Đề bài

Trao đổi về những điểm cần lưu ý khi viết đoạn văn nếu tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện.

G:

- Đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện thường có mấy phần? Đó là những phần nào?

– Nội dung chính của mỗi phần là gì?

– Người viết thể hiện tình cảm, cảm xúc như thế nào?

Phương pháp giải

Em tiến hành trao đổi về những điểm cần lưu ý khi viết đoạn văn nếu tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện dựa vào gợi ý.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

- Đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện thường có 3 phần: mở đầu, triển khai, kết thúc. 

- Nội dung chính mỗi phần là: 

+  Mở đầu: Giới thiệu tên câu chuyện, tên tác giả và nếu ấn tượng chung về câu chuyện.

+ Triển khai: Kể tóm tắt nội dung câu chuyện, nêu những điều yêu thích ở câu chuyện (nhân vật, sự việc, ý nghĩa của câu chuyện,...) và thể hiện tình cảm, cảm xúc đối với câu chuyện.

+ Kết thúc: Khẳng định một lần nữa giá trị, ý nghĩa của câu chuyện hoặc nhấn mạnh tình cảm, cảm xúc đối với câu chuyện.

-  Người viết cần thể hiện tình cảm, cảm xúc chân thật, nhẹ nhàng, phù hợp với nội dung và tình tiết có trong câu chuyện. Đồng thời phải đồng cảm với nhân vật có trong truyện. 

 

Ghi nhớ

Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện thường có 3 phần:

– Mở đầu: Giới thiệu tên câu chuyện, tên tác giả và nêu ấn tượng chung về câu chuyện.

– Triển khai: Kể tóm tắt nội dung câu chuyện, nêu những điều yêu thích ở câu chuyện (nhân vật, sự việc, ý nghĩa của câu chuyện,...) và thể hiện tình cảm, cảm xúc đối với câu chuyện.

– Kết thúc: Khẳng định một lần nữa giá trị, ý nghĩa của câu chuyện hoặc nhấn mạnh tình cảm, cảm xúc đối với câu chuyện.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Đọc câu chuyện dưới đây và trao đổi với bạn.

Không nên phá tổ chim

 

Thấy trên cành cây có một tổ chim chích choè, ba con chim non mới nở, tôi liền trèo lên cây, bắt chim non xuống để chơi. Chị tôi thấy vậy, nhẹ nhàng bảo: “Chim non đang sống với mẹ, sao em nỡ bắt nó? Lát nữa chim mẹ về, không thấy con, sẽ buồn lắm dầy. Còn lũ chim non xa mẹ, chúng sẽ chết. Hãy đặt lại chim vào tổ. Sau này chim lớn, chim sẽ hát ca, bay lượn, ăn sâu bọ giúp ích con người.”.

Nghe lời chị, tôi đem những chú chim non đặt lại vào tổ.

(Theo Quốc vẫn giáo khoa thư)

a. Vì sao người chị khuyên em không nên phá tổ chim?

b. Theo lời người chị, loài chim có ích gì đối với con người?

c. Câu chuyện này giúp em nhận ra điều gì?

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Đọc đoạn văn dưới dây và trả lời câu hỏi,

Không nên phá tổ chim là một câu chuyện giản dị nhưng lại mang đến cho tôi nhiều cảm xúc khó quên. Câu chuyện kể về một em nhỏ vì tò mò mà trèo lên cây, bắt ba con chim non xuống để chơi. Nhưng lời khuyên của chị gái đã làm cho em tỉnh ngộ. Chị đã nói về nỗi buồn của chim mẹ khi không tìm thấy con, số phận của những chim non khi bị tách ra khỏi mẹ. Chị còn nói với em về lợi ích mà loài chim mang lại cho con người. Lời khuyên của chị thật nhẹ nhàng mà thấm thía. Nó giúp người em có một hành động đáng khen: đem những con chim non đặt lại tổ của chúng. Câu chuyện tuy ngắn nhưng thật xúc động bởi ý nghĩa nhân văn cao đẹp: Cuộc đời sẽ tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn nếu chúng ta biết yêu quý và trân trọng sự sống của muôn loài. Gấp trang sách lại, hình ảnh những chú chim non bé bỏng quấn quýt bên mẹ vẫn in đậm trong tâm trí tôi.

(Phan Nguyên)

a. Người viết muốn nói điều gì qua đoạn văn trên?

b. Tìm các câu văn trong đoạn ứng với phần mở đầu, triển khai, kết thúc của đoạn văn và xác định nội dung tương ứng của mỗi phần.

- Mở đầu: Nhấn mạnh ấn tượng của câu chuyện đối với bản thân.

- Triển khai: Giới thiệu câu chuyện Không nên phá tổ chim và nêu ấn tượng chung về câu chuyện.

- Kết thúc

+ Nêu nội dung chính, những chi tiết gây ấn tượng trong câu chuyện.

+ Bộc lộ cảm xúc trước ý nghĩa nhân văn cao đẹp của câu chuyện.

c. Tìm trong đoạn văn những từ ngữ hoặc câu văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của người viết.

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Tìm đọc câu chuyện kể về tấm gương học tập hoặc những đóng góp của một nhà khoa học.

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Chuẩn bị.

- Đọc kĩ câu chuyện em đã chọn để nhận rõ tình cảm, cảm xúc của em đối với câu chuyện.

- Tóm tắt câu chuyện để nhớ nội dung chính.

- Lựa chọn chi tiết gây ấn tượng để bày tỏ tình cảm, cảm xúc.

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Tìm ý.

Mở đầu: Giới thiệu khái quát về câu chuyện (tên câu chuyện, tác giả,...) và nêu ấn tượng chung về câu chuyện.

Triển khai

– Kể tóm tắt nội dung câu chuyện.

– Nêu những điều em yêu thích ở câu chuyện:

+ Nhân vật trong câu chuyện đáng yêu, đáng kính trọng,

+ Câu chuyện truyền cảm hứng tích cực hoặc chứa dựng bài

+…

– Thể hiện tình cảm, cảm xúc của em đối với câu chuyện:

+ Yêu mến, ngưỡng mộ nhân vật.

+ Xúc động và thẩm thía trước những bài học có ý nghĩa,...

+…

Kết thúc: Khẳng định giá trị của câu chuyện và nhấn mạnh tình cảm, cảm xúc của em.

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Dựa vào các ý đã tìm được trong hoạt động Viết ở Bài 22, viết đoạn văn theo yêu cầu của đề bài.

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Tìm đọc truyện Dế Mèn phiêu lưu kí của nhà văn Tô Hoài. Chia sẻ với người thân suy nghĩ của em về nhân vật Dế Mèn.

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Đọc đoạn văn của bạn Nguyên Minh và thực hiện yêu cầu:

Trong các truyện đã đọc về bảo vệ môi trường, tôi đặc biệt ấn tượng với truyện "Bài học ở rừng" của nhà văn Lê Trâm. Nhờ lối kể chuyện hấp dẫn, tôi lần lượt trải qua nhiều cung bậc cảm xúc, từ ngỡ ngàng với những vật nấm đến náo nức với những tiếng reo của các bạn nhỏ. Tôi cũng hồi hộp lắng nghe để cảm nhận những thanh âm của rừng: tiếng gió thổi rì rào, tiếng xào xạc của lá khô, tiếng suối róc rách và cả tiếng chim hót,... Đặc biệt, tôi như nghe thấy cả tiếng vỏ cây tách mầm rất khẽ. Nghe để thấy rừng quả là món quà tặng diệu kì từ thiên nhiên. Từ những câu hỏi về vẻ đẹp, thanh âm của rừng, tác giả đã rất khéo léo khi kết nối, cuốn sự chú ý của các bạn nhỏ vào thực trạng rừng đang bị tàn phá. Qua đó, giúp các bạn ý thức hơn về trách nhiệm bảo vệ rừng. Nội dung câu chuyện nhờ thế mà tinh tế, sâu sắc. Bài học ở rừng đã kết thúc nhưng mở ra cho tôi biết bao suy nghĩ: Chúng ta cần làm gì để trong những cánh rừng bạt ngàn, đầu đâu cũng xôn xao "tiếng vỏ cây tách mầm"?

Nguyên Minh

a. Đoạn văn viết về điều gì?

Tìm đáp án đúng:

- Thể hiện tình cảm, cảm xúc về một nhân vật.

- Thể hiện tình cảm, cảm xúc về một hình ảnh.

- Thể hiện tình cảm, cảm xúc về câu chuyện.

- Thể hiện tình cảm, cảm xúc về tác giả.

b. Bạn Nguyên Minh giới thiệu và khẳng định điều gì ở câu văn mở đầu?

c. Tìm các từ ngữ, câu văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của bạn Nguyên Minh với câu chuyện.

d. Câu cuối đoạn văn nói về điều gì?

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Chia sẻ với bạn một câu chuyện đã nghe, đã đọc về quê hương, đất nước mà em thích và bày tỏ tình cảm, cảm xúc của em với câu chuyện đó.

Gợi ý:

a. Em thích câu chuyện nào về quê hương, đất nước?

- Sự tích Hồ Gươm

- Con Rồng cháu Tiên

- ?

b. Em có suy nghĩ, cảm xúc gì khi đọc câu chuyện đó?

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Tưởng tượng, viết 2 – 3 câu tả vẻ đẹp của đại dương trong đoạn kịch “Vì đại dương trong xanh” sau khi cuộc chiến giữa hai dòng họ tiên cá kết thúc.

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Tìm, sắp xếp và ghi lại những ý chính cho đoạn văn.

Gợi ý:

– Giới thiệu câu chuyện:

+ Tên câu chuyện.

+ Tên tác giả.

+ Nội dung hoặc cảm nhận chung về câu chuyện.

+ ?

– Thể hiện tình cảm, cảm xúc của em về câu chuyện

+ Mở đầu hấp dẫn

• Chọn được người, vật, việc,... để dẫn vào câu chuyện.

•?

+ Nội dung thú vị:

• Có nhiều thông tin mới mẻ.

• Tạo được sự bất ngờ.

•?

+ Lời kể sinh động:

• Cách dùng từ (từ gợi tả âm thanh, màu sắc,...).

• Cách viết câu (câu hỏi, câu cảm,...).

• ?

+?

– Nêu những điều gợi ra từ câu chuyện:

+ Ý thức, trách nhiệm của bản thân.

+ Mong ước cho tương lai.

+ ?

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Viết câu:

a. Giới thiệu câu chuyện.

b. Nói về những điều gợi ra sau khi đọc câu chuyện.

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Chọn 1 trong 2 đề sau:

a, Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về một câu chuyện mà em đã học trong sách Tiếng Việt 5.

b, Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về một sự việc mà em được chứng kiến (hoặc tham gia) đã để lại ấn tượng sâu sắc cho em.

 

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Viết đoạn văn dựa vào kết quả bài tập 1 trang 92 và các gợi ý:

a. Câu mở đầu. Giới thiệu và nêu cảm nhận chung về câu chuyện.

b. Các câu tiếp theo: Tình cảm, cảm xúc của em:

– Về nội dung.

+ Một nhân vật, sự việc quan trọng gây ấn tượng với em.

+ Về kết thúc của câu chuyện.

+?

– Về lời kể chuyện.

- ?

– Về ý nghĩa câu chuyện:

+ Bài học rút ra từ một nhân vật hay từ câu chuyện.

+ Sự thay đổi trong suy nghĩ của em về vấn đề mà câu chuyện đề cập đến.

+?

c. Câu kết thúc: Suy nghĩ, cảm xúc sau khi đọc câu chuyện.

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Đề bài: Viết đoạn văn bày tỏ tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện mà em đã học ở lớp Năm.

Gợi ý:

Câu mở đầu: Giới thiệu và nêu cảm nhận chung về câu chuyện.

-  Tên câu chuyện

- Tên tác giả

- ?

Các câu tiếp theo: Thể hiện tình cảm, cảm xúc về câu chuyện.

-          Về nội dung :

+ Chọn được người, vật, việc ... phù hợp để dẫn vào câu chuyện.

+ Có nhiều tình tiết mới mẻ, tạo được sự bất ngờ.

+?

-          Về nghệ thuật:

+ Chọn được từ ngữ phù hợp để tả ngoại hình, tinh cách,... nhân vật.

+ Cách viết lời nhân vật hấp dẫn.

+ ?

Câu kết thúc: Khẳng định ý nghĩa hoặc chia sẻ những suy nghĩ, mong muốn gợi ra từ câu chuyện.

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Thực hiện một trong hai đề bài sau:

a. Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em về một câu chuyện đã nghe, đã đọc về tình bạn.

b. Viết bài văn tả một người bạn đã gắn bó với em trong những năm học ở trường tiểu học.

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Góp ý và chỉnh sửa.

- Những điều yêu thích ở câu chuyện

- Tình cảm, cảm xúc đối với câu chuyện

- Cách thể hiện tình cảm, cảm xúc

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Đọc soát và chỉnh sửa.

- Cách sắp xếp các ý trong đoạn văn

- Cách tóm tắt câu chuyện

- Cách nêu những điều em yêu thích ở câu chuyện

- Cách sử dụng từ ngữ, câu văn nêu tình cảm, cảm xúc

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Nghe thầy cô giáo nhận xét chung.

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Đọc lại bài viết của em và nhận xét của thầy cô để biết ưu điểm và hạn chế trong bài.

- Những điều yêu thích ở câu chuyện

- Cách thể hiện tình cảm, cảm xúc

- ..

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Trao đổi bài làm với bạn để học tập các ưu điểm của nhau.

- Bài viết mạch lạc

- Tình cảm, cảm xúc sâu sắc, chân thành.

- Câu văn hay, gây xúc động.

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Viết lại một số câu văn trong bài của em cho hay hơn. Có thể tham khảo các câu văn dưới đây:

Câu chuyện Dế Mèn phiêu lưu kí mang đến cho tôi nhiều cảm xúc khó quên. Tôi đã lo lắng, đã hồi hộp, đã khóc, cười theo từng bước chân của chú dế. Gấp trang sách lại, tôi vẫn hình dung ra hình ảnh một chú Dế Mèn vốn kiêu căng, thiếu chín chắn đã dần trưởng thành mỗi ngày.

(Gia Bách)

Xem lời giải >>