía Bắc được công nhận là xã xóa xong nạn mù chữ.

c) Việc làm của thầy giúp cho mỗi bản ở xã Mù Cả có một đến hai thanh niên biết chữ.

d) Việc làm của thầy là tấm gương cho các vùng khó khăn trong cả nước, giúp cho việc xóa mù chữ thành công.

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Câu chuyện trên nói lên điều gì về sự chăm sóc của các thầy cô đối với trẻ em?

Xem lời giải >>