Đề bài

Viết một đoạn hội thoại (khoảng ba đến bốn câu) trong đó có ít nhất một câu có nghĩa hàm ẩn và một từ ngữ địa phương nơi em sống.

Phương pháp giải

Vận dụng kiến thức về nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn.

Vận dụng kiến thức về từ địa phương

Lời giải của GV Loigiaihay.com

“Hai người bạn thân đang nói chuyện với nhau, người bạn đầu tiên lên tiếng:

- Tao nom thằng A rất hiền, trông tử tế lắm.

Người bạn liền trả lời ngay:

- Hôm qua bị lộ bản chất rồi, cháy nhà mới ra mặt chuột.”

Chú thích:

- Từ địa phương: nom

- Câu mang nghĩa hàm ẩn: cháy nhà mới ra mặt chuột

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Đặt trong ngữ cảnh cuộc đối thoại được thể hiện ở bài ca dao số 2, nghĩa hàm ẩn của câu “Chú chuột đi chợ đường xa/ Mua mắm mua muối giỗ cha con mèo” là gì?

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Theo em, qua câu ca dao “Cưới em ba chum mật ong/ Mười thúng mỡ muỗi ba nong quýt đầy…”, anh học trò thực sự muốn nói điều gì?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Cho biết nghĩa hàm ẩn của những câu in đậm trong các trường hợp sau:

a. Chập chập rồi lại cheng cheng

Con gà sống lớn để riêng cho thầy.

b. Ông Giuốc-đanh: - Thế này là thế nào? Bác may hoa ngược mất rồi.

Phó may: - Ngài có bảo là ngài muốn may xuôi hoa đâu.

Ông Giuốc-đanh: - Lại còn phải bảo cái đó à?

Phó may: - Vâng, phải bảo chứ. Vì tất cả những người quý phái đều mặc như thế này cả.

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Xác định nghĩa hàm ẩn của các câu tục ngữ dưới đây:

a. Có tật giật mình.

b. Đời người có một gang tay

Ai hay ngủ ngày, còn có nửa gang.

c. Cười người chớ vội cười lâu

Cười người hôm trước, hôm sau người cười.

d. Lời nói gói vàng

e. Lưỡi sắc hơn gươm

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Sưu tầm ít nhất một truyện cười có nghĩa hàm ẩn và phân tích nghĩa hàm ẩn có trong (các) truyện cười đó.

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Các từ ngữ in đậm dưới đây được sử dụng ở vùng miền nào? Chúng có tác dụng gì trong việc biểu đạt giá trị của tác phẩm?

a. Qủa tôi nom thấy con rắn dài đúng hai mươi thước không kém một tấc, một phân nào!

(Truyện cười dân gian Việt Nam, Con rắn vuông)

b. Khoai sắn tình quê rất thiệt thà!

(Tố Hữu, Nhớ đồng)

c. Thò tay mà bứt cọng ngò

thương em đứt ruột giả đò ngó lơ

(Ca dao)

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Xác định nghĩa hàm ẩn của những câu dưới đây:

a. Nói thật với ông: chú em rể tôi vừa trúng Chủ tịch huyện, chú ấy nể tôi lắm. (Lưu Quang Vũ)

b. Thằng cha lang băm nào cho anh đơn mua cái kính này thế? (Nê-xin)

c. Cậu phải đi khám bệnh viện nhà nước xem sao! (Nê-xin)

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Đọc đoạn văn dưới đây (trích tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố) và thực hiện các yêu cầu nêu sau đó:

Chị Dậu vừa nói vừa mếu:

- Thôi u không ăn, để phần cho con. Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi. U không muốn ăn tranh của con. Con cứ ăn thật no, không phải nhường nhịn cho u.

Cái Tí chưa hiểu hết ý câu của mẹ, nó xám mặt lại và hỏi bằng giọng luống cuống:

- Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu?

Điểm thêm một giây nức nở, chị Dậu ngó con bằng cách xót xa:

- Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.

a. Nêu nghĩa hàm ẩn của những câu in đậm. Vì sao chị Dậu không dám nói thẳng với con mà phải dùng câu có nghĩa hàm ẩn?

b. Nghĩa hàm ẩn trong câu nói nào của chị Dậu rõ hơn? Vì sao chị Dậu phải nói rõ hơn như vậy?

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Ghép câu tục ngữ ở cột bên trái với nghĩa hàm ẩn tương ứng ở cột bên phải:

Tục ngữ

Nghĩa hàm ẩn

a. Cái nết đánh chết cái đẹp

1. việc làm ra thóc gạo vô cùng vất vả, khó nhọc

b. Một hạt thóc vàng chín giọt mồ hôi

2. có danh tiếng tốt quan trọng hơn có nhiều của cải, tiền bạc

c. Một điều nhịn chín điều lành

3. cái đẹp về đạo đức có giá trị cao hơn hẳn cái đẹp bề ngoài

d. Một nghề cho chín còn hơn chín nghề

4. nhẫn nhịn sẽ giúp tránh được những điều không hay

e. Tốt danh hơn lành áo

5. thành thạo, tinh thông một nghề còn hơn biết nhiều nghề không đến nói đến chốn

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Viết một đoạn văn (khoảng 5 – 7 dòng) nêu cách hiểu về một câu tục ngữ mà em thích và bài học em rút ra được từ câu tục ngữ đó.

Xem lời giải >>