DANH Y TUỆ TĨNH
(1)Tuệ Tĩnh (1330 – 1400) là một danh y đời Trần. Một lần, ông dẫn các học trò lên núi Nam Tào, Bắc Đẩu để nói về điều mình ấp ủ từ lâu.
(2) Ông kể: Khi giặc ngoại xâm nhóm ngó nước ta, vua quan nhà Trần chỉ huy quân sĩ luyện tập võ nghệ, rèn vũ khí, chuẩn bị lương thực, thuốc men, phòng giữ bờ cõi rất quan trọng.
(3) Từ lâu, việc vận chuyển thuốc men, vật dụng từ Trung Quốc sang nước ta đã bị ngăn cấm. Vua quan nhà Trần lo khi giáp trận, tất có người bị thương hoặc đau ốm, lấy gì chạy chữa?
(4) Các thái y bèn toả đi khắp mọi miền quê học cách chữa bệnh bằng cây cỏ trong dân gian. Vườn thuốc mọc lên khắp nơi. Núi Nam Tào, Bắc Đầu là hai ngọn dược sơn thời bấy giờ.
(5) Cây cỏ nước Nam đã góp phần làm cho quân ta thêm hùng mạnh, can trường, chiến đấu và chiến thắng kẻ thù đông hơn ta gấp nhiều lần.
(6) Kể xong, Tuệ Tĩnh trầm ngâm nói về sự quý giá của ngọn cây, sợi cỏ trên non sông gấm vóc mà tổ tiên để lại. Rồi ông nói với học trò ý nguyện nối gót người đi trước...
(7) Thế là, theo con đường của danh y Tuệ Tĩnh, cho đến nay, hàng trăm vị thuốc từ cây có nước Nam, hàng nghìn phương thuốc được tổng hợp từ dân gian để trị bệnh cứu người.
(Theo Tạ Phong Châu – Nguyễn Quang Vinh – Nghiêm Đa Văn)
Từ ngữ
- Tuệ Tĩnh (Nguyễn Bá Tĩnh): một danh y sống ở giai đoạn cuối thời Trần, được hậu thế suy tôn là tiên thánh của ngành thuốc nam.
- Núi Nam Tào, Bắc Đầu: hai ngọn núi ở tỉnh Hải Dương.
Danh y Tuệ Tĩnh dẫn các học trò lên núi Nam Tào, Bắc Đẩu đễ nói với các trò điều gì?
Em đọc bức tranh thứ 1 để tìm câu trả lời.
Danh y Tuệ Tĩnh dẫn các học trò lên núi Nam Tào, Bắc Đẩu đễ nói với các trò về điều mình ấp ủ từ lâu.
Các bài tập cùng chuyên đề
Kể tên một số loại cây được dùng làm thuốc chữa bệnh mà em biết.
Câu chuyện mà Tuệ Tĩnh kể cho học trò nghe xảy ra vào thời gian nào? Tình hình đất nước lúc bấy giờ ra sao?
Tóm tắt nội dung câu chuyện mà Tuệ Tĩnh đã kể.
Theo em, vì sao ý nguyện của Tuệ Tĩnh trở thành hiện thực và tiếp tục được kế thừa, phát huy cho đến ngày hôm nay?
Nêu cảm nghĩ của em về danh y Tuệ Tĩnh.
Chọn từ thích hợp nhất trong các từ đồng nghĩa (in nghiêng) điền vào chỗ trống.
Từ nhỏ, Lương Thế Vinh đã ……… (lừng danh/ nổi tiếng) về óc ……… (xem xét/ nhìn/ quan sát) và tính toán. Một hôm, cậu đem một quả bưởi ra bãi cỏ làm bóng chơi với các bạn. Đang chơi, bỗng quả bưởi ……… (lăn/ bay) xuống một cái hố gần đó. Bọn trẻ nhìn xuống cái hố đầy nuối tiếc. Vinh bảo bọn trẻ lấy nước đổ vào cái hố ấy. Nước ……… (dâng/ tăng) dần đến đâu, bưởi nổi lên đến đó.
(Theo Vũ Ngọc Khánh)
Khoanh vào từ không đồng nghĩa với những từ còn lại trong mỗi dãy từ sau:
a. nhân dân, đồng bào, bạn bè, quốc dân
b. dũng cảm, liều lĩnh, gan dạ, can đảm
c. tổ quốc, non sông, nhà nước, đất nước
Đọc đoạn thơ ở bài tập 3 (SHS Tiếng Việt 5, tập hai, trang 99) và thực hiện yêu cầu.
a. Xếp các từ in đậm vào cột thích hợp.
Từ |
Nghĩa gốc |
Nghĩa chuyển |
Không có chân có cánh |
|
|
Mà lại gọi: con sông? |
|
|
Không có lá có cành |
|
|
Lại gọi là: ngọn gió? (Xuân Quỳnh) |
|
|
b. Đặt một câu có từ in đậm được sử dụng với nghĩa chuyển.
M: Rừng là lá phổi xanh của trái đất.
Nối từ ăn trong mỗi nhóm với nghĩa phù hợp.
Viết đoạn văn (3 - 4 câu) nêu cảm nghĩ của em về danh y Tuệ Tĩnh, trong đó có sử dụng một cặp từ đồng nghĩa.
Từ "lạnh" trong mỗi câu dưới đây được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Đánh dấu ✓ vào ô thích hợp.
Câu |
Nghĩa gốc |
Nghĩa chuyển |
a. Anh ấy là người có trái tim nóng và cái đầu lạnh. |
|
|
b. Mùa đông nước Nga rất lạnh và thường có tuyết rơi. |
|
|
c. Chứng kiến vụ tai nạn, ai nấy lạnh cả người. |
|
|
Chọn 1 trong 2 đề dưới đây:
Đề 1: Viết đoạn văn nêu ý kiến tán thành việc lập Câu lạc bộ Đọc sách.
Đề 2: Viết đoạn văn nêu ý kiến tán thành việc phát triển hoạt động thể dục, thể thao trong nhà trường.
Dựa vào các ý đã tìm ở trang 70 - 71, viết đoạn văn theo yêu cầu của đề bài.
Tìm đọc sách báo viết về những thầy thuốc nổi tiếng của Việt Nam.
- Tên sách báo: .......................................
- Thầy thuốc trong sách báo em đã đọc là ai? Thầy thuốc đó có đóng góp gì cho nền y học Việt Nam?