Hãy tái hiện (kể, vẽ…) một hình ảnh để lại cho em ấn tượng sâu sắc về chiến trường Trường Sơn trong những năm chiến tranh mà em đã được biết qua phim ảnh, sách báo hoặc qua những bài học lịch sử.
Tìm hiểu về chiến trường Trường Sơn trên phim ảnh, sách báo và các bài học lịch sử để trả lời.
Tranh vẽ của họa sĩ Đức Dụ
Cách 2Hình ảnh:
Chuyến xe định mệnh thắp lửa tình yêu
Quán nước trước cửa nhà bà Bùi Thị Vân (Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội) trở thành nơi “hội tụ” của một số chị em từng là nữ chiến sỹ lái xe Trường Sơn một thuở. Những nữ chiến sỹ lái xe Trường Sơn ngày ấy nay đã tuổi xế chiều nhưng thỉnh thoảng vẫn gặp nhau để ôn lại kỷ niệm về những năm tháng gắn bó.
Bà Vân quê Nam Định, năm 17 tuổi, bà đăng ký TNXP rồi chuyển sang quân đội học lái xe. Bà Vân nhớ lại, do thấp nhất nên khi ngồi vào buồng lái, chân bà không với được tay lái. Bà phải kê cái chăn lên ghế và lấy can xăng 20 lít để ở phía sau lưng để dựa vào. Khó khăn thế nhưng chiếc xe do bà lái lúc đó đã vượt qua biết bao đoạn đường nguy hiểm, gập ghềnh. Những tuyến đường ác liệt như Cổng Trời, Khe Tang, Ngã ba Đồng Lộc… đều ghi dấu chân bà và các đồng đội.
“Bom Mỹ thả phá trước thì chúng tôi tìm đường tắt mà đi, thả sau lưng thì cho xe chạy thật nhanh. Nhiều hôm đường 15 bị tắc, chúng tôi phải cho xe luồn ra đường 21 (Quốc lộ 3) để xuyên ra Quốc lộ 1 đi tiếp” - bà Vân kể.
Dù kiệt sức vì mất máu nhưng chàng thương binh vẫn không quên xin địa chỉ và tên tuổi của cô gái lái xe để liên lạc. “Sau chuyến xe định mệnh ấy, thỉnh thoảng tôi lại nhận được những lá thư tình. Chữ viết trong thư nắn nót từng dòng, lời lẽ tha thiết, nói rằng “chỉ một lần gặp gỡ mà nhớ nhớ, thương thương...” hay “đối diện với chiến tranh bom đạn chưa từng sợ mà đối diện với người thương sao chẳng nói được điều tưởng chừng như đơn giản...”.
Từ dạo đó, tình cảm giữa cô nữ lái xe và chàng thương binh Đừng ngày một nhân lên. Nhưng chiến tranh loạn lạc không biết ngày mai ra sao nên hai người không dám hứa hẹn điều gì. Không ngần ngại, ông Đừng thường xuyên động viên, giúp bà có niềm tin vào ngày sum họp. Khi chân đã bắt đầu đi lại được, ông Đừng vượt hơn chục km để thăm người yêu - lúc đó đơn vị bà đang đóng ở Thường Tín.
Đến năm 1974, chúng tôi tổ chức đám cưới sau khi Trung đội nữ lái xe kết thúc sứ mệnh lịch sử của mình. Kết quả của đám cưới ngọt ngào ấy là 5 người con đều đã trưởng thành, cuộc sống ổn định. Với tôi, những năm tháng lái xe Trường Sơn không chỉ phục vụ chiến trường mà còn tìm được một mái ấm hạnh phúc” - bà Vân xúc động.
Các bài tập cùng chuyên đề
Bài thơ Lá đỏ của nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã được nhạc sĩ Hoàng Hiệp phổ nhạc thành ca khúc cùng tên. Nghe bài hát đó và nêu ấn tượng của em.
Xác định những đặc điểm của thể thơ tự do được thể hiện trong bài thơ Lá đỏ.
Bài thơ Lá đỏ thể hiện cảm xúc trước một cuộc hội ngộ rồi chia li trong niềm tin gặp lại. Cho biết ai là người bộc lộ cảm xúc và đó là cuộc gặp giữa ai với ai.
Đọc bài thơ Lá đỏ và cho biết: Cuộc gặp gỡ diễn ra trong không gian như thế nào? Không gian đó giúp em hiểu thêm gì về bối cảnh lịch sử, về những con đường hành quân ra trận những năm chiến tranh?
Nêu cảm nhận của em về hình ảnh đoàn quân trên đường ra tiền tuyến trong bài thơ Lá đỏ. Em từng đọc những câu thơ nào khác cũng miêu tả hình ảnh đoàn quân ra trận?
Nhận xét các chi tiết miêu tả hình ảnh “em gái tiền phương” trong bài thơ Lá đỏ.
Xác định mạch cảm xúc của bài thơ Lá đỏ. Mạch cảm xúc đó có liên quan như thế nào đến hình ảnh lá đỏ và rừng lá đỏ trong bài thơ?
Cảm hứng chủ đạo trong bài thơ Lá đỏ là gì?
Có ý kiến cho rằng bài thơ Lá đỏ thể hiện niềm tin và hi vọng về thắng lợi tất yếu của cuộc kháng chiến. Em có tán thành với ý kiến đó không? Vì sao?
Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) trình bày suy nghĩ của em về hình ảnh “em gái tiền phương” trong bài thơ Lá đỏ
Điền vào bảng thông tin về những đặc điểm của thể thơ tự do được thể hiện trong bài thơ Lá đỏ.
Bài thơ Lá đỏ thể hiện cảm xúc trước một cuộc hội ngộ rồi chia li trong niềm tin gặp lại.
Người bộc lộ cảm xúc là…
Đó là cuộc gặp gỡ giữa…
với…
- Cuộc gặp gỡ trong văn bản Lá đỏ diễn ra trong không gian…
- Bối cảnh lịch sử về những con đường hành quân ra trận những năm chiến tranh nhận biết qua không gian đó.
- Cảm nhận của em về hình ảnh đoàn quân trên đường ra tiền tuyến trong bài thơ Lá đỏ.
- Những câu thơ miêu tả hình ảnh đoàn quân ra trận mà em từng đọc.
Nhận xét các chi tiết miêu tả hình ảnh “em gái tiền phương” trong bài thơ Lá đỏ.
Điền thông tin vào sơ đồ sau để thể hiện mạch cảm xúc của bài thơ Lá đỏ. Chỉ ra mối liên hệ giữa mạch cảm xúc với hình ảnh lá đỏ và rừng lá đỏ trong bài thơ:…
Cảm hứng chủ đạo trong bài thơ Lá đỏ là gì?
Bài thơ Lá đỏ thể hiện niềm tin và hi vọng về thắng lợi tất yếu của cuộc kháng chiến. Chọn đúng hay sai. Lí do…
Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) trình bày suy nghĩ của em về hình ảnh “em gái tiền phương” trong bài thơ Lá đỏ.