Đề bài

Quan sát Hình 39.1 và đọc thông tin trong bài, hãy mô tả lại quá trình tái bản của DNA theo các giai đoạn: (1) tách hai mạch đơn; (2) tổng hợp chuỗi DNA mới theo nguyên tắc bổ sung và (3) kết thúc quá trình tái bản

Phương pháp giải

Quan sát hình 39.1

Lời giải của GV Loigiaihay.com

(1) Tách hai mạch đơn: khởi đầu quá trình tái bản DNA là quá trình phá vỡ cấu trúc xoắn kép, tách mạch DNA thành hai mạch đơn nhờ enzyme tháo xoắn

(2) Tổng hợp chuỗi DNA mới theo nguyên tắc bổ sung: Enzyme DNA polymerase thực hiện lắp ghép các nucleotide theo nguyên tắc bổ sung với mạch làm khuôn (A liên kết với T; G liên kết với C) để kéo dài chuỗi DNA mới

(3) Kết thúc quá trình tái bản: một phân tử DNA ban đầu sẽ tạo ra hai phân tử  DNA mới có cấu tạo giống hoàn toàn so với DNA mẹ ban đầu.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Quan sát hình 39.1, thực hiện các yêu cầu sau:

1. Mô tả 3 giai đoạn của quá trình tái bản DNA.

2. Nhận xét về kết quả của quá trình tái bản DNA.

 

Xem lời giải >>
Bài 2 :

1. Một đoạn DNA có trình tự nucleotide trên hai mạch như sau:

Mạch 1: A-A-G-C-T-C-G-C-G-A-T-A-G-C-C

Mạch 2: T-T-C-G-A-G-C-G-C-T-A-T-C-G-G

a) Xác định trình tự nucleotide của hai DNA được tổng hợp từ đoạn DNA trên.

b) Nhận xét trình tự nucleotide giữa các DNA mới được tổng hợp và DNA ban đầu.

2. Quá trình tái bản DNA có ý nghĩa gì?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Hình bên là mô hình học thuyết trung tâm được Francis Crick đề xuất đầu tiên vào năm 1957, thể hiện mối quan hệ di truyền giữa DNA, RNA và protein tương ứng với các cơ chế truyền đạt thông tin di truyền ở cấp độ phân tử. Vậy, thông tin di truyền từ DNA sẽ được truyền đạt thông qua những quá trình nào để quy định tính trạng và di truyền cho thế hệ sau?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Quan sát Hình 39.2 và đọc thông tin trong bài, hãy:

1. Mô tả kết quả quá trình tái bản

2. Nêu ý nghĩa di truyền của quá trình tái bản

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Hình bên minh họa kết quả tái bản của một đoạn phân từ DNA. Hãy vẽ hình minh họa kết quả quá trình tái bản thêm một lần nữa của hai đoạn phân tử DNA con vừa mới tạo thành

 

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Một đoạn mRNA ở sinh vật nhân sơ có trình tự các nucleotide như sau:

5'...UUCAUGAAUCUUGUGUCCGAA... 3'

                  7              15

a) Xác định trình tự nucleotide trên mạch khuôn của gene mã hoá đoạn mRNA trên. 

b) Nếu cặp nucleotide ở vị trí số 7 trên gene bị thay thế bằng cặp G – C thì chiều dài và số liên kết hydrogen của gene sẽ thay đổi như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Tính số phân tử DNA con tạo thành từ một phân tử DNA ban đầu nhân đôi liên tiếp 3 lần?

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế tái bản DNA như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Loại enzyme nào sau đây tham gia vào quá trình tái bản DNA? 

A. Enzyme cắt giới hạn. 

B. Enzyme DNA polymerase. 

C. Enzyme RNA polymerase. 

D. Enzyme peptidase.

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Trong quá trình kéo dài mạch DNA mới, sự lắp ghép các nucleotide được thực hiện theo nguyên tắc

A. bán bảo toàn. 

B. bảo toàn. 

C. bổ sung. 

D. gián đoạn.

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Kết thúc quá trình tái bản, một phân tử DNA ban đầu sẽ tạo ra

A. hai phân tử DNA mới có cấu tạo khác một phần so với DNA mẹ ban đầu. 

B. hai phân tử DNA mới có cấu tạo giống một phần so với DNA mẹ ban đầu. 

C. hai phân tử DNA mới có cấu tạo khác hoàn toàn so với DNA mẹ ban đầu. 

D. hai phân tử DNA mới có cấu tạo giống hoàn toàn so với DNA mẹ ban đầu.

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Hình ảnh sau đây mô tả nguyên tắc nào của quá trình tái bản DNA?

Hình ảnh sau đây mô tả nguyên tắc nào của quá trình tái bản DNA

A. bán bảo toàn. 

B. bảo toàn. 

C. bổ sung. 

D. gián đoạn.

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Hình ảnh trên mô tả quá trình nào?

Hình ảnh trên mô tả quá trình nào trang 103 Sách bài tập KHTN 9

A. Phiên mã.

B. Dịch mã. 

C. Tái bản DNA. 

D. Phiên mã ngược.

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Thành phần nào có tác dụng lắp ráp các nucleotide tự do với mạch khuôn. 

Thành phần nào có tác dụng lắp ráp các nucleotide tự do với mạch khuôn

A. (1). 

B. (3). 

C. (2). 

D. (4).

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Mạch được dùng làm khuôn để tổng hợp mạch mới trong quá trình trên là

Mạch được dùng làm khuôn để tổng hợp mạch mới trong quá trình trên là

A. 5' → 3'.

B. 3' → 3'.

C. 3' → 5'. 

D. 5' → 5'. 

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Một phân tử DNA tiến hành tái bản ba lần, số phân tử DNA được hình thành là bao nhiêu?

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Trong tế bào, quá trình tái bản DNA chủ yếu diễn ra ở 

A. tế bào chất. 

B. ribosome. 

C. nhân tế bào. 

D. ti thể.

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Sắp xếp các sự kiện sau theo đúng diễn biến của quá trình tái bản DNA

(1) Mạch mới tổng hợp và mạch khuôn xoắn với nhau tạo thành phân tử DNA mới.

(2) Các nucleotide trên mạch khuôn và các nucleotide tự do liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung. 

(3) DNA tháo xoắn nhờ enzyme, hai mạch DNA tách nhau ra thành hai mạch khuôn.

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Nhận định nào sau đây không đúng về quá trình tái bản DNA?

A. Mạch DNA mới được tổng hợp dựa trên mạch đơn của DNA làm khuôn. 

B. Phân tử DNA mới giống phân tử DNA ban đầu chỉ nhờ nguyên tắc bổ sung. 

C. Trong quá trình tổng hợp DNA, một mạch được tổng hợp liên tục, một mạch được tổng hợp gián đoạn. 

D. Quá trình tái bản DNA diễn ra ở kì trung gian (trước khi tế bào phân chia).

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Quan sát hình 39.1, thực hiện các yêu cầu sau:

1. Mô tả 3 giai đoạn của quá trình tái bản DNA.

2. Nhận xét về kết quả của quá trình tái bản DNA.

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Một đoạn DNA có trình tự nucleotide trên hai mạch như sau:

Mạch 1: A-A-G-C-T-C-G-C-G-A-T-A-G-C-C

Mạch 2: T-T-C-G-A-G-C-G-C-T-A-T-C-G-G

1. Xác định trình tự nucleotide của hai DNA được tổng hợp từ đoạn DNA trên.

2. Nhận xét trình tự nucleotide giữa các DNA mới được tổng hợp và DNA ban đầu. Quá trình tái bản DNA có ý nghĩa gì?

Xem lời giải >>