Đề bài

Dùng đại từ để thay thế cho những từ ngữ lặp lại trong mỗi đoạn dưới đây và cho biết việc dùng đại từ thay thế như vậy có tác dụng gì.

a. Thành tặng tôi một quyển truyện tranh. Việc Thành tặng tôi một quyển truyện tranh làm tôi rất xúc động.

b. Thanh nhìn ra cái khung cửa mở rộng. Ngoài cái khung cửa mở rộng là một khu vườn xanh mát.

c. Tôi thích xem phim hoạt hình. Chị tôi cũng thích xem phim hoạt hình.

Phương pháp giải

Em đọc kĩ các câu văn để dùng đại từ thay thế phù hợp và nêu tác dụng.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

a. Thành tặng tôi một quyển truyện tranh. Việc đó làm tôi rất xúc động.

b. Thanh nhìn ra cái khung cửa mở rộng. Ngoài đó là một khu vườn xanh mát.

c. Tôi thích xem phim hoạt hình. Chị tôi cũng thế.

=> Tác dụng: Tránh lặp từ.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Những từ in đậm trong mỗi câu sau được dùng để thay cho từ ngữ nào?

a. Nắng vàng óng. Lúa cũng vậy.

b. Cây tre này cao và thẳng. Các cây kia cũng thế.

c. Cánh đồng vàng ruộm báo hiệu một vụ mùa bội thu. Đó là thành quả lao động vất vả, “một nắng hai sương" của các cô bác nông dân.

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Trong những đoạn trích dưới đây, từ nào được dùng để hỏi?

a. Cốc! Cốc Cốc!

– Ai gọi đó?

– Tôi là thỏ…

(Võ Quảng)

 

b. Bé nằm ngẫm nghĩ

- Nắng ngủ ở đâu?

– Nắng ngủ nhà nắng

Mai lại gặp nhau.

(Thụy Anh)

 

c. Mùa nào phượng vĩ

Nở đỏ rực trời

Ở khắp nơi nơi

Ve kêu ra rả?

(Câu đố)

 

 

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Chọn các đại từ thay thế thích hợp với mỗi bông hoa và cho biết chúng được dùng để thay cho từ ngữ nào.

đó

ấy

thế

vậy

này

a. Cô dạy mình động tác bơi ếch. Động tác □ thật lạ.

b. Cây lạc tiên ra quả quanh năm. Vì □ , con đường luôn phẳng phất mùi lạc tiên chín.

c. Mây đen đã kéo đến đầy trời. Nhưng bọn trẻ chẳng chú ý đến điều □ .

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Tìm đại từ nghi vấn trong các câu dưới đây và xác định mục đích sử dụng tương ứng với mỗi đại từ đó.

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Thực hiện các yêu cầu:

a. Chọn các từ dùng để xưng hô (tôi, anh, chúng ta) thích hợp với mỗi bông hoa dể hoàn chỉnh câu chuyện vui dưới đây:

Suy luận của Sơ-lốc Hôm

(1) Sơ-lốc Hôm và bác sĩ Oát-xơn đi cắm trại. (2) Hai người nằm ngủ trong một chiếc lều. (3) Gần sáng, Sơ-lốc Hôm lay bạn dậy và hỏi:

- (4) Oát-xơn, nhìn xem, □ thấy cái gì?

- (5) □ thấy rất nhiều sao.

- (6) Theo anh, thế có nghĩa là gì?

- (7) Nghĩa là □  sẽ có một ngày đẹp trời. (8) Còn □ , □ nghĩ sao?

- (9) Theo □ , điều này có nghĩa là ai đó đã đánh cắp cái lều của □

(Theo Truyện cười đó đây)

b. Tìm đại từ thay thế trong câu 6. Những đại từ nào có thể thay thế cho đại từ đó?

c. Thay đại từ nghi vấn trong câu 8 bằng một đại từ nghi vấn khác.

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Tìm đại từ thay thế phù hợp thay cho mỗi bông hoa.

Ngày xưa, trên cao nguyên có một đồng cỏ ở rất xa chỗ sinh sống của loài người. Nơi * có một dòng suối trong như pha lê và những tảng đá vân nằm giữa những đám hoa bướm bướm, hoa thạch thảo màu hồng, màu tím. Muốn tới * phải vượt qua những cánh rừng, những dãy núi, những dòng sông... Muông thú gọi * là làng Hươu.

(Theo Vũ Hùng)

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Tìm đại từ nghi vấn trong các câu đố dưới đây và giải đố.

a. Đố ai trên Bạch Đằng Giang

Làm cho cọc nhọn dọc ngang sáng ngời

Phá quân Nam Hán tơi bời

Gươm thần độc lập giữa trời vang lên?

(Là ai)

b. Bánh gì vuông vức chữ điền

Áo màu lá biếc dây viền dọc ngang

Hương xuân vị Tết nồng nàn

Ăn rồi nhớ mãi lòng chàng Lang Liêu?

(Là gì)

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Chọn từ (đây, kia, này) thay thế cho từ ngữ được in đậm trong đoạn văn dưới đây:

Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng nối quận Ba Đình và quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên của Hà Nội. Nhìn từ xa, cây cầu Long Biên trông như một con rồng sắt khổng lồ. Cầu Long Biên là cây cầu duy nhất của Thủ đô có các phương tiện di chuyển theo hướng tay trái.

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Chọn kết từ (mà, cho, như, tuy ... nhưng ...) thay cho bông hoa.

a. Con người có tổ có tông

* cây có cội, * sông có nguồn.

b. Bầu ơi thương lấy bí cùng

* rằng khác giống * chung một giàn.

c. Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời * nói * vừa lòng nhau.

d. Công cha * núi ngất trời

Nghĩa mẹ * nước ngời ngời Biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ, ghi lòng con ơi!

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Xếp các từ in đậm ở bên A vào nhóm phù hợp ở bên B:

 

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Các đại từ in đậm dưới đây được dùng để làm gì?

a, Chúng ta phải thương yêu nhau, phải kính trọng nhau, phải giúp đỡ nhau để mưu hạnh phúc chung của chúng ta và con cháu chúng ta.

b, Chim non đang sống với mẹ, sao em nỡ bắt nó? Lát nữa chim mẹ về không thấy con sẽ buồn lắm đấy.

c, Bé Rơm vừa chạy vừa nhìn xung quanh với nụ cười tươi rói. Thỉnh thoảng, bé quay đầu lại, ngoắc ngoắc bàn tay bé xíu gọi bọn trẻ. Chúng thấy vậy thích thú, đua nhau đuổi theo.

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Đặt một câu có đại từ. Cho biết đại từ đó được dùng để làm gì.

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Các từ in đậm dưới đây có tác dụng gì? Xếp chúng vào nhóm phù hợp:

Cái gì quý nhất?

Một hôm, trên đường đi học về, Hùng, Qúy và Nam trao đổi với nhau xem ở trên đời này, cái gì quý nhất. Hùng nói: “Theo tớ, quý nhất là lúa gạo. Các cậu có thấy ai (1) không ăn mà sống được không?”. Qúy thì bảo quý nhất là vàng. Còn Nam cho rằng thì giờ mới là thứ quý nhất. Cuộc tranh luận thật sôi nổi, người nào cũng có lí, không ai (2) chịu ai (3).

Hôm sau, ba bạn đến nhờ thầy giáo phân giải. Nghe xong, thầy mỉm cười rồi nói:

- Lúa gạo quý vì ra phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được. Vàng cũng quý vì nó rất đắt và hiếm. Còn thì giờ đã qua đi thì không lấy lại được, đáng quý lắm. Nhưng lúa gạo, vàng bạc, thì giờ vẫn chưa phải là quý nhất. Ai (4) làm ra lúa gạo, vàng bạc, ai (5) biết dùng thì giờ? Đó chính là người lao động, các em ạ.

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Tìm các đại từ thay thế chỉ sự vật, số lượng, địa điểm trong những câu sau:

a, Ai ơi, chớ bỏ ruộng hoang

Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.

b, Có gì đẹp trên đời hơn thế

Người yêu người, sống để yêu nhau.

c, Chúng tôi đi đến đâu, rừng rào rào chuyển động đến đấy

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Tìm cho mỗi nhóm đại từ dưới đây một ví dụ minh họa:

Nhóm đại từ

Ví dụ

a, Đại từ xưng hô

 

b, Đại từ nghi vấn

 

c, Đại từ thay thế

 

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Dưới đây là một số danh từ thường được dùng để xưng hô. Xếp các từ ấy vào nhóm phù hợp:

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Trong đoạn văn sau, người kể chuyện đã dùng những từ in đậm để làm gì?

Gò Mộng làng tôi có một vườn có. Một hôm, Bông rủ tôi ra Gò Mộng. Chẳng đợi tôi gật đầu, kéo tôi đi. Rồi chúng tôi như bị lạc vào một thế giới ve sầu và cò, vạc,...

Theo Đặng Vương Hưng

Chọn ý trả lời đúng:

- Để hỏi.

- Để xưng hô.

- Để thay thế.

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Tìm đại từ trong các đoạn văn sau và cho biết mỗi đại từ đó được dùng để làm gì.

a. Tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 32, đoàn thể thao Việt Nam xếp thứ nhất trên bảng tổng sắp huy chương. Đó là thành tích rất đáng tự hào.

An Nguyễn

b. Thấy tôi đi qua vườn củ cải xanh mướt, thỏ vồn vã:

- Sóc đi đâu đấy?

- Tôi đi tìm mùa đông! Thỏ có thấy mùa đông ở đâu không?

Hoà An

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Đặt 1 – 2 câu theo một trong ba yêu cầu sau:

a. Có đại từ xưng hô.

b. Có đại từ nghi vấn.

c. Có đại từ thay thế.

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Thực hiện yêu cầu:

a. Xếp đại từ in đậm trong các đoạn văn sau vào nhóm thích hợp:

1. Đại từ nghi vấn

2. Đại từ thay thế

Cụ già hỏi:

– Thầy Bảy, thầy coi giùm nó là con ?

Thầy giáo Bảy nhìn con vật rồi báo:

Đây là một con kì đà! Đúng vậy, một con kì đà !

Theo Đoàn Giỏi

 

Nhìn chiếc lá nhỏ khẽ rung rinh như reo vui, Mây hỏi bố:

– Bố ơi, bé cây của con bao giờ có quả ạ?

Đó là một cây cà chua bị phải không? Con sẽ phải chờ khoảng một tháng để cây lớn. Con phải bắc một cái gian nhỏ để cành cây có chỗ dựa.

Sao cây lại cần chỗ dựa a?

– Cành cây nhỏ sẽ không chịu được sức nặng của những chùm quả, con ạ.

– Ồ, vậy là con sẽ có thật nhiều quả cà chua bi!

Mai Hương

b. Mỗi đại từ ở nhóm 2 thay thế cho từ ngữ nào trước nó?

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Tìm các đại từ có trong đoạn văn sau và cho biết tác dụng của mỗi đại từ.

Một buổi sáng, sóc nhỏ nghe thấy tiếng thút thít của cây non. Chú hỏi:

– Sao bạn khóc?

– Tôi sợ lũ sâu sẽ ăn hết những chiếc lá non....

– Đừng sợ chúng! Tôi sẽ bảo vệ bạn. – Sóc nhỏ quả quyết.

Dạ Ngân

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Đặt ba câu để hỏi những điều em muốn biết thêm về một bạn trong lớp, trong mỗi câu có sử dụng đại từ dùng để hỏi.

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Viết 2 – 3 câu giới thiệu về một nhân vật em thích trong một bài đọc đã học, trong đó có sử dụng đại từ dùng để thay thế.

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Tìm đại từ trong đoạn văn sau và xếp vào nhóm thích hợp:

  • Đại từ xưng hô
  • Đại từ nghi vấn
  • Đại từ thay thế

Ngày xưa có một bác nông dân đang gieo hạt cải củ bỗng một con gấu chạy đến quát:

– Ai cho phép ngươi vào rừng của ta?

Bác nông dân trả lời:

– Ông gấu ơi, để tôi gieo ít cải. Cái lớn, tôi chỉ lấy gốc còn lại là phần ông. Gấu vui vẻ:

– Thế cũng được. Nhưng ngươi phải giữ đúng lời hứa.

Cải củ lớn. Bác nông dân đào củ đem về, ngọn để lại cho gấu. Gấu ăn thấy đắng, tức lắm, nhưng không làm gì được.

Theo Truyện ngụ ngôn

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Tìm 1 – 2 đại từ hoặc danh từ dùng để xưng hô phù hợp để thay cho mỗi □ trong các đoạn hội thoại sau:

a. Nghỉ hè, Quang gọi điện thoại cho bà:

– □ ơi, hai tuần nữa, cả nhà □ sẽ về thăm □ .

– Thế hả? □ chờ đón bố mẹ và □ .

b. Chọn được cuốn sách ưng ý, Vy nói với cô thủ thư:

- □ ơi, □ muốn mượn cuốn này ạ.

- □ đợi một chút, □ sẽ ghi phiếu mượn cho □ .

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Thực hiện yêu cầu:

a. Viết tiếp 2 – 3 câu để hoàn thành đoạn hội thoại dưới đây, trong đó có sử dụng đại từ hoặc danh từ dùng để xưng hô.

Sáng Chủ nhật, Tuấn hỏi Long:

– Long ơi, sáng nay cậu có bận gì không?

- ?

b. Chỉ ra các đại từ hoặc danh từ dùng để xưng hô đã sử dụng ở bài tập a.

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Chọn đại từ phù hợp trong khung thay cho mỗi □ trong đoạn văn sau:

ai, đó, nó, ta

Thầy mỉm cười rồi nói:

– Lúa gạo quý vì □ phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được. Vàng cũng quý vì □ rất đắt và hiếm. Còn thì giờ đã qua thì không ai lấy lại được, đáng quý lắm. Nhưng lúa gạo, vàng bạc, thì giờ vẫn chưa phải là quý nhất. Ai làm ra lúa gạo, vàng bạc, □ biết dùng thì giờ? □ chính là người lao động các em ạ. Không có người lao động thì không có lúa gạo, không có vàng bạc, nghĩa là tất cả mọi thứ đều không có, và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị mà thôi.

Theo Trịnh Mạnh

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Thực hiện yêu cầu:

a. Dựa vào nội dung bài đọc "Lễ ra mắt Hội Nhị đồng Cứu quốc" trang 72, 73 và các câu trả lời của bạn Chương, thay □ bằng các câu hỏi phù hợp để hoàn chỉnh đoạn phỏng vấn sau:

Phóng viên: – Đố bạn biết □ ?

Chương: – Hội Nhi đồng Cứu quốc được thành lập vào ngày 15 tháng 5 năm 1941 tại thôn Nà Mạ.

Phóng viên: – Khi mới thành lập, □ ?

Chương: – Hội có 5 đội viên.

Phóng viên: - □ ?

Chương: – Kim Đồng, Cao Sơn, Thuỷ Tiên, Thanh Thuỷ, Thanh Minh.

Phóng viên: - □ ?□ ?

Chương: – Tớ thích nhất bị danh Kim Đồng, vì bi danh mang ý nghĩa “chú bé gang thép”.

b. Chỉ ra các đại từ đã sử dụng ở bài tập a.

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Nối câu ở bên A với tác dụng tương ứng của từ in đậm được nêu ở bên B:

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Viết các đại từ in đậm trong những câu sau vào nhóm thích hợp: 

a) Chúng ta phải thương yêu nhau, phải kính trọng nhau, phải giúp đỡ nhau để mưu hạnh phúc chung của chúng ta và con cháu chúng ta

b) Chim non đang sống với mẹ, sao em nỡ bắt nó? Lát nữa chim mẹ về không thấy con sẽ buồn lắm đấy.

c) Bé Rơm vừa chạy vừa nhìn xung quanh với nụ cười tươi rói. Thỉnh thoảng, bé quay đầu lại, ngoắc ngoắc bàn tay bé xíu gọi bọn trẻ. Chúng thấy vậy thích thú, đua nhau đuổi theo.

- Dùng để xưng hô:

- Dùng để hỏi:

- Dùng để thay thế:

Xem lời giải >>