Đề bài

Giới thiệu về trang phục truyền thống của một dân tộc trên đất nước ta.

G:

- Em muốn giới thiệu về trang phục truyền thống của dân tộc nào?

- Trang phục đó có điểm gì đặc sắc (chất liệu, màu sắc,...)?

Phương pháp giải

Em dựa vào hiểu biết của bản thân và gợi ý để trả lời câu hỏi.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Dân tộc Thái sinh sống phân tán ở nhiều vùng miền khác nhau trên lãnh thổ Việt Nam. Người Thái được chia thành 2 nhóm: Thái đen và Thái Trắng. Mặc dù có những khác biệt về văn hóa và phong tục, nhưng trang phục truyền thống họ vẫn có những điểm chung giữa 2 nhóm này. Trang phục truyền thống của phụ nữ Thái được thiết kế thanh thoát để tôn vinh nét đẹp dịu dàng của người con gái Thái.

Bộ trang phục truyền thống dân tộc của người Thái sẽ có: áo ngắn (xửa cỏm), áo dài (xửa chái và xửa luổng), váy (xỉn), thắt lưng (xải cỏm), khăn (piêu), nón (cúp), xà cạp (pepăn khạ), cùng với các loại hoa tai, vòng cổ, vòng tay và xà tích.

Trang phục truyền thống dân tộc Thái thường ưa chuộng các họa tiết như hình Mặt Trời, hoa lá, rồng… Áo được may khéo léo ôm sát cơ thể. Khi kết hợp váy áo với thắt lưng và khăn Piêu, cùng một vài trang sức bằng bạc, bộ trang phục thêm phần xinh xắn và thu hút. Màu sắc phổ biến thường được sử dụng trên trang phục là màu chàm, tạo nên sự hòa hợp với sắc xanh thiên nhiên.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

VŨ ĐIỆU TRÊN NỀN THỔ CẨM

 

Dân tộc Cơ-tu cư trú ở núi rừng Trường Sơn còn bảo lưu nhiều di sản văn hóa độc đáo. Một trong những di sản đó là nghề dệt thổ cẩm. Bộ trang phục cổ truyền của dân tộc Cơ-tu được làm từ thổ cẩm luôn rực rỡ bởi những hoa văn dệt bằng hạt cườm. Trong đó, nổi bật nhất là hoa văn da dá, mô phỏng diệu múa Da dá.

Điệu múa Da dá là một trong những điệu múa cổ xưa nhất của phụ nữ Cơ-tu. Đây là điệu múa cầu mưa, thường được thực hiện trong các lễ hội cộng đồng của người Cơ-tu. Khi múa, đôi tay của người phụ nữ xoè lên trời như để cầu xin và đón nhận hạt lúa từ thần linh.

Điệu múa Da dá đã được thợ dệt Cơ-tu khắc hoạ một cách sống động thành hoa văn trên nền thổ cẩm truyền thống. Bằng đôi tay khéo léo, người thợ dệt đã đính những hạt cườm trắng vào nền vải thô rám, tạo thành hoa văn da dá, trang trí trên váy, áo của phụ nữ.

Với vẻ đẹp mang đậm sắc thái tộc người, hoa văn da dá thực sự góp phần làm cho di sản trang phục của đồng bào Cơ-tu thêm giá trị.

(Theo Trần Tấn Vịnh)

Từ ngữ

- Thổ cẩm: loại vải của một số dân tộc thiểu số, dệt bằng sợi có nhiều màu sặc sở.

- Hoa văn: hình vẽ trang trí trên các đồ vật.

- Di sản: sản phẩm vật chất và tinh thần của thời trước để lại.

 

Hoa văn trên bộ trang phục cổ truyền của người Cơ-tu có những điểm gì độc đáo?

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Phụ nữ Cơ-tu múa điệu Da dá như thế nào và để làm gì?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Hoa văn da dá trên váy, áo đã được những người thợ dệt Cơ-tu thực hiện như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Vì sao nói hoa văn da dá mang đậm sắc thái tộc người Cơ-tu? Chọn những đáp án đúng.

A. Vì nó mô phỏng điệu múa cầu mưa của phụ nữ Cơ-tu.

B. Vì nó khắc hoạ điệu múa cầu mùa của phụ nữ Cơ-tu.

C. Vì nó được trang trí trên trang phục truyền thống của người Cơ-tu.

D. Vì nó là sản phẩm của những người thợ dệt Cơ-tu.

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Theo em, tác giả muốn nói điều gì qua bài đọc?

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Tra từ điển để tìm nghĩa của mỗi từ dưới đây:

- cổ truyền

- cổ vật

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Tìm thêm 3 từ có tiếng cổ với nghĩa “thuộc về thời xa xưa".

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Tìm từ có tiếng cổ thay cho bông hoa trong mỗi câu dưới đây:

(1) Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam toạ lạc trên phố Tràng Tiền (Hà Nội), giữa một vườn cây * đã hàng trăm năm tuổi. (2) Đó là một toà nhà * có kiến trúc kết hợp Đông - Tây tuyệt đẹp. (3) Tại đây trưng bày rất nhiều các hiện vật liên quan đến lịch sử của Việt Nam từ thời * đến hiện đại, trong đó có những * rất có giá trị như: rìu đá Phùng Nguyên, trống đồng Đông Sơn, cọc gỗ Bạch Đằng,...

Theo Hoàng Anh

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Ghi lại những ý kiến em góp ý cho bạn (hoặc được thầy cô, bạn bè góp ý). 

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Viết lại một số câu trong đoạn văn mà em muốn chỉnh sửa cho hay hơn.

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Yêu cầu: Giới thiệu về một địa điểm tham quan, du lịch mà em biết

Chuẩn bị nội dung giới thiệu.

Tên gọi

………………………………………………………………..

Địa chỉ

………………………………………………………………..

Đặc điểm (cảnh quan thiên nhiên, công trình kiến trúc,...)

……………………………………………………………….

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Ghi lại ý kiến của thầy cô hoặc bạn bè về bài giới thiệu của em (về nội dung giới thiệu, cách giới thiệu, các phương tiện hỗ trợ,...). 

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Ghi lại những thông tin quan trọng khi nghe bạn giới thiệu về địa điểm tham quan, du lịch.

- Tên địa điểm tham quan, du lịch:

- Đặc điểm gây ấn tượng của địa điểm tham quan, du lịch: 

Xem lời giải >>