Đề bài

Trong những từ in đậm ở các cặp câu dưới đây, từ nào là trợ từ, từ nào không phải là trợ từ? Vì sao?

a. – Và hẳn vì buồn nên Ánh Vàng muốn được nhìn thấy những điều mới mẻ.

(Đa-ni-en Pen-nắc, Mắt sói)

- Nó mua những tám quyển truyện.

b. – Nó đoán ngay chuyện gì đã xảy ra.

(Đa-ni-en Pen-nắc, Mắt sói)

- Nhà tôi ở ngay cạnh trường

c. – Cậu bé ơi, ở đây ngày nào người ta chẳng bán đến hàng nghìn con lạc đà!

(Đa-ni-en Pen-nắc, Mắt sói)

- Mùa đông sắp đến rồi

Phương pháp giải

Dựa vào khái niệm và cách nhận biết trợ từ để trả lời câu hỏi.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

a. những điều mới mẻ: những là phó từ chỉ lượng; những tám quyển truyện: những là trợ từ có ý nhấn mạnh, đánh giá việc “nó” mua tám quyển truyện là nhiều, vượt quá mức bình thường.

b. đoán ngay chuyện gì đã xảy ra: ngay là phó từ chỉ sự không chậm trễ của hành động đoán; ngay cạnh trường: ngay là trợ từ biểu thị ý nhấn mạnh khoảng cách rất gần giữa vị trí của sự vật được nói đến (nhà tôi) so với địa điểm được lấy làm mốc (trường).

c. bán đến hàng nghìn con lạc đà: đến là trợ từ biểu thị ý nhấn mạnh, đánh giá việc bán hàng nghìn con lạc đà là rất nhiều; sắp đến rồi: đến là động từ thể hiện một cái gì đó (mùa đông) xuất hiện hay (đi) tới.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Tìm trợ từ trong các câu sau và nêu tác dụng của việc sử dụng trợ từ ở từng trường hợp:

a. Nhưng điểm quan trọng nhất chính là con người.

(Đa-ni-en Pen-nắc, Mắt sói)

b. Nhưng chỉ có cách làm vậy và phải thật nhanh.

(Đa-ni-en Pen-nắc, Mắt sói)

c. Ngay tới đầu ngón chân mình Sói Lam cũng không nhìn thấy.

(Đa-ni-en Pen-nắc, Mắt sói)

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Trong những từ in đậm ở các cặp câu dưới đây, từ nào là trợ từ, từ nào không phải là trợ từ? Vì sao?

a. – Và hẳn vì buồn nên Ánh Vàng muốn được nhìn thấy những điều mới mẻ.

(Đa-ni-en Pen-nắc, Mắt sói)

- Nó mua những tám quyển truyện.

b. – Nó đoán ngay chuyện gì đã xảy ra.

(Đa-ni-en Pen-nắc, Mắt sói)

- Nhà tôi ở ngay cạnh trường

c. – Cậu bé ơi, ở đây ngày nào người ta chẳng bán đến hàng nghìn con lạc đà!

(Đa-ni-en Pen-nắc, Mắt sói)

- Mùa đông sắp đến rồi

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Trong đoạn trích sau, trợ từ cả được lặp lại nhiều lần. Cho biết tác dụng của việc lặp lại trợ từ này.

Sau khi lão Toa đi rồi, Phi Châu phải mất hàng giờ để tìm Hàng Xén. Nhưng chẳng thấy. […]

Cậu hỏi thăm những người qua đường. Và mọi người trả lời cậu rằng:

- Cậu bé ơi, ở đây ngày nào người ta chẳng bán đến hàng nghìn con lạc đà!

Cậu hỏi cả những đứa trẻ trạc tuổi cậu:

- Các bạn có nhìn thấy một con lạc đà một bướu có đôi mắt mơ màng không?

[…] Cậu hỏi cả những con lạc đà:

- Một chú lạc đà một bướu to như đồi cát ấy!

[…] Và tất nhiên cậu hỏi cả những người mua lạc đà:

- Một chú lạc đà một bướu rất đẹp màu cát mà bác lái buôn Toa đã bán đi…

(Đa-ni-en Pen-nắc, Mắt sói)

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) trình bày cảm nhận của em về một nhân vật, sự việc hoặc chi tiết mà em ấn tượng nhất trong văn bản Mắt sói, đoạn văn có sử dụng ít nhất một trợ từ.

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Xác định trợ từ và thán từ được sử dụng trong các lời thoại sau:

a. – A! Bác đã tới đấy à? Tôi sắp phát khùng lên vì bác đây.

(Mô-li-e, Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục)

b. – Vâng, phải bảo chứ. Vì những người quý phái đều mặc như thế cả.

(Mô-li-e, Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục)

c. – Nhưng mà tôi lo lắm, cậu ạ. Nếu làm không khéo, lộ chuyện ra thì tù mọt gông, chứ chẳng chơi đâu.

(Vũ Đình Long, Cái chúc thư)

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Trong các cặp câu a1 – a2; b1 – b2 dưới đây, những từ in đậm nào là trợ từ? Căn cứ vào đâu để em khẳng định như vậy?

a1. Tôi đau đớn quá! Tôi chết mất thôi.

(Vũ Đình Long, Cái chúc thư)

a2. Tôi đi từ nhà đến trường mất hơn nửa giờ

(Nhóm biên soạn)

b1. Cái tội giả mạo chữ kí là một trọng tội, tôi run lắm kia, cậu ạ

(Vũ Đình Long, Cái chúc thư)

b2. Người ấy chỉ tay ra xa và nói: “Ông ta đang gặt lúa ở cánh đồng kia”.

(Truyện dân gian Việt Nam)

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Các câu sau sử dụng những trợ từ nào? Hãy giải thích nghĩa và nêu chức năng của chúng.

a. Một tên đầy tớ mà bác cho nhiều thế ư?

(Vũ Đình Long, Cái chúc thư)

b. Bệnh nhân mới à? Anh ta làm sao?

(A-zit Nê-xin, Loại vi trùng quý hiếm)

c. Bẩm, đúng ạ!

(Mô-li-e, Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục)

d. Ngài và đoàn tùy tùng của ngài làm việc đến quên ăn quên ngủ để duy trì sự sống cho nó.

(A-zit Nê-xin, Loại vi trùng quý hiếm)

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Trong câu 7 (Suy ngẫm và phản hồi – văn bản 2), khi cùng với bạn nhập vai và thể hiện lời thoại của các nhân vật trong văn bản Cái chúc thư, các em đã sử dụng những trợ từ và thán từ nào? Nêu chức năng của các trợ từ, thán từ đó.

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Tìm trợ từ trong những câu dưới đây và cho biết tác dụng của chúng:

a) Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học. (Thanh Tịnh)

b) Tôi quên cả mẹ tôi đứng sau tôi. (Thanh Tịnh)

c) Các em đừng khóc. Trưa nay, các em được về nhà cơ mà. (Thanh Tịnh)

d) Con Hiên không có áo à? (Thạch Lam)

e) Hai con tôi quý quá, dám tự do lấy áo đem cho người ta không sợ mẹ mắng ư? (Thạch Lam)

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Trong các từ in đậm dưới đây, từ nào là trợ từ? Vì sao?

a) Vì có những hôm đi chơi suốt cả ngày với chúng bạn ở đồng làng Lê Xá, lòng tôi vẫn không cảm thấy xa nhà hay xa mẹ tôi chút nào hết. (Thanh Tịnh)

b) Trước sân trường làng Mỹ Lý dày đặc cả người. (Thanh Tịnh)

c) Chính lúc này, toàn thân các cậu cũng đang run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp. (Thanh Tịnh)

d) Nhân vật chính là nhân vật then chốt của cốt truyện, giữ vị trí trung tâm trong việc thể hiện đề tài, chủ đề và tư tưởng của tác phẩm. (Theo Từ điển thuật ngữ văn học, Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng Chủ biên)

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Viết đoạn văn (khoảng 6 – 8 dòng) kể về một kỉ niệm của em, trong đó có sử dụng ít nhất một trợ từ hoặc một thán từ. Chỉ ra trợ từ (hoặc thán từ) trong đoạn văn đó.

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Trợ từ là gì?

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Các từ in đậm trong những câu sau, từ nào là trợ từ?

Xem lời giải >>