Đề bài

Phân tích hình ảnh “đầu súng trăng treo" ở cuối bài thơ Đồng chí

Phương pháp giải

Đọc toàn bài thơ, đặc biệt chú ý đến hình ảnh cuối bài để phân tích

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Cách 1

“Đầu súng trăng treo”. Đó là hình ảnh thật mà bản thân Chính Hữu đã nhận ra trong những đêm phục kích giữa rừng khuya: “suốt đêm vầng trăng từ bầu trời cao xuống thấp dần và có lúc như treo lơ lửng trên đầu mũi súng. Những đêm phục kích chờ giặc, vầng trăng đối với chúng tôi như một người bạn; rừng hoang sương muối là một khung cảnh thật.”. Nhưng đó còn là một hình ảnh độc đáo, có sức gợi nhiều liên tưởng phong phú, sâu xa. “Súng” - biểu tượng cho chiến tranh, cho hiện thực khốc liệt. “Trăng” - biểu tượng vẻ đẹp yên bình, mơ mộng và lãng mạn. Hai hình ảnh “súng” và “trăng” kết hợp với nhau tạo nên một biểu tượng đẹp về cuộc đời người lính - chiến sĩ mà thi sĩ, thực tại mà mơ mộng. Hình ảnh ấy mang được cả đặc điểm của thơ ca kháng chiến - một nền thơ giàu chất hiện thực và dào cảm hứng lãng mạn. Vì vậy mà câu thơ này đã được Chính Hữu chọn làm nhan đề cho cả một tập thơ - tập Đầu súng trăng treo.

Cách 2

- Đó là hình ảnh thật mà bản thân Chính Hữu đã nhận ra trong những đêm phục kích giữa rừng khuya

- Là một hình ảnh độc đáo, có sức gợi nhiều liên tưởng phong phú, sâu xa:

+ “Súng” - biểu tượng cho chiến tranh, cho hiện thực khốc liệt.

+ “Trăng” - biểu tượng vẻ đẹp yên bình, mơ mộng và lãng mạn.

=> Hai hình ảnh “súng” và “trăng” kết hợp với nhau tạo nên một biểu tượng đẹp về cuộc đời người lính - chiến sĩ mà thi sĩ, thực tại mà mơ mộng.

Cách 3

Hình ảnh “đầu súng trăng treo”, vừa là hình ảnh tả thực, vừa là hình ảnh mang chất lãng mạn bay bổng. Hai hình ảnh này có sự trái ngược nhau, súng tượng trưng cho tinh thần chiến đấu bảo vệ cuộc sống tốt đẹp, tổ quốc yên bình, tuy nhiên súng cũng là sự chết chóc, sự tàn khốc. Còn trăng tượng trưng cho cái đẹp, nét đẹp dịu dàng, nên thơ của cuộc sống thanh bình.

Cách 4

Hình ảnh đầu súng trăng treo, vừa là hình ảnh tả thực, vừa mang chất lãng mạn bay bổng. Hai hình ảnh này có sự trái ngược nhau, súng tượng trưng cho tinh thần chiến đấu bảo vệ cuộc sống tốt đẹp yên lành, súng là sự chết chóc là sự tàn khốc, còn trăng tượng trưng cho cái đẹp của cuộc sống yên bình.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Ở lớp 6 và lớp 7, em đã được học những thể thơ nào? Đọc một bài thơ thuộc một trong những thể thơ đó.

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Nêu tên một bài thơ viết về tình đồng chí, đồng đội trong những năm chiến tranh mà em đã học, đã đọc.

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Những đặc điểm của thể thơ tự do được thể hiện như thế nào qua bài thơ Đồng chí?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Bài thơ Đồng chí có thể chia làm mấy phần? Xác định mạch cảm xúc qua các phần của bài thơ.

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Bài thơ Đồng chí là lời tâm tình của ai với ai? Theo em, việc chọn nhân vật thể hiện cảm xúc như vậy có ý nghĩa gì?

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Qua sáu câu thơ đầu bài thơ Đồng chí, em biết được gì về khởi nguồn của tình đồng chí giữa những người lính? Xác định và nêu ý nghĩa của những hình ảnh có tác dụng làm nổi bật tình cảm đó.

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Dòng thơ thứ bảy có gì đặc biệt? Điều đó có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện mạch cảm xúc của bài thơ Đồng chí?

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người lính được khắc họa trong đoạn thơ từ Ruộng nương anh gửi bạn thân cày đến Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Xác định cảm hứng chủ đạo trong bài thơ Đồng chí.

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) trình bày cảm nghĩ của em về tình đồng chí được thể hiện trong bài thơ Đồng chí

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Người bộc lộ cảm xúc trong đoạn thơ thứ 2 bài thơ Đồng chí là ai? Cảm xúc được thể hiện trong đoạn thơ đó là gì?

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Nêu những biểu hiện của tình đồng chí được thể hiện trong đoạn thơ thứ 2 bài thơ Đồng chí.

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Xác định biện pháp tu từ được dùng trong câu thơ Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính và nêu tác dụng.

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Chỉ ra phó từ trong câu sau và nêu ý nghĩa mà phó từ đó bổ sung: Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh.

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Những đặc điểm của thể thơ tự do thể hiện trong bài thơ Đồng chí

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Bài thơ Đồng chí bao gồm các phần. Mạch cảm xúc được thể hiện qua các phần.

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Bài thơ Đồng chí là lời tâm tình của…Ý nghĩa của việc chọn nhân vật thể hiện cảm xúc.

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Sáu câu thơ đầu bài thơ Đồng chí cho thấy tình đồng chí được khởi nguồn từ:…Những hình ảnh thể hiện quá trình hình thành tình đồng chí và ý nghĩa của chúng.

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Vai trò đặc biệt của dòng thơ thứ bảy bài thơ Đồng chí

Tác dụng của dòng thơ thứ bảy trong việc thể hiện mạch cảm xúc của bài thơ…

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Cảm nghĩ về hình ảnh người lính được khắc họa trong đoạn thơ từ Ruộng nương anh gửi bạn thân cày đến Thương nhau tay nắm lấy bàn tay

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Cảm nhận của em về hình ảnh “đầu súng trăng treo” trong bài thơ Đồng chí

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Cảm hứng chủ đạo trong bài thơ Đồng chí.

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) trình bày cảm nghĩ của em về tình đồng chí được thể hiện trong bài thơ Đồng chí.

Xem lời giải >>