Đề bài

Đóng vai bác sĩ Oát-xơn trong câu chuyện Suy luận của Sơ-lốc Hôm, viết câu đáp lại lời của Sơ-lốc Hôm, trong đó có chứa một đại từ.

Phương pháp giải

Em đọc kĩ câu chuyện Suy luận của Sơ-lốc Hôm, suy nghĩ và viết câu đáp lại lời của Sơ-lốc Hôm, trong đó có chứa một đại từ.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

- Anh thật là hài hước!

Đại từ xưng hô: anh

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Đọc câu chuyện dưới dây và trả lời câu hỏi.

Hạt thóc được mẹ lúa yêu thương, chiều chuộng nên rất kiêu. Thóc nói với ngô, khoai, sắn:

Ta là hạt vàng đấy, các bạn ạ. Chẳng ai bằng ta được.

Ngô liền nói:

- Cậu ơi, tớ nghĩ cậu chỉ là hạt vàng khi ở trên cánh đồng này thôi. Còn nếu ở trong bát cơm, chắc chắn cậu sẽ bị gắp bỏ ra ngoài.

Hạt thóc nghe xong, im lặng.

(Phan Tự Gia Bách)

a. Các từ in đậm trong câu chuyện trên được dùng để làm gì?

b. Trong số các từ đó, những từ nào chỉ người nói, những từ nào chỉ người nghe?

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Đóng vai hạt thóc trong câu chuyện Hạt thóc, viết câu đáp lại lời của ngô, trong câu có sử dụng một đại từ.

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Tìm các từ dùng để xưng hô trong mỗi đoạn dưới đây. Nhận xét về thái độ của người nói qua các từ đó.

a. Trông thấy tôi theo mẹ vào đến cổng, bà buông cái chổi, chạy ra nắm tay tôi.

– Cu Dũng lớn ngần này rồi ư?

[...]

Bà xăng xái xuống bếp lấy dao ra vườn chặt mía đem vào.

– Mía ngọt lắm, mẹ con ăn đi cho dỡ khát.

Bà róc, bà tiện, bà chè từng khẩu mía đưa cho tôi:

– Ăn đi! Cháu ăn đi! Răng bà yếu rồi, bà chả nhai được đâu.

(Theo Vũ Tú Nam)

b. Cánh cam vùng chạy, nhớn nhác tìm lối thoát. Chuột cống cười phá lên:

- Ha ha! Ta đã cho bịt kín tất cả lối ra vào. Nhà người chở có nhọc công vô ích! Tất cả các người dã trở thành nô lệ của ta. Dưới cống này, ta là chúa tế, các ngươi không biết sao?

(Vũ Tú Nam)

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi.

Đêm Trung thu, (1)  tôi trải một chiếc chiếu ngoài hiên. Bố tôi bê ra một đĩa to, nào bưởi, hồng, kẹo,... lại còn cả bánh đa nữa.

- Cháu ra đây với (2)  nào!

Tôi chạy ra, bốc mấy cái kẹo nhét vào túi. (3)  hỏi:

– Sao chưa ăn đã để dành vậy cháu?

– Cháu cất đi, đến mai đưa cho em Tâm. Ban nãy, cháu làm nó ngã.

(4)  ôm tôi vào lòng, thơm lên tóc tôi, không nói.

(Theo Kao Sơn)

a. Từ bà ở vị trí nào được dùng để xưng hô?

b. Trong đoạn văn, còn danh từ nào cũng được dùng để xưng hô?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Xếp các đại từ xưng hô trong đoạn văn sau vào nhóm phù hợp:

Quân Nguyên Mông nay đã gần kề biên ải. Thế giặc mạnh như hùm beo. Chúng đã đạp đổ bao thành trì từ đông sang tây. Trẫm và các tướng sĩ đã có kế sách chống giặc. Nhưng lòng trẫm chưa yên vì không nỡ để bách tính lầm than. Các khanh là bậc trưởng lão trong dân gian. Vậy, trẫm hỏi ý các khanh: Ta nên hoà hay nên đánh?

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Các danh từ in đậm dưới đây được dùng làm gì?

a, Tôi vừa vào thang máy thì một cậu bé lưng đeo ba lô cũng bước vào.

- Cháu chào bác ạ. – Cậu bé nói với tôi.

- Cháu đi học à?

- Thưa bác, vâng ạ.

Vừa lúc ấy, thang máy mở cửa. Cậu bé nhoẻn cười chào tôi rồi nhanh nhẹn rảo bước.

b, - Thưa bác sĩ, bây giờ mọi người vào thăm bà cháu được chưa ạ?

- Để cho bà nghỉ thêm một lát, cậu bé ạ! Bà cháu trằn trọc mãi, vừa xong mới chợp mắt được.

c, - Chủ nhật ngày, ai muốn đi chợ phiên với bố mẹ nào?

- Con ạ! – Páo nhanh nhảu đáp – Còn bao nhiêu ngày nữa thì đến chợ phiên, bố nhỉ?

- Còn năm ngày nữa.

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Trao đổi về cách xưng hô:

a, Hãy nêu một số hiện tượng xưng hô chưa phù hợp mà em biết.

b, Nếu bạn xưng hô với em chưa phù hợp, em nên làm gì?

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Viết 3 câu kể về những người bạn của em, trong đó có sử dụng đại từ (hoặc danh từ dùng để xưng hô). Chỉ ra từ ngữ được thay thế bởi đại từ (hoặc danh từ dùng để xưng hô) đó.

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Xếp các từ dùng để xưng hô trong đoạn trích sau vào nhóm thích hợp:

a. Từ chỉ người nói.

b. Từ chỉ người nghe.

c. Từ chỉ người, vật được nhắc tới.

Yết Kiêu đục thuyền giặc chẳng may bị giặc bắt.

Tướng giặc: – Mi đục mấy chục chiến thuyền của ta phải không?

Yết Kiêu: - Phải!

Tướng giặc: – Phải là thế nào?

Yết Kiêu: – Phải là lẽ phải thế!

Tướng giặc: - A, thằng này láo! Quân đâu, lôi nó ra chém đầu!

Yết Kiêu: – Một việc làm vô ích! Chiến thuyền của người vẫn đắm!

Theo Lê Thị

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Các danh từ in đậm trong đoạn văn sau được dùng để làm gì?

Tuấn reo lên:

− A, sao chổi kìa!

Bé Hà nhìn nhanh về phía tay anh chỉ. Ngôi sao chổi như một vật quét sáng dài trên sân trời mênh mông. Bé Hà thắc mắc:

– Thế trời cũng quét sân hả anh?

– Trời bắt chước em đấy! Trên trời cũng phải đưa vài nhát chối chứ! – Tuấn nhìn em cười hóm hỉnh.

Phạm Đình Ân

Chọn ý trả lời đúng:

- Để hỏi.

- Để xưng hô.

- Để thay thế.

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Tìm đại từ hoặc danh từ dùng để xưng hộ có trong đoạn văn sau:

Mặt trời lặn, châu chấu và giun đất đi đến tổ kiến.

Châu chấu hỏi:

– Hôm nay là ngày thế nào hả bác kiến đáng kính?

– Hôm nay là một ngày tuyệt đẹp! Tôi đã làm việc rất tốt và bây giờ có thể nghỉ ngơi thoải mái.

Theo V. Ô-xê-ô-va, Thuỷ Toàn dịch

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Thực hiện yêu cầu:

a. Viết lời nói và lời đáp cho một trong các tình huống sau:

- Em muốn mượn bạn một cuốn sách.

- Em rủ em trai cùng chơi đá bóng.

- Em mời ba mẹ dùng cơm tối.

b. Chỉ ra các đại từ hoặc danh từ dùng để xưng hộ đã sử dụng ở mỗi tình huống.

Xem lời giải >>