Tìm câu ghép trong các đoạn văn dưới đây và cho biết các vế của mỗi câu ghép được nối với nhau bằng cách nào.
a) (1) Làng Tày, làng Dao ven suối và trong rừng, nhưng làng người Mông ở chơ vơ đỉnh núi, giữa cỏ tranh mênh mông. (2) Vách và mái nhà đều ghép bằng những miếng gỗ pơ-mu, nhà nhà ám khói sạm đen tưởng như làng xóm liền với trời xanh. (3) Xung quanh nhà nào cũng sum sê những đào, những lê. (4) Giữa mùa đông, hoa lê trắng ngần. (5) Vào đầu xuân, hoa đào nở hồng cả trời.
(Tô Hoài)
b) (1) Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. (2) Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. (3) Mưa phùn lất phất... (4) Bên gốc đa, một chú thỏ bước ra, tay cắm một tấm vải dệt bằng rong. (5) Thỏ tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút. (6) Thỏ đuổi theo. (7) Tấm vải tròng trành trên ao. (8) Thỏ vừa đặt chân xuống nước đã vội co chân lên. (9) Thỏ cố khều nhưng đưa chân không tới.
(Võ Quảng)
Em đọc kĩ các đoạn văn để trả lời câu hỏi.
|
Câu ghép |
Các vế của mỗi câu ghép được nối với nhau bằng cách |
a |
a) (1) Làng Tày, làng Dao ven suối và trong rừng, nhưng làng người Mông ở chơ vơ đỉnh núi, giữa cỏ tranh mênh mông. |
Dùng kết từ nhưng |
(2) Vách và mái nhà đều ghép bằng những miếng gỗ pơ-mu, nhà nhà ám khói sạm đen tưởng như làng xóm liền với trời xanh. |
Dùng dấu phẩy |
|
b |
(4) Bên gốc đa, một chú thỏ bước ra, tay cắm một tấm vải dệt bằng rong. |
Dùng dấu phẩy |
(5) Thỏ tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút. |
Dùng kết từ nhưng |
Các bài tập cùng chuyên đề
Tìm câu ghép trong các đoạn dưới đây và cho biết kết từ nào được dùng để nối các vế câu.
a. Hoa bưởi là hoa cây còn hoa nhài là hoa bụi. Hoa cây có sức sống mạnh mẽ. Hoa bụi có chút gì giản dị hơn. Hương toả từ những cành hoa nhưng hương bưởi và hương nhài chẳng bao giờ lẫn.
(Theo Ngô Văn Phú)
b. Năm nay, vườn của ông tôi được mùa cả hoa lẫn quả. Ôi chao, cây khế sai chi chít những quả chín và giản nhót đỏ mọng những chùm trái ngon lành.
(Vũ Tú Nam)
c. Chiếc xe lao đi khá nhanh mà rất êm. Thỉnh thoảng, xe chạy chậm lại vì vướng những xe phía trước rồi xe lại lướt lên như mũi tên.
(Theo Trần Thanh Địch)
G:
Câu ghép |
Kết từ nối các vế câu |
Hoa bưởi là hoa cây còn hoa nhài là hoa bụi. |
còn |
Tìm các vế của mỗi câu ghép dưới đây và cho biết cách nối các vế câu ở bài tập này có gì khác so với cách nối các vế câu ở bài tập 1.
a. Hoa cánh kiến nở vàng trên rừng, hoa sở và hoa kim anh trắng xoá.
(Xuân Quỳnh)
b. Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên, những con sông nhỏ lăn tăn gợn đều mơn man vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát.
(Khuất Quang Thụy)
c. Ở mảnh đất ấy, tháng Giêng, tôi đi đốt bãi, đào ổ chuột; tháng Tám nước lên, tôi đánh giậm, úp cá, đơm tép; tháng Chín, tháng Mười, đi móc con da dưới vệ sông.
(Nguyễn Khải)
Chọn kết từ thay cho mỗi bông hoa trong các câu ghép sau:
và, rồi, còn, nhưng |
a. Chích bông là loài chim bé nhỏ * nó lại là loài chim có ích đối với nhà nông.
b. Ngoài sân, mèo mun đang nằm sưởi nắng * cún con cũng vậy,
c. Vườn nhà em, ban ngày, hoa mẫu đơn, hoa lan, hoa cúc đua nhau khoe sắc * ban đêm, hoa nguyệt quế, hoa hoàng lan, hoa mộc lại cùng nhau toả hương.
d. Ngày nghỉ, em dậy sớm đá bóng với bố * em cùng mẹ ra vườn tưới cây.
Viết đoạn văn (3 - 5 câu) về bài thơ Hạt gạo làng ta, trong đó có câu ghép gồm các vế nối bằng một kết từ hoặc nối trực tiếp.
Tìm cặp kết từ nối các vế câu trong mỗi câu ghép dưới đây:
a. Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.
(Tô Hoài)
b. Mặc dù chúng tôi vẫn chơi với nhau, nhưng thời gian Pam dành cho tôi không còn nhiều như trước.
(Theo Minh Hương)
c. Nếu hoa mua có màu tím hồng thì hoa sim tím nhạt, phơn phớt như má con gái.
(Băng Sơn)
Chọn cặp từ (đâu ... đó ...; chưa ... đã ...; bao nhiêu ... bấy nhiêu ...) thay cho bông hoa.
a. Ngày * tắt hẳn, trăng * lên rồi.
(Theo Thạch Lam)
b. Trăng đi đến *, luỹ tre được tắm đẫm màu sữa đến *.
(Theo Phan Sĩ Châu)
c. Nước dâng lên cao *, Sơn Tinh lại làm cho đồi, núi mọc cao lên *.
(Truyện Sơn Thủy, Thủy Tinh)
Tìm vế câu thay cho bông hoa để tạo câu ghép.
a. Vào dịp lễ Mừng xuân, chẳng những trẻ em được vui đùa thoả thích mà *.
b. Mặc dù thiên nhiên khắc nghiệt nhưng *.
c. Nhờ bố kể những câu chuyện cổ tích mà *.
Đặt câu ghép theo các yêu cầu sau:
a. Một câu ghép sử dụng một trong các cặp kết từ: vì ... nên ..., bởi … nên ..., nhờ ...
nên (mà) ...
b. Một câu ghép sử dụng một trong các cặp kết từ: nếu .. thì ..., hễ ... thì ..., giá ... thì ...
c. Một câu ghép sử dụng một trong các cặp từ hô ứng: vừa ... đã ..., càng ... càng ...
Tìm cặp kết từ hoặc cặp từ hô ứng thay cho bông hoa để tạo câu ghép.
a. * em có một khu vườn rộng * em sẽ trồng thật nhiều loại cây.
b. * thành phố này không sầm uất, hiện đại * nó rất hấp dẫn du khách.
c. Mọi người * đối xử tốt với nhau thì cuộc sống * tốt đẹp hơn.
Viết đoạn văn (3 – 5 câu) về bài thơ Đoàn thuyền đánh cá, trong đó có câu ghép chứa kết từ để nối các vế câu.
Chơi trò chơi: Tìm kho báu.
Tung xúc xắc để biết được đi mấy ô.
|
Đến ô nào, phải nói được một câu ghép chứa từ hoặc cặp từ nổi các về được viết trong ô đó. |
Người nào đến ô có kho báu trước, người đó chiến thắng. |
Ví dụ: Đi vào ô chứa cặp từ vì ... nên ... Vì giờ học nào cũng đầy ắp tiếng cười nên chúng tôi luôn thích đi học.
Tìm từ ngữ có tác dụng liên kết cấu trong mỗi đoạn văn dưới đây và cho biết biện pháp liên kết được sử dụng trong mỗi đoạn.
a. Mỗi người nấu cơm đều mang một cái cần tre được cắm rất khéo vào dây lưng, uốn cong hình cánh cung từ phía sau ra trước mặt, đầu cần treo cái nồi nho nhỏ. Người nấu cơm tay giữ cần, tay cầm đuốc đung đưa cho ánh lửa bập bùng.
(Theo Minh Nhượng)
b. Thào A Sùng cười thật tươi. Trong mắt cậu, tôi như thấy những đồi chè bạt ngàn, thân cây đẫm sương còn ngọn vươn cao đón nắng.
(Theo Nguyễn Hương)
Đọc đoạn văn dưới đây và thực hiện yêu cầu.
Tôi và lũ bạn đã đi tìm tu hú dọc những bờ dứa dại. Nhưng chúng tôi không làm sao trông thấy chúng. Chúng tôi đi rón rén đến nơi phát ra tiếng một con tu hú kêu, bỗng nó im bặt. Ở nơi cách chúng tôi không xa, một con tu hú khác cất tiếng gọi như trêu tức con người. Và ngay cả nơi chúng tôi vừa rời khỏi, tu hú lại kêu. Vì thế, tôi chưa bao giờ trông thấy chim tu hú.
(Theo Nguyễn Trọng Tạo)
a. Tìm những từ ngữ nối có tác dụng liên kết câu trong đoạn văn.
b. Tìm thêm những từ ngữ nối có thể thay thế cho các từ ngữ đã tìm được ở bài tập a.
Xác định các vế câu trong những câu ghép tìm được ở bài tập 1 và cho biết chúng được nối với nhau bằng cách nào.
Xếp các câu ghép tìm được ở bài tập 1 vào nhóm thích hợp.
- Các vế câu ghép được nối trực tiếp với nhau
- Các vế câu ghép được nối với nhau bằng kết từ
- Các vế câu ghép được nối với nhau bằng cặp từ hô ứng
Đặt 1 – 2 câu ghép nêu ý kiến của em về việc giữ gìn lớp học sạch, đẹp. Xác định các vế trong câu ghép em vừa đặt
Trong mỗi câu trên, các vế câu được nối với nhau bằng cách nào?
Tìm câu ghép trong mỗi đoạn văn dưới đây. Các vế câu được nối với nhau bằng cách nào?
a, Hoa bưởi là hoa cây, còn hoa nhài là hoa bụi. Hoa cây có sức sống mạnh mẽ. Hoa bụi có chút gì giản dị hơn.
b, Mới đây thôi, đồng lúa phơi một màu vàng chanh; còn bây giờ, nó đã rực lên màu vàng cam rồi. Mặt Trời từ từ trôi về phía những dãy núi mờ xa. Dường như đồng lúa và Mặt Trời đang có một sự đua tài thầm kín nào đấy. Mặt Trời càng xuống thấp, cánh đồng càng dâng lên.
Hãy thay mỗi kí hiệu * bằng một kết từ (hoặc dấu câu) và vế câu phù hợp để tạo thành câu ghép.
a, Chim chóc hát ca *
b, Mới ngày nào, những cây ngô còn lấm tấm như mạ non *
c, Vì trời mưa ngày càng to hơn *
Các vế câu ghép dưới đây được nối với nhau bằng cách nào?
a, Mùa hè, rau muống lên xanh mơn mởn, hoa rau muống tím lấp lánh.
b, Chúng tôi đi đến đâu, rừng rào rào chuyển động đến đấy.
c, Lúa gạo quý vì ta phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được.
d, Mây đen đang ùn ùn kéo đến: mưa sắp xuống rồi.
Tìm kết từ phù hợp với mỗi kí hiệu * để nối các vế câu trong những câu ghép dưới đây:
a, * cuối tuần qua trời đẹp * bố mẹ cho chúng em đi thăm vườn thú.
b, * rét vẫn kéo dài * cây cối đã đâm chồi, nảy lộc.
c, * cây tren tượng trưng cho lòng ngay thẳng * hoa sen tượng trưng cho sự thanh khiết của tâm hồn Việt Nam.
d, Tiếng cười * đem lại niềm vui cho mọi người * nó còn là một liều thuốc bổ.
Viết đoạn văn ngắn tả phong cảnh, trong đoạn văn có ít nhất một câu ghép sử dụng cặp từ thích hợp dưới đây để nối các vế câu.
Các vế trong mỗi câu ghép sau được nối với nhau bằng cách nào?
a. Sóng chồm dữ dội, bọt tung trắng xoá.
b. Mặt trời lặn hẳn và những ngôi sao xuất hiện.
c. Vì sương dày đặc nên chúng tôi không nhìn rõ đường.
d. Những đám khoai lang, khoai môn xanh mướt; mấy vạt rau, vạt đậu xanh non mỡ màng.
e. Nước dâng lên cao bao nhiêu, Sơn Tinh lại làm cho đồi núi cao lên bấy nhiêu.
Đọc các đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu:
a. Trước nhà, mấy cây hoa giấy nở hoa tưng bừng. Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bằng lên rực rỡ.
Trần Hoài Dương
b. Nắng ẩm, sân rộng và sạch. Mèo con chạy giỡn hết góc này đến góc khác, hai tai dựng đứng lên, cái đuôi ngoe nguẩy.
Theo Nguyễn Đình Thi
c. Tuy gió chưa mạnh lắm nhưng cây trong vườn đã xạc xào rụng lá. Lũ chim líu ríu gọi nhau. Mưa đến. Lúc đầu, mưa chỉ lác đác rồi mưa ào ào trút xuống. Chẳng bao lâu, cả khu vườn tắm sũng trong mưa.
Lê Ngọc Thạch
– Tìm các câu ghép trong mỗi đoạn văn.
– Các vế câu trong mỗi câu ghép tìm được được nối với nhau bằng cách nào?
Tìm kết từ phù hợp thay cho mỗi □ để nối các vế câu ghép có trong đoạn văn sau:
Cò và vạc là hai anh em □ tính nết rất khác nhau. Cò thì ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập □ vạc thì lười biếng, mải chơi. Cò khuyên mãi □ vạc chẳng nghe.
Theo Truyện dân gian Việt Nam
Viết 3 – 4 câu nói về hoạt động của các bạn nhỏ trong bài đọc “Mùa xuân em đi trồng cây", trong đó có ít nhất một câu ghép. Chỉ ra cách nối các về cấu trong câu ghép đó.
Sử dụng dấu câu hoặc chọn kết từ phù hợp trong khung để ghép mỗi cặp câu đơn sau thành một câu ghép:
hoặc, còn, và, nên, nhưng
a.
– Chị Mai nấu cơm, kho cá.
– Tôi nhặt rau và quét nhà.
b.
– Sáng nay, em đến trường.
– Em sẽ đến thư viện để đọc sách.
c.
– Mùa xuân đang về.
– Các loài hoa đua nhau khoe sắc trong vườn trường.
d.
– Luống này là hồng nhung đỏ thắm.
– Luống kia là thược dược rực rỡ.
Thay □ trong mỗi trường hợp sau bằng một kết từ và vế câu phù hợp để tạo thành câu ghép:
a. Đường vào bản rất xa □.
b. Những cây xoan đã lắm tắm nụ □.
c. Hội đua thuyền tổ chức vào thứ Bảy □.
d. Tôi thích những món đồ chơi kết từ lá dừa □.
Viết 3 – 4 câu về một loài vật em thích, trong đó có ít nhất một câu ghép. Chỉ ra cách nối các vế câu đã sử dụng.
Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu:
Đồi cát trước nhà tôi là một rừng phi lao nhỏ. Vì cậu tôi mới trồng được vài năm nên những cây phi lao chỉ cao hơn đầu người một chút. Tuy ngọn cây chưa cao lắm nhưng lá kim đã ra xùm xoà. Mỗi khi có gió, cả rừng phi lao lại rì rào, rì rào.
Theo Phan Phùng Duy
a. Tìm câu ghép.
b. Xác định chủ ngữ – vị ngữ của từng câu ghép.
c. Các vế trong câu ghép được nối với nhau bằng cách nào?
d. Có thể tách mỗi vế câu trong từng câu ghép tìm được thành câu đơn không? Vì sao?