Dựa vào dàn ý đã lập trong hoạt động Viết ở Bài 23, viết bài văn theo yêu cầu.
Lưu ý
Khi miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên, em cần sử dụng biện pháp so sánh, nhân hoá và những từ ngữ gợi tả để bài văn có sức cuốn hút với người đọc.
Ví dụ:
Hôm nay, gia đình tôi chuyển đến nơi ở mới dưới thung lũng, từ biệt dốc núi cheo leo sau bao năm gắn bó.
Đứng trên cao nhìn xuống, thung lũng giống như một cái chảo khổng lồ, viền chảo là dãy núi ghé sát vai nhau cao ngất, lòng chảo có cánh đồng lúa xanh rì. Cuối con đường mòn có những mái nhà lô nhô quây quần bên nhau.
(Theo Nguyên Bình)
Em dựa vào dàn ý đã lập trong hoạt động Viết ở Bài 23 và gợi ý, viết bài văn theo yêu cầu.
Gần nhà em có hồ nước xanh mát, nằm giữa những hàng cây xanh tươi ở công viên trung tâm của địa phương em.
Vào mùa xuân, cảnh hồ nước vào mùa xuân thật rực rỡ và tươi mới. Mặt nước trong xanh, phẳng lặng như tấm gương, phản chiếu bầu trời trong xanh và những đám mây trắng bồng bềnh. Hàng cây bên hồ bắt đầu đâm chồi nảy lộc, những búp lá non xanh mơn mởn. Hoa anh đào nở rộ, cánh hoa bay phấp phới trong gió xuân, tô điểm thêm cho khung cảnh. Em thường đi dạo quanh hồ vào buổi sáng, cảm nhận không khí trong lành và mùi hương hoa cỏ thoang thoảng. Mùa hè đến, mặt hồ như khoác lên mình chiếc áo xanh thẳm, ánh nắng chiếu xuống lấp lánh như những viên kim cương rải rác. Cây cối quanh hồ xanh mướt, tỏa bóng mát. Những cây phượng vĩ nở hoa đỏ rực, tạo nên khung cảnh rực rỡ và sôi động. Khi mùa thu về, mặt hồ phẳng lặng, in bóng bầu trời thu trong xanh và những chiếc lá vàng rơi nhẹ nhàng trên mặt nước. Cây cối quanh hồ bắt đầu thay lá, những chiếc lá vàng, đỏ tạo nên bức tranh thu lãng mạn và trầm lắng. Vào thời điểm này, em thường ngồi bên hồ vào buổi chiều, ngắm nhìn cảnh thu và nhớ lại những kỷ niệm học trò cùng bạn bè. Đến mùa đông, mặt hồ trở nên tĩnh lặng và lạnh lẽo hơn. Nước hồ có màu xám xanh, phản chiếu bầu trời xám xịt của mùa đông. Cây cối trơ trụi, chỉ còn lại những cành khô gầy guộc. Khung cảnh trở nên u buồn và tĩnh mịch. Em thích đi dạo quanh hồ vào những buổi sáng sớm, cảm nhận cái lạnh se sắt của mùa đông và nhìn ngắm cảnh vật trong màn sương mờ ảo.
Những cảnh đẹp thiên nhiên quanh hồ nước này không chỉ là nơi em ngắm nhìn mỗi ngày mà còn gắn liền với biết bao kỷ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ. Mỗi mùa mang đến một vẻ đẹp riêng, một cảm xúc riêng, làm phong phú thêm tâm hồn em.
Các bài tập cùng chuyên đề
Đọc bài văn dưới đây và trả lời câu hỏi.
Đà Lạt
Đà Lạt là thành phố ngàn hoa, nổi tiếng với hồ trong xanh và thông mơ màng.
Nằm trên độ cao 1500 mét so với mặt nước biển, Đà Lạt có khí hậu mát mẻ quanh năm. Đây là nơi nghỉ mát lí tưởng của du khách chẳng những vì không khí mát lành mà còn bởi những cảnh đẹp đến nao lòng.
Thác Cam Ly như một dải lụa, trắng sáng như gương, tô điểm cho thành phố vẻ hùng vĩ và nên thơ. Suối Vàng có cột nước quanh năm suốt tháng đổ xuống ào ào. Suối Vàng chia nước cho các con suối nhỏ rì rào, chảy mãi vào những nẻo nào trong lòng các rừng thông cây mọc thẳng tắp, ngút ngàn.
Trong nắng ấm, bầu trời Đà Lạt không chút gợn mây, luôn thắm xanh một màu ngọc bích. Cái màu xanh của tầng không càng thêm lung linh biến ảo khi phản chiều xuống những mặt hồ trong suốt như pha lê.
Cảnh sắc thiên nhiên của Đà Lạt vốn dĩ đã đẹp, lại được con người ra công tô điểm. Những vườn rau xanh tươi và những vườn hoa muôn hồng nghìn tía như khoác cho thành phố xinh đẹp này một chiếc áo lụa rực rỡ. Hương hoa hoà với hương ngàn thông làm cho không khí Đà Lạt dễ chịu vô cùng.
Thật không ngoa khi ca ngợi Đà Lạt là chốn “bồng lai tiên cảnh".
(Theo Ay Dun và Lê Tấn)
Từ ngữ:
Bồng lai tiên cảnh: nơi có cảnh đẹp và cuộc sống hạnh phúc như thế giới thần tien.
a. Bài văn trên tả gì?
b. Tìm phần mở bài, thân bài và kết bài của bài văn. Nêu nội dung chính của mỗi phần.
c. Trong phần thân bài, phong cảnh được tả theo trình tự nào? Tìm từ ngữ được sử dụng để làm nổi bật vẻ đẹp của phong cảnh.
d. Tình cảm của người viết đối với phong cảnh được thể hiện qua những chi tiết nào?
Trao đổi về những điểm cần lưu ý khi viết bài văn tả phong cảnh.
- Phong cảnh được miêu tả
- Bố cục bài văn
- Trình tự miêu tả
- Cách lựa chọn cảnh vật để miêu tả
- Cách làm nổi bật đặc điểm của phong cảnh
Sưu tầm đoạn văn hoặc bài văn tả phong cảnh (cảnh sông suối, ao hồ, biển đảo....).
Tìm đọc sách báo khoa học viết về động vật hoang dã.
Đọc bài văn dưới đây và trả lời câu hỏi.
Bốn mùa trong ánh nước
Hồ Hoàn Kiếm là nơi quen thuộc với rất nhiều người. Cảnh đẹp lộng lẫy từ ngọn cỏ, hàng cây cho tới nước hồ trong xanh gợn sóng.
Mùa hè, sau những cơn mưa rào, nước hồ đầy lên, màu nước như bớt xanh hơn. Trong dông gió, hồ nổi sóng. Nhưng dông gió đến đâu thì mặt hồ vẫn chỉ lăn tăn sóng gợn, trầm mặc giữa thinh không, soi bóng những áng máy nổi rồi lại tan.
Về mùa đông, nước hồ cạn đi, sâu xuống, chân cầu Thê Húc bỗng cao hơn, lênh khênh. Trong cái lạnh bao trùm phố phường Hà Nội, nước hồ lặng trong sương, một màn sương trong nhẹ và mỏng như khăn voan. Hồ hiện ra vẻ cổ kính với những cành khô lá vàng in bóng xuống mặt nước lặng thinh.
Có lẽ tưng bừng nhất là vào dịp tết Nguyên đán, hồ được trang điểm lộng lẫy bởi đèn đủ màu, cờ bay phất phới và hoa rực rỡ. Trong mưa bay, người người đi trẩy hội. Ngàn vạn tiếng rao, tiếng mời chào của người bán hàng rong cất lên như chim hót mùa xuân.
Nhưng hồ Hoàn Kiếm đẹp hơn cả là về mùa thu. Mùa thu Hà Nội dường như không có gió lớn, đủ để nước hồ lắng sâu. Ánh nắng mùa thu lại tươi nên mặt hồ ngời lên như ánh mắt thanh xuân. Những cây liễu bên hồ xanh mướt, lá bay dịu dàng như mái tóc thiếu nữ. Những cây đa cổ thụ xanh tốt và tráng kiện như những lão tướng, hàng rễ rủ như những bộ râu oai hùng. Trong đền Ngọc Sơn có nhiều tiếng chim ríu rít, tiếng hót của chim non, của ước mơ bay bổng.
Từng ánh nước của hồ Hoàn Kiếm có biết bao người đã ngắm, từng bóng cây nơi này có biết bao người đã ngồi hóng mát, nghỉ ngơi và thầm nghĩ về cuộc sống của mình ở một góc nhỏ nào trên trái đất này.
(Theo Lê Phương Liên)
a. Bài văn trên tả phong cảnh ở đâu?
b, Tìm phần mở bài, thần bài, kết bài của bài văn và nêu ý chính của từng phần.
c. Trong phần thân bài, cảnh hồ Hoàn Kiếm được tả vào những thời gian nào? Những từ ngữ nào giúp em nhận ra trình tự đó?
d. Theo trình tự miêu tả trong bài, người đọc cảm nhận được đặc điểm gì của cảnh hồ Hoàn Kiếm?
Em học được những gì về cách miêu tả phong cảnh từ bài văn trên?
- Sử dụng nhiều giác quan để quan sát, cảm nhận cảnh vật.
- Sử dụng nhiều hình ảnh so sánh để làm nổi bật đặc điểm từng cảnh vật.
- ?
So sánh trình tự miêu tả của bài Bốn mùa trong ánh nước với bài Đà Lạt.
So sánh các cách mở bài và kết bài dưới đây. Em thích cách viết nào hơn? Vì sao?
Mở bài
- Mở bài trực tiếp: Đà Lạt là thành phố ngàn hoa, nổi tiếng với hồ trong xanh và thông mơ màng.
- Mở bài gián tiếp: Từ Bắc vào Nam, từ đất liền tới biển đảo, nơi đâu trên đất nước ta cũng có những cảnh đẹp thu hút khách du lịch, trong số đó phải kể đến Đà Lạt. Đó là thành phố của ngàn hoa, thành phố của ngàn thông với rất nhiều hồ nước thơ mộng.
Kết bài
- Kết bài không mở rộng: Thật không ngoa khi ca ngợi Đà Lạt là chốn “bồng lai tiên cảnh”.
- Kết bài mở rộng: Thật không ngoa khi ca ngợi Đà Lạt là chốn “bồng lai tiên cảnh”. Bạn có muốn đến thăm Đà Lạt trong một ngày mờ sương không?
Viết mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng cho bài Bốn mùa trong ánh nước.
Trao đổi về cách viết mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng cho bài văn tả phong cảnh.
G:
- Khi viết mở bài gián tiếp, có thể bắt đầu như thế nào để dẫn vào phần giới thiệu phong cảnh?
+ Nhớ về một số nơi có phong cảnh đẹp em từng đến thăm hoặc được xem trên ti vi, trong tranh ảnh,...
+ Nghe một bài hát hoặc đọc một bài thơ, bài văn,... có nhắc đến vẻ đẹp của cảnh vật thiên nhiên,...
+ ....
- Khi viết kết bài mở rộng, nên mở rộng theo hướng nào?
+ Nghĩ về những người thầm lặng góp sức, chung tay giữ gìn, bảo vệ vẻ đẹp của cảnh vật thiên nhiên,...
+ Tưởng tượng về những thay đổi của cảnh vật theo thời gian,...
+....
Chia sẻ với người thân nội dung mở bài và kết bài em đã viết.
Trao đổi về kết quả quan sát.
- Cảnh vật quan sát được
- Đặc điểm của cảnh vật
- *
Quan sát và ghi lại kết quả quan sát.
M: Quan sát dòng suối theo trình tự không gian:
a. Quan sát toàn cảnh.
G:
– Không gian chung (thoáng, rộng, giữa rừng bao la,...)
– Đặc điểm chung (yên tĩnh, thơ mộng...)
b. Quan sát từng sự vật, hiện tượng,...
G:
Cảnh vật |
Hình dáng |
Màu sắc |
Âm thanh |
Hương vị |
* |
Dòng suối |
uốn lượn, * |
trong vắt, * |
róc rách,* |
* |
* |
* |
* |
* |
* |
* |
* |
Lưu ý: Em có thể lựa chọn một số sự vật, hiện tượng chủ yếu, trọng tâm hoặc những sự vật, hiện tượng nổi bật, đặc sắc để quan sát.
Chuẩn bị.
- Lựa chọn phong cảnh để quan sát (cảnh ao, hồ, sông, suối, biển, đảo,...).
- Lựa chọn cách quan sát (trực tiếp hoặc qua tranh ảnh, video,...)
- Lựa chọn trình tự quan sát.
a. Theo không gian:
- Từ bao quát toàn cảnh đến từng chi tiết, từng bộ phận (hoặc ngược lại)
- Từ gần đến xa (hoặc ngược lại)
- Từ trái qua phải (hoặc ngược lại)
- ...
b. Theo thời gian:
- Theo thời gian trong ngày
- Theo các mùa trong năm
- Theo sự thay đổi của phong cảnh trong mỗi lần quan sát
- ...
Lập dàn ý.
Dựa vào kết quả quan sát trong hoạt động Viết ở Bài 12, lập dàn ý cho để bài đã chọn.
G:
Mở bài |
Nêu những ý giới thiệu bao quát về phong cảnh theo cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp. |
Thân bài |
Liệt kê nội dung miêu tả theo một trong các trình tự: – Theo không gian: Tả lần lượt từng phần hoặc từng vẻ đẹp của phong cảnh theo trình tự từ gần tới xa, từ thấp lên cao, từ trái sang phải,.. – Theo thời gian: Tả sự biến đổi hoặc đặc điểm của phong cảnh trong những thời gian khác nhau (các buổi trong ngày, các mùa trong năm,...). – Theo không gian kết hợp với thời gian: Tả sự đổi thay đổi của từng sự vật, hiện tượng... trong những thời điểm khác nhau. Lưu ý: – Đặc điểm của phong cảnh cần được cảm nhận bằng nhiều giác quan. – Tập trung miêu tả những sự vật, hiện tượng,... nổi bật. |
Kết bài |
Nêu suy nghĩ, nhận xét hoặc tình cảm, cảm xúc đối với phong cảnh được miêu tả theo cách kết bài mở rộng hoặc không mở rộng. |
Tìm đọc sách báo viết về núi, hang động, đại dương, các hành tinh trong hệ Mặt Trời,... hoặc hiện tượng trong thế giới tự nhiên (núi lửa phun trào, lốc xoáy, mưa đá,...).
Đọc các đoạn văn dưới dây và trả lời câu hỏi.
a. Trong rừng trúc có một con suối nhỏ, nước rất trong. Suối chảy lững lờ, làm những sợi rêu xanh bám vào những tảng đá xám hai bên bờ nhảy múa nhịp nhàng. Ở giữa dòng, một bầy cá nhỏ chỉ bằng ngón tay út ve vẩy vây và đuôi, miệng khé há ra, lặng lẽ bơi đứng. Gần như không có một tiếng động nào báo hiệu sự có mặt của con suối ở quãng rừng có lẽ là đầu nguồn này. Bên kia suối, đã thấy những chiếc măng trúc non bị nhím ăn dở, chân chúng in lỗ chỗ như vết chân chuột. Những cây trúc vàng óng, vút cao, đã bắt đầu trổ hoa. Hoa trúc cứng và vàng, không có hương vị gì, vậy mà đâu đó, vẫn thoảng một mùi thơm nhẹ nhõm, xa ngái,...
(Theo Trần Nhuận Minh)
- Đoạn văn tả phong cảnh gì?
- Tác giả quan sát, cảm nhận vẻ đẹp của phong cảnh bằng những giác quan nào?
- Phong cảnh được miêu tả theo trình tự thời gian hay không gian?
b. Biển luôn thay đổi màu tuỳ theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ,... Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng. Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế. Nhưng có một điều ít ai chú ý là: vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp kì diệu muôn màu muôn sắc ấy phần rất lớn là do mây, trời và ánh sáng tạo nên.
(Theo Vũ Tú Nam)
- Tìm câu chủ đề của đoạn văn.
- Theo em, tác giả đã quan sát biển, trời vào những thời điểm nào?
- Tìm và nêu tác dụng của hình ảnh so sánh và nhân hoá trong đoạn văn.
Dựa vào kết quả quan sát phong cảnh ở Bài 12 và dàn ý đã lập ở Bài 13, viết đoạn văn tả một đặc điểm nổi bật của cảnh ao hồ, sông suối hoặc biển đảo.
Dựa vào dàn ý đã lập trong hoạt động Viết ở Bài 14, viết bài văn theo yêu cầu của đề bài.
Lưu ý:
- Trình bày rõ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài.
- Tả kĩ hơn những sự vật, hiện tượng đặc sắc, làm nên vẻ đẹp riêng cho phong cảnh được miêu tả.
- Lựa chọn từ ngữ có sức gợi tả để làm nổi bật đặc điểm của sự vật, hiện tượng; kết hợp sử dụng biện pháp so sánh, nhân hoá,.... để lời văn sinh động, có sức cuốn hút đối với người đọc.
M:
Con sông Nậm Khan làm duyên nũng nịu, uốn mình một quãng rồi mới chịu hoà vào sông Mê Kông.
(Theo Tô Hoài)
Màn sương biến mất. Khuôn mặt dòng sông lộ ra ửng hồng, tươi rồi như khuôn mặt của em
bé vừa ra khỏi chiếc chăn ấm.
(Kim Viên)
Tìm đọc đoạn văn, bài văn tả cảnh miền núi, trung du, đồng bằng,... và chép lại những câu văn hay.
Ví dụ:
Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng. Mấy con kì nhông nằm phơi lưng trên gốc cây mục, sắc da luôn luôn biến đổi từ xanh hoá vàng, từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hoá tím xanh...
(Đoàn Giỏi)
Viết đoạn văn (3 – 5 câu) tả cảnh thiên nhiên, trong đó có ít nhất 2 từ ngữ chỉ màu xanh.
Chuẩn bị.
- Lựa chọn cảnh đẹp thiên nhiên (cảnh đẹp gần nhà em hoặc cảnh đẹp ở địa phương em).
- Xác định trình tự miêu tả (theo không gian, thời gian hoặc kết hợp cả hai cách).
Lưu ý: Cảnh đẹp thiên nhiên nơi em ở là cảnh thiên nhiên mà em đã được ngắm nhìn mỗi ngày, qua mỗi mùa, mỗi tháng năm. Em có thể tả sự thay đổi của cảnh thiên nhiên đó theo trình tự thời gian, gắn với những kỉ niệm của bản thân.
- Quan sát trực tiếp cảnh đẹp thiên nhiên em muốn tả hoặc nhớ lại cảnh đẹp thiên nhiên đã quan sát, ghi chép kết quả quan sát.
Lập dàn ý.
G:
Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp thiên nhiên nơi em ở theo cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp.
Thân bài
Nêu nội dung miêu tả dựa trên kết quả quan sát, cảm nhận cảnh vật bằng nhiều giác quan:
– Tả bao quát toàn cảnh.
– Tả chi tiết cảnh đẹp thiên nhiên (theo trình tự đã lựa chọn).
Kết bài: Nêu cảm nghĩ về cảnh đẹp thiên nhiên hoặc những mong ước của em theo cách kết bài mở rộng hoặc không mở rộng.
Trao đổi với người thân để có thêm thông tin về đặc điểm của cảnh đẹp thiên nhiên nơi gia đình em sinh sống.
Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:
Con suối bản tôi
Bản tôi chạy dọc hai bên bờ suối, trên hai sườn núi tương đối bằng bẳng. Con suối khá to từ những dãy núi xa lắc xa lơ chảy về.
Con suối chảy qua bản tôi bốn mùa nước xanh trong. Những ngày lũ, suối cũng chỉ đục vài ba ngày. Để tiện đi lại, người bản tôi bắc khá nhiều cầu qua suối. Cầu ghép bằng đôi thân cây to hoặc một thân cây cổ thụ. Gần đây, chiếc cầu bằng xi măng cốt thép đã được bắc qua con suối quê tôi. Mặt cầu rộng rãi. Trẻ nhỏ thường tụ tập hai bên thành cầu nhìn xuống nước xem những con cá lườn đỏ, cá lưng xanh,... lên thác, ngửa bụng trắng xoá. Cả bơi lượn lấp loáng, như hàng trăm, hàng nghìn ngôi sao rơi xuống lòng suối. Chỉ có đoạn suối qua bản tôi là còn nhiều cá như vậy, vì các già bảo giữ cả để làm đẹp cho bản và để mọi người có thể câu lấy vài con mà ăn.
Đoạn suối chảy qua bản tôi có hai cái thác, nước chảy khá xiết. Nước gặp những tảng đá ngầm chồm lên thành những con sóng bạc đầu. Hết đoạn thác dài chừng trăm mét lại đến vục. Vục khá sâu, nước lũng thừng như kẻ nhàn rỗi dạo xuôi dòng.
Con suối đơn sơ, bình dị ấy đã đem lại cho bản tôi vẻ thanh bình, trù phú với bao nhiêu điều hữu ích.
VI HỒNG - HỒ THỦY GIANG
Bài văn có mấy đoạn? Nêu nội dung của từng đoạn
Xếp các đoạn văn vào mỗi phần phù hợp: mở bài, thân bài, kết bài.
Theo em, ngoài trình tự miêu tả như trong phần thân bài nói trên, còn có thể miêu tả phong cách theo trình tự nào khác?
Bài văn sau có những điểm nào giống và khác bài Con suối bản tôi:
a, Về cấu tạo?
b, Về trình tự miêu tả?
Chiều tối
Nắng bắt đầu rút lên những chòm cây cao, rồi nhạt dần như hoà lẫn với ánh sáng trắng nhợt cuối ngày.
Lúc đó, trong những bụi cây đã thấp thoáng, thập thò những mảng tối. Màu tối lan dần dưới từng gốc cây, ngả dài trên thảm cỏ, rồi đổ lốm đốm trên là cành, nhất là những vòm xanh rậm rạp. Bóng tối như bức màn mỏng, như thứ bụi xốp, mỡ đen, phủ dẫn lên mọi vật.
Trong nhập nhoạng, thỉnh thoảng lại bật lên một mảng sáng mờ của ánh ngày vương lại. Một vài tiếng dế gáy sớm, vẻ thăm dò, chờ đợi. Có đôi ảnh đom đóm chấp chới, lúc lên cao, lúc xuống thấp, lúc lại rơi xuống mặt cỏ không còn rõ hình cây lá nữa mà mịn màng hoà lẫn như một mặt nước lặng êm.
Trong im ắng, hương vườn thơm thoảng bắt đầu rón rén bước ra và tung tăng trong ngọn gió nhẹ, nhảy trên cỏ, trườn theo những thân cành.
PHẠM ĐỨC
Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:
Chiều ngoại ô
Chiều hè ở ngoại ô thật mát mẻ và cũng thật là yên tĩnh. Khi những tia nắng cuối cùng nhạt dần cũng là khi gió bắt đầu lộng lên. Không khí dịu lại rất nhanh và chỉ một lát, ngoại ô đã chìm vào nắng chiều.
Những buổi chiều hè êm dịu, tôi thường cùng lũ bạn đi dạo dọc con kênh nước trong vắt. Hai bên bờ kênh, dải cỏ xanh êm như tấm thảm trải ra đón bước chân người. Qua căn nhà cuối phố là những ruộng rau muống. Mùa hè, rau muống lên xanh mơn mởn, hoa rau muống tím lấp lánh. Rồi những rặng tre xanh đang thì thầm trong gió. Đằng sau lưng là phố xá, trước mặt là đồng lúa chín mênh mông và cả một khoảng trời bao la, những đám mây trắng vui đùa đuổi nhau trên cao. Con chim sơn ca cất tiếng hót tự do, thiết tha đến nỗi khiến người ta phải ao ước giá mình có một đôi cánh. Trải khắp cánh đồng là rằng chiều vàng dịu và thơm hơi đất, là gió đưa thoang thoảng hương lúa chín và hương sen. Vẻ đẹp bình dị của buổi chiều hè vùng ngoại ô thật đáng yêu.
Nhưng có lẽ thú vị nhất trong chiều hè ngoại ô là được thả diều cùng lũ bạn. Khoảng không gian vắng lặng nơi bãi cỏ gần nhà tự nhiên chen chúc những cánh diều. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Ngồi bên nơi cắm diều, lòng tôi lâng lâng, tôi muốn gửi ước mơ của mình theo những cánh diều lên tận mây xanh.
a, Bài văn tả cảnh gì? Theo trình tự nào?
b, Tác giả quan sát các sự vật bằng những giác quan nào?
c, Bằng mỗi giác quan, tác giả cảm nhận được điều gì?
Mỗi đoạn văn trong bài văn dưới đây tả phong cảnh ở thời điểm nào của buổi sáng mùa hè? Tìm những hình ảnh tiêu biểu cho phong cảnh ở từng thời điểm, thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả.
Buổi sáng mùa hè trong thung lũng
Rừng núi còn chìm trong màn đêm. Trong bầu không khí đầy hơi ẩm và lãnh lạnh, mọi người đang ngon giấc trong những chiếc chăn đơn. Bỗng một con gà trống vỗ cánh phành phạch và cất tiếng gáy lanh lảnh ở đầu bản. Tiếp đó, rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran. Trên mấy cây cao cạnh nhà, ve kêu ra rả. Đó đây, ảnh lửa hồng bập bùng trên các bếp. Bản làng đã thức giấc.
Tảng sáng, vòm trời cao xanh mênh mông. Gió từ trên đỉnh núi tràn xuống thung lũng mát rượi. Khoảng trời sau dãy núi phía đông ủng đỏ. Những tia nắng đầu tiên hắt chéo qua thung lũng, trải lên đỉnh núi phía tây những vệt sáng màu lá mạ tươi tắn. Nắng vàng lan nhanh xuống chân núi rồi rải vội lên đồng lúa.
Mặt Trời nhô dần lên cao. Ánh nắng mỗi lúc một gay gắt. Dọc theo những con đường mới đắp, vượt qua những chiếc cầu gỗ bắc qua con suối, từng tốp nam nữ thanh niên thoăn thoắt gánh lúa về sân phơi. Tiếng cười giòn tan vọng vào vách đá.