Quê hương anh nước mặt đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
(Chính Hữu, Đồng chí)
a. Tìm nét chung về nghĩa của các cụm từ in đậm trong hai câu thơ trên.
b. Nét chung về nghĩa của các cụm từ đó có giá trị gì đối với việc thể hiện cảm xúc trong bài thơ?
c. Cụm từ đất cày lên sỏi đá gợi liên tưởng đến thành ngữ nào? Giải nghĩa thành ngữ đó.
Giải nghĩa của từ ngữ để tìm ra nét chung giữa hai cụm từ in đậm. Từ đó, nêu lên giá trị của chúng đối với việc thể hiện cảm xúc bài thơ.
a. Nét chung về nghĩa của 2 cụm từ in đậm nước mặt đồng chua và đất cày lên sỏi đá: cảnh ngộ xuất thân nghèo khó, đất đai nghèo nàn gây khó khăn cho hoạt động canh tác và sản xuất.
b. Nét chung về nghĩa đó góp phần thể hiện cơ sở hình thành tình đồng chí là chung cảnh ngộ và xuất thân nghèo khó. Qua đó hình thành sự sẻ chia, đồng cảm giữa những người lính xa lạ khi gặp nhau tại chiến trường.
c. Cụm từ đất cày lên sỏi đá gợi liên tưởng đến thành ngữ Chó ăn đá, gà ăn sỏi, ý chỉ vùng đất trung du khô cằn, khó canh tác.
Các bài tập cùng chuyên đề
Trong các từ xa lạ, tri kỉ, lung lay, từ nào là từ láy? Nêu tác dụng của việc sử dụng từ láy đó trong bài thơ Đồng chí.
Thử thay thế những từ ngữ in đậm trong các trường hợp sau bằng từ ngữ đồng nghĩa, từ đó nhận xét về giá trị biểu đạt của những từ ngữ được tác giả sử dụng.
a. Gặp em trên cao lộng gió
Rừng lạ ào ào lá đỏ
(Nguyễn Đình Thi, Lá đỏ)
b. Đoàn quân vẫn đi vội vã
Bụi Trường Sơn nhòa trời lửa
(Nguyễn Đình Thi, Lá đỏ)
c. Cười thì hàm răng trắng lóa trên khuôn mặt nhem nhuốc.
(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)
Theo em, thế nào là keo kiệt?
Nghĩa của từ nghênh ngang là gì ?
Nghĩa của từ “tàn nhẫn” là gì?