Tóm tắt những sự kiện chính trong cuộc dời của thầy giáo, thầy thuốc, nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu.
- Chặng đường học hành, thi cử
- Thời kì gặp nhiều áp nhiều biến cố đau thương
- Giai đoạn ra tay giúp đời, cứu người
Em dựa vào nội dung bài đọc để trả lời câu hỏi.
Những sự kiện chính trong cuộc đời của thầy giáo, thầy thuốc, nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu:
– Chặng đường học hành, thi cử của ông: Năm 1833, ông ra Huế ở nhờ nhà người bạn của cha ăn học; Năm 1843, ông về quê và đỗ tú tài tại trường thi Gia Định; Hai năm sau, ông trở ra Huế học tập, chờ kì thi năm Kỷ Dậu 1849 nhưng đã bỏ thi vì phải về chịu tang mẹ mất, lỡ đường lập thân.
– Thời kì gặp nhiều biến cố đau thương: Nghe tin mẹ mất, ông bỏ thi kì thi năm Kỷ Dậu về chịu tang mẹ; Trên đường về quê chịu tang mẹ, ông ốm nặng, mù cả hai mắt, chạy chữa mãi không khỏi; Từ năm 1848 đến cuối năm 1849 ông mới về đến Gia Định “lỡ bề báo hiếu, lỡ đường lập thân”.
– Giai đoạn ra tay giúp đời, cứu người: Sau thời gian chịu tang mẹ, ông mở trường dạy học, làm thuốc chữa bệnh, tiếng thơm loan xa gần nhiều người biết tới; ông cùng các lãnh tụ nghĩa quân bàn mưu tính kế đánh giặc Pháp xâm lược; Sáng tác thơ văn khích lệ mạnh mẽ tinh thần chiến đấu của nhân dân.
Các bài tập cùng chuyên đề
Giới thiệu về một người có tấm lòng yêu nước, thương dân mà em biết.
CỤ ĐỒ CHIỂU
Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888) sinh ra trong một gia đình nhà nho ở làng Tân Thới, huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định (nay là Thành phố Hồ Chí Minh).
Năm 1833, do cuộc binh biến trong triều đình, cha bị mất chức, gia đình li tán, cậu bé Chiểu mới mười hai tuổi đã phải xa cha mẹ, ra Huế ở nhờ nhà một người bạn của cha để ăn học.
Năm 1843, Nguyễn Đình Chiểu trở về quê mẹ, đỗ tú tài tại trường thi Gia Định. Hai năm sau, ông lại trở ra Huế học tập, chờ kì thi năm Kỷ Dậu, 1849. Nhưng cuối năm 1848, mẹ mất, Nguyễn Đình Chiều phải bỏ thi về Nam chịu tang mẹ. Trên đường về, ông bị ốm nặng, mù cả hai mắt, chạy chữa mãi không khỏi. Cuối năm 1849, Nguyễn Đình Chiểu mới về đến Gia Định “lỡ bề báo hiếu, lỡ đường lập thân”.
Không gục ngã trước những thử thách nặng nề liên tiếp của số phận, sau thời gian chịu tang mẹ, ông mở trường dạy học và làm thuốc chữa bệnh cho dân. Học trò gần xa nghe danh, mến đức xin học rất đông. Tiếng thơ chan chứa tinh thần nghĩa hiệp của Đồ Chiểu cũng bắt đầu vang khắp miền Lục tỉnh.
Năm 1858, giặc Pháp xâm lược nước ta. Nguyễn Đình Chiểu cùng các lãnh tụ nghĩa quân bàn mưu tính kế đánh giặc. Ông sáng tác thơ văn bày tỏ niềm tiếc thương, cảm phục đối với những người đã hi sinh vì đất nước; khích lệ mạnh mẽ tinh thần chiến đấu của nhân dân. Trái tim nhân hậu của ông luôn gắn bó sắt son với vận mệnh của đất nước. Ông được nhân dân Lục tỉnh gọi bằng cái tên trìu mến “cụ Đồ Chiểu” như một cách tri ân với người thầy đáng kính của “lòng dân”.
(Theo Trần Thị Hoa Lê)
Từ ngữ
- Nhà nho: người học theo đạo Nho thời xưa.
- Tú tài: học vị thấp nhất trong hệ thống khoa cử thời xưa.
- Nghĩa hiệp: có tinh thần quên mình vì việc nghĩa, cứu giúp người gặp khó khăn, hoạn nạn.
- Lục tỉnh: tên gọi vùng đất Nam Bộ thời nhà Nguyễn.
Dựa vào đoạn mở đầu và những hiểu biết của em, hãy nói 2 – 3 câu giới thiệu về Nguyễn Đình Chiểu.
Vì sao Nguyễn Đình Chiểu được nhân dân Lục tỉnh gọi bằng cái tên thân mật “cụ Đồ Chiểu”?
Nêu chủ đề của bài đọc.
Đọc bài của các bạn trong nhóm hoặc bài được thầy cô khen và ghi lại những điều em muốn học tập.
Viết lại một số câu trong đoạn văn của em cho đúng hoặc hay hơn.
Chuẩn bị nội dung giới thiệu.
Em muốn giới thiệu về hoạt động nào? Hoạt động đó em đã tham gia hay được biết qua sách in, mạng in-tơ-nét? |
……………………………………………………………………………………………………………………………………… |
Ghi tóm tắt các thông tin về hoạt động đó (thời gian, địa điểm, người tham gia,...). |
………………………………………………………………………………………… |
Nêu cảm nghĩ của em về hoạt động đó. |
…………………………………………… |
Ghi lại những góp ý của thầy cô hoặc bạn bè về giới thiệu của em.
Viết 2 - 3 câu về ý nghĩa của ngày Thương binh, liệt sĩ (27 tháng 7).