Đọc câu chuyện dưới đây và trả lời câu hỏi.
Tôi sống độc lập từ thuở bé
(Trích)
Tôi sống độc lập từ thuở bé. Ấy là tục lệ lâu đời trong họ dế nhà tôi.
Vả lại, mẹ thường bảo chúng tôi rằng: “Phải như thế, để các con biết kiếm ăn một mình cho quen đi, không nên ỷ lại”. Bởi thế, lứa sinh nào cũng vậy, đẻ xong là mẹ tôi nghĩ ngay đến việc thu xếp cho con cái ra ở riêng.
Lứa sinh ấy, chúng tôi có cả thảy ba anh em. Ba anh em chúng tôi chỉ ở với mẹ hai hôm. Tới hôm thứ ba, mẹ đi trước, ba đứa tôi tấp tểnh, khấp khởi, nửa lo nửa vui theo sau. Mẹ dẫn chúng tôi đi và mẹ đem đặt mỗi đứa vào một cái hang đất ở bờ ruộng phía bên kia, chỗ trông ra đầm nước mà không biết mẹ đã chịu khó đào bới, be đắp tinh tươm thành hang, thành nhà cho chúng tôi từ bao giờ.
Tôi là em út, bé nhất, nên được mẹ tôi, sau khi dắt vào hang, lại bỏ theo một ít ngọn cỏ non trước cửa, để tôi nếu còn bỡ ngỡ, thì đã có thức ăn sẵn trong vài ngày.
Rồi mẹ tôi trở về.
Tôi cũng không buồn. Trái lại, còn lấy làm khoan khoái vì được ở một mình nơi thoáng đãng, mát mẻ. Tôi vừa thầm cảm ơn mẹ, vừa sục sạo thăm tất cả cái hang mẹ đưa đến ở. Khi đã xem xét cẩn thận rồi, tôi ra đứng ngoài cửa, ngửng mặt lên nhìn trời. Qua những ngọn cỏ ấu nhọn và sắc, tôi thấy màu trời trong xanh. Tôi dọn giọng, vỗ đôi cánh nhỏ mới ngắn đến nách, rồi cao hứng gáy lên mấy tiếng rõ to.
(Theo Tô Hoài, Dế mèn phiêu lưu kí)
a. Ba anh em dế được mẹ giảng giải thế nào về tục lệ lâu đời của họ nhà dế ?
b. Chú dế út có cảm nghĩ thế nào trước việc mẹ cho ra ở riêng?
- Lúc theo mẹ đi trên đường
- Lúc được mẹ dắt vào chỗ ở riêng
c. Vì sao chú dế út thầm cảm ơn mẹ?
d. Em có nhận xét gì về tính cách của chú dế út qua đoạn kết của câu chuyện?
Em đọc kĩ câu chuyện, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
a. Em đọc hai đoạn văn đầu tiên của câu chuyện để tìm câu trả lời.
b. Em đọc những đoạn văn còn lại của bài đọc để tìm câu trả lời.
c. Em đọc đoặn văn cuối cùng của bài đọc, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
d. Em đọc đoạn văn cuối bài, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
a. Ba anh em dế được mẹ giảng giải rằng tục lệ lâu đời trong họ nhà dế là phải sống độc lập từ khi còn bé. Mẹ còn dạy điều này giúp các ba anh em biết tự kiếm ăn và không phụ thuộc vào người khác.
b.
- Lúc theo mẹ đi trên đường, chú dế út cảm thấy tấp tểnh và khấp khởi, nửa lo nửa vui theo sau mẹ.
- Lúc được mẹ dắt vào chỗ ở riêng, chú cảm thấy không buồn mà còn lấy làm khoan khoái vì được ở một mình nơi thoáng đãng và mát mẻ.
c. Chú dế út thầm cảm ơn mẹ vì mẹ đã cho cậu được ở một mình ở nơi thoáng đãng, mát mẻ.
d. Tính cách của chú dế út qua đoạn kết của câu chuyện thể hiện sự tự lập, ứng biến và sẵn lòng chấp nhận những thách thức mới. Chú không buồn khi phải ở riêng mà ngược lại còn cảm thấy khoan khoái và hứng khởi trước cuộc sống mới, thể hiện tính linh hoạt và thích ứng tốt với môi trường.
Các bài tập cùng chuyên đề
Kể thêm một đoạn cho câu chuyện Tôi sống độc lập từ thuở bé theo tưởng tượng của em.
G: Có thể kể diễn biến tâm trạng của chủ để út trong đêm đầu tiên xa mẹ, xa các anh.
VƯỜN MẶT TRỜI, QUẢ MẶT TRĂNG
(Trích)
Sớm mai trong veo nắng rọi
Nhìn cây tôi chợt bàng hoàng
Bao nhiêu mặt trời chói lọi
Chín mềm trong lá rất thơm.
Ngẩng lên vườn chôm chôm đỏ
Trái xoè những tia mặt trời
Cành cao trịu lời mời mọc
Đung đưa chùm quả tươi ngời.
Chợt nhớ bao mùa táo ngọt
Quả vàng mát đất ngoại ô
Dịu như mặt trăng mềm mại
Ríu rít tiếng cười trẻ thơ.
Một mình đi trong vườn táo
Một mình dưới tán chôm chôm
Mặt trời, mặt trăng huyền ảo
Mặt đất dâng đầy hương thơm.
Mỗi bước một lời cảm tạ
Với trời, với đất, với cây
Với người ngày đêm vất vả
Cho mình quá chín cầm tay.
(Phan Thị Thanh Nhàn)
Vườn cây trái được tác giả so sánh với những hình ảnh nào? Nếu tác dụng của những hình ảnh so sánh đó.
Những từ ngữ nào cho thấy đối với con người, vườn cây trái rất thân thiện, đáng yêu?
Tác giả đã có cảm nghĩ thế nào khi đi trong vườn cây? Vì sao?
CÁNH ĐỒNG VÀNG
(Trích)
Tôi thả trâu ngoài bờ đê. Một mình lên ngọn để ngồi ngắm cánh đồng. Cánh đồng vàng rực trong nắng chiều hanh hao. Cả đồng lúa đang chín tới. Hình như chúng chen lẫn nhau mà chín.
– Đừng có chen! Đừng có chen! – Những bông lúa kêu lên. Và những bông lúa khác thúc giục.
– Chín nhanh lên! Chín nhanh lên!
Tôi lắng nghe tiếng cánh đồng xôn xao. Mới đây thôi, đồng lúa phơi một màu vàng chanh, còn bây giờ nó đã rực lên một màu vàng cam rồi. Mặt trời từ từ trôi về phía những dãy núi mở xa.
Mặt trời càng xuống thấp, cánh đồng lúa càng dâng lên. Màu vàng dâng lên, trải ra mỗi lúc một rộng, giống như toàn bộ cánh đồng là một hồ nước mênh mông màu vàng chói. Cánh đồng bập bềnh, bập bềnh.
Mặt trời vẫn lặn chậm rãi xuống chân trời. Tôi có cảm giác mặt trời sẽ rơi xuống cánh đồng vàng. Tôi thấy mình bập bềnh trên con thuyền giữa biển màu vàng.
- Nhanh lên! Chín nhanh lên!
– Đừng có chen! Đừng có chen!
– Ai ngồi trên đê cao? Chín nhanh lên!
Tôi nghe lúa thì thầm. Tôi cũng thì thắm đáp lời chúng:
– Tôi ngồi trên đê cao. Tôi cũng đang chín với các bạn đây.
Và tôi thấy mình đang chín thật sự. Màu áo xanh của tôi đã nhuốm vàng từ bao giờ, màu vàng lấp lánh ánh hoàng hôn. Hoà nhập vào hạnh phúc lớn lao của người khác, bản thân ta sẽ hạnh phúc. Hoà nhập với cánh đồng, tôi có niềm vui của lúa chín vàng,
(Theo Nguyễn Trọng Tạo)
Bạn nhỏ ngắm cánh đồng vào thời gian nào trong ngày? Chọn đáp án đúng.
A. Buổi sáng
B. Buổi trưa
C. Buổi chiều
D. Buổi tối
Cánh đồng lúa hiện ra như thế nào qua cảm nhận của bạn nhỏ khi ngồi trên đê?
- Về màu sắc
– Về âm thanh
– Về sự chuyển động, phát triển
Tìm trong bài những từ ngữ tả màu sắc của cảnh đồng lúa.
Trong bài, cây lúa được nhân hoá bằng những cách nào?
Nêu tác dụng của biện pháp nhân hoá trong việc miêu tả đồng lúa đang chín.
Theo em, vì sao bạn nhỏ cảm thấy mình bập bềnh trên con thuyền giữa biển màu vàng?
Qua cách quan sát, cảm nhận về cánh đồng lúa đang chín, em thấy bạn nhỏ là người thế nào?
Em hiểu thế nào về câu “Hoà nhập vào hạnh phúc lớn lao của người khác, bản thân ta sẽ hạnh phúc"?
Tìm nghĩa của từ chín trong mỗi câu dưới đây:
Kể tên 4 chủ điểm đã học ở học kì I và cho biết mỗi chủ điểm giúp em có thêm những hiểu biết gì về cuộc sống.
Đọc câu chuyện dưới đây và thực hiện yêu cầu.
Chú mèo con nói nhiều
Mèo con mắc bệnh nói nhiều. Mẹ chú khuyên:
– Con đừng ồn ào như vậy. Phải nói ít thì mới bắt được chuột.
– Con sẽ bắt chuột cho mẹ xem. – Mèo con đáp.
Mèo con đặt một mẩu bánh trước cửa hang chuột, rồi nấp bên cạnh đợi chuột ra. Thấy bác ngỗng đi qua, nó liền liến thoắng:
– Bác ngỗng ơi, cháu đang bắt chuột đây.
Thấy cô vịt xuất hiện, mèo con lại đon đả:
– Cháu chào cô. Cháu đang rình chuột.
Thấy anh gà trống đi lại trong sân, mèo con gọi ầm ĩ:
– Anh nhìn xem! Em đang bắt chuột nè!
Đàn chuột trong hang nghe rõ mồn một. Chúng cười khúc khích. Chuột đầu đàn nói: “Hôm nay, chúng ta đừng ra ngoài tìm thức ăn nữa. Hãy nghỉ ngơi, hát múa cả ngày.
Và thế là mèo con rình suốt một ngày trời cũng chẳng có kết quả gì.
(Theo Truyện kể cho bé hằng đêm)
a. Tìm từ ngữ dùng để xưng hô của mèo con.
Mèo con |
Với mèo mẹ |
Với ngỗng |
Với vịt |
Với gà trống |
Tự chỉ mình |
|
|
|
|
Chỉ người nghe |
|
|
|
|
b. Tìm từ dùng để xưng hô trong câu dưới đây và cho biết từ đó chỉ ai?
Hôm nay, chúng ta đừng ra ngoài tìm thức ăn nữa.
Đọc một bài dưới đây và nói lên cảm nghĩ của em về bài đọc đó.
- Thư gửi các học sinh
- Tấm gương tự học
- Tranh làng Hồ
- Một ngôi chùa độc đáo
I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi.
BỐ ĐỨNG NHÌN BIẾN CẢ
Bố đứng nhìn biển cả Con xếp giấy thả diều Bố trời chiều bóng ngả Con sóng sớm bừng reo.
Chuyện bố bố con con Dập dồn như lớp sóng Biển bốn phía biển tròn Diều bay trong gió lộng.
Bố dạy con hình học Đo góc biển chân trời Khi vừng dương mới mọc Nhuộm tím màu xa khơi.
|
Ống nhòm theo biển dài Thấy buồm lên thích quá! Theo con nhìn tương lai Khấp khởi mừng trong dạ.
Trên boong tàu gió mát Trên biển cả sóng cồn Diều con lên bát ngát Tưởng mọc vừng trăng non. (Huy Cận)
|
Từ ngữ:
Vừng dương (hay vầng dương): mặt trời.
Khi ra biển cùng bố, người con thường làm những gì?
Những điều thú vị về chim di cư
Nhiều loài chim như diều hâu, bồ nông, bồ câu, nhạn biển, hải âu,... thường di chuyển nơi ở đều dặn theo mùa và theo những đường bay cụ thể. Vậy vì sao loài chim lại có tập tính này, thay vì sống cố định một chỗ? Làm sao chúng định hướng được đường bay?
Trước hết, chim di cư để tránh sự lạnh giá của mùa đông. Thời tiết khắc nghiệt khiến chim mất nhiều năng lượng để giữ ấm. Thứ hai, chim di cư còn là để đi theo chuỗi thức ăn của chúng. Các loại hoa trái, côn trùng, sâu bọ hoặc động vật cỡ nhỏ - “thực đơn” yêu thích của chim di cư – sẽ trở nên khan hiếm vào mùa đông. Một lí do nữa, tiết trời ấm áp sẽ giúp chim dễ dàng sinh sản và nuôi con. Như vậy, năng lượng, thức ăn và sự sinh sản chính là chìa khoá để các nhà khoa học giải mã hành vi thú vị này ở loài chim.
Loài chim không có la bàn hoặc thiết bị GPS, nhưng chúng có thể tự định hướng bằng cách quan sát vị trí của Mặt Trời vào ban ngày và các vì sao vào ban đêm. Chúng cũng có thể dựa vào những mốc lớn như bờ biển, dãy núi và thậm chí cả đường cao tốc,... Nhờ có những kĩ năng đặc biệt trong việc tìm đường như vậy, các loài chim dù di cư rất xa vẫn quay trở về đúng “nhà” của mình.
(Hà Phan tổng hợp)
Từ ngữ
- Di cư: di chuyển đến một miền hay một nước khác để sinh sống.
- Tập tính: đặc tính hoặc thói quen hoạt động có tính chất tự nhiên hay bản năng.
- Thiết bị GPS: hệ thống định vị toàn cầu dùng để xác định vị trí.
Theo bài đọc, chim di cư có tập tính gì?
Kể tên một số loài chim di cư.
Có mấy lí do khiến chim di cư? Đó là những lí do nào?
Vì sao chim di cư bay rất xa nhưng vẫn tìm được đường về nhà?
Trong câu “Như vậy, năng lượng, thức ăn và sự sinh sản chính là chìa khoá để các nhà khoa học giải mã hành vi thú vị này ở loài chim.”, hành vi thú vị này là hành vi nào? Chọn đáp án đúng.
A. đi theo chuỗi thức ăn
B. sinh sản và nuôi con
C. di cư
D. tránh rét
Lập sơ đồ cấu trúc bài đọc theo mô hình sau:
Những từ ngữ nào được dùng để đánh dấu việc trình bày các lí do chim di cư?
Dựa vào lời giới thiệu của mỗi nhân vật dưới đây, cho biết nhân vật đó là ai, xuất hiện trong câu chuyện nào đã học.
Nêu nội dung chính của một trong những câu chuyện được nhắc tới ở bài tập 1.
Trong đoạn văn dưới đây, câu nào là câu đơn, câu nào là câu ghép? Xác định các vế của những câu ghép vừa tìm được.
(1) Mùa đông, rùa ngại rét. (2) Gió cứ thổi vù vù. (3) Rùa đợi đến mùa xuân. (4) Mùa xuân nhiều hoa, nhưng mùa xuân vẫn là đứa em của mùa đông. (5) Mưa phùn vẫn cứ lai rai và gió bấc vẫn thút thít ở các khe núi. (6) Rùa lại đợi đến hè. (7) Mùa hè tạnh ráo. (8) Cây cối có nhiều quả chín thơm tho. (9) Nhưng cái nóng cứ hầm hập. (10) Cả ngày, bụi cuốn mịt mùng. (11) Hễ cơn dông đến thì đất đá lại như sôi lên, nước lũ đổ ào ào.
(Theo Võ Quảng)
Đọc những dòng thơ dưới đây và thực hiện yêu cầu.
a. Em vui em hát
Hạt vàng làng ta...
b. Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.
c. Con đã lớn khôn, đọc được cả những điều
Chưa được viết trong thư người lính biển.
d. Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cải then, đêm sập của.
e. Ông đứng như bụt hiện
Chờ cháu cuối đường quê.
- Nêu tên bài thơ có chứa các dòng trên.
- Trong mỗi bài thơ, em thích hình ảnh nào nhất? Vì sao?
- Đọc thuộc lòng 2 – 3 khổ thơ em thích của một trong những bài thơ trên.
Đọc văn bản dưới đây và trả lời câu hỏi.
QUẠT MO
Nhà bà tôi nằm lặng lẽ giữa màu xanh mướt của mấy hàng cau. Mỗi lần nghe tiếng rơi “độp” ngoài sân gạch, tôi vội chạy ra nhặt tàu lá cau rụng, phơi bên hiên nhà, đợi bà tôi làm thành những chiếc quạt mo nho nhỏ.
Chọn một bẹ cau khổ thơm nồng mùi nắng, bà cắt thành chiếc quạt mo hình tai voi rất vừa tay cầm. Chiếc quạt theo bà cháu tôi suốt mùa hè miền Trung nắng đổ lửa. Lâu dần, quạt ngả màu nâu sẫm, mấy vết nhăn hằn rõ nét hơn. Những hôm bà đi chợ xa về, tôi lăng xăng đến bên bà phe phẩy quạt mo. Bà thường ôm tôi vào lòng: “Cháu bà thương bà nhất”.
Có những trưa, bà cháu nằm võng trong vườn, bà vừa khe khẽ lướt chiếc quạt mo, vừa thong thả hát bài đồng dao:
Thằng Bờm có cái quạt mo
Phú ông xin đổi ba bò, chín trâu
Bờm rằng Bờm chẳng lấy trâu
Phú ông xin đổi ao sâu cá mè...
Tay bà đưa quạt nhịp nhàng. Gió nối gió ùa về mát rượi. Tôi lim dim chìm vào giấc ngủ. Trong mơ tôi gặp phú ông dắt chú trâu mập mạp, còn tôi cầm chiếc quạt mo. Rồi tôi mơ thấy mình ngồi vắt vẻo trên lưng chú trâu ấy, đi qua một ao cá... Tiếng lá cau rụng khiến tôi choàng tỉnh. Tôi hốt hoảng oà lên nức nở: “Cháu đổi quạt mo lấy trâu của phú ông mất rồi, bà ơi!”. Bà cười, chỉ cho tôi chiếc quạt mo vẫn còn nguyên trên võng, tôi mới nín khóc.
Sau hôm ấy, tôi cứ mong gặp lại phú ông để nói rằng, tôi sẽ không đổi chiếc quạt mo của bà tôi lấy bất cứ thứ gì. Nhưng phú ông chẳng xuất hiện lần nào nữa trong giấc mơ của tôi.
Bây giờ, dù ít người còn dùng quạt mo, nhưng tôi vẫn giữ một chiếc làm kỉ niệm. Mỗi khi nhớ bà, tôi lại mang chiếc quạt mo ra phe phẩy, lòng xôn xao hồi ức tuổi thơ. Làn gió dịu dàng cứ thổi hoài, thổi mãi...
(Phan Đức Lộc)
a. Chiếc quạt mo được miêu tả như thế nào trong bài đọc?
b. Chiếc quạt mo gợi nhớ những kỉ niệm gì về bà trong tuổi thơ của người cháu?
c. Kể lại giấc mơ của người cháu về chiếc quạt mo. Theo em, giấc mơ đó có gì thú vị?
d. Chi tiết người cháu khi lớn vẫn giữ một chiếc quạt mo làm kỉ niệm gợi cho em những suy nghĩ gì?
I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi.
Mưa
Mưa như mẹ rây bột
Là cơn mưa mùa xuân
Hoa mai nở tần ngần
Hé bừng tia nắng mới.
Cơn mưa rào tháng Năm
Như bị thần sấm đuổi
Chị ra đồng hai buổi
Lúa chín vàng mênh mông.
Mưa dài như nhớ mẹ
Là cơn mưa tháng Mười
Bếp lửa bà hay cười
Giã ngô thơm mùi nắng.
Đây cơn mưa của con
Từ đôi bàn tay son
Từ búp sen thùng tưới
Mưa xoè đầy lá non.
Như mặt trời mới lên
Cành quýt treo quả đỏ
Con chim vườn lấp ló
Hót vang ngời tiếng mưa...
(Lê Thị Mây)
a. Bài thơ nhắc đến những cơn mưa vào thời gian nào? Khi đó, mọi người làm gì?
b. Em hiểu "cơn mưa của con” trong bài thơ nói về điều gì?