Đề bài

Một vòng dây dẫn phẳng có diện tích 0,10 m2 được đặt vuông góc với từ trường có độ lớn cảm ứng từ là 2,0.10-3 T. Tính từ thông qua vòng dây này.

Phương pháp giải

Vận dụng công thức tính từ thông

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Công thức chính để tính từ thông là Φ = NBS. cosα. Trong đó, Φ là giá trị của từ thông, N là số vòng dây, B là mật độ từ trường hay cảm ứng từ, S là diện tích bề mặt và α là góc giữa từ trường và vecto pháp tuyến của diện tích ấy.

Do đó Φ = NBS. cosα  = 1.2,0.10-3. 0,10.cos0 = 2,0.10-4 Wb.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Từ biểu thức (16.1) hãy cho biết trong trường hợp nào thì từ thông qua vòng dây diện tích S giới hạn bởi dẫn kín (C) có trị số bằng 0, có trị số dương, trị số âm.

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Một vòng dây phẳng giới hạn diện tích S = 40 cm2 đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,1 T. Mặt phẳng vòng dây hợp với cảm ứng từ \(\overrightarrow B \) một góc α = 30°. Tính từ thông qua S.

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Hãy nêu sự phụ thuộc của từ thông vào góc hợp bởi vectơ cảm ứng từ \(\overrightarrow B \)\(\overrightarrow n \).

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Từ biểu thức (12.1) và kiến thức đã học, hãy biểu diễn đơn vị của từ thông qua các đơn vị cơ bản trong hệ SI.

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Trong bước 2 và 3 của thí nghiệm, từ thông qua khung dây biến thiên như thế nào trong quá trình đưa nam châm lại gần hay ra khung dây?

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Một khung dây dẫn kín có diện tích 20 cm2, quay đều trong từ trường đều có cảm ứng từ bằng 0,02 T. Tính độ lớn suất điện động cảm ứng sinh ra trong vòng dây khi góc hợp bởi vectơ cảm ứng từ và vectơ đơn vị pháp tuyến của mặt phẳng khung dây thay đổi từ 30° đến 60° trong khoảng thời gian 0,1 giây.

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Xét một khung dây và nam châm thẳng đang chuyển động cùng chiều sang phải với tốc độ lần lượt là v1 và v2. Hình nào biểu diễn đúng chiều dòng điện cảm ứng qua khung dây?


Xem lời giải >>
Bài 8 :

Xét một mạch kín (C), trong đó có dòng điện với cường độ i. Dòng điện này gây ra một từ trường và từ trường đó gây ra một từ thông Ф qua (C) được gọi là từ thông riêng của mạch. Từ thông này tỉ lệ với cảm ứng từ của từ trường do dòng điện sinh ra và cảm ứng từ đó lại tỉ lệ với cường độ dòng điện. Vậy từ thông riêng của mạch tỉ lệ với cảm ứng từ của cường độ dòng điện trong mạch đó:

Ф = Li

L được gọi là độ tự cảm của (C) và có đơn vị trong hệ SI là henry (H).

Hãy tìm hiểu thông tin về độ tự cảm của một cuộn dây dẫn điện.

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Trên Hình 4.2, khung dây ở vị trí nào thì từ thông qua khung dây có trị số nhỏ nhất, lớn nhất?

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Một khung dây hình vuông có cạnh dài 4,5 cm được đặt trong một từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ B = 0,92 T, mặt phăng khung dây vuông góc với cảm ứng từ. Tìm từ thông qua khung dây.

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Một khung dây có diện tích là 0,33 m2 , mặt phẳng khung dây vuông góc với cảm ứng từ có độ lớn B = 0,15 T. Biết từ thông qua mặt khung dây là 4,0 Wb. Tính số vòng của khung dây.

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Phát biểu nào sau đây về từ thông là không đúng?

A. Từ thông là đại lượng vectơ, được xác định bằng số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây.

B. Từ thông là đại lượng vô hướng, được sử dụng để diễn tả số đường sức từ xuyên qua diện tích S nào đó.

C. Đơn vị của từ thông là vêbe, kí hiệu là Wb.

D. Từ thông qua diện tích S nào đó bằng không khi vectơ pháp tuyến của diện tích S vuông góc với vectơ cảm ứng từ của từ trường.

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về hiện tượng cảm ứng điện từ?

A. Hiện tượng cảm ứng điện từ chỉ tồn tại trong khoảng thời gian có từ thông biến thiên.

B. Khi có từ thông biến thiên qua cuộn dây dẫn thì luôn có dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây, ngay cả khi cuộn dây không kín.

C. Hiện tượng cảm ứng điện từ không xảy ra trong khối vật dẫn, kể cả khi có từ thông biến thiên qua khối vật dẫn đó.

D. Dòng điện cảm ứng chạy trong cuộn dây dẫn kín không gây ra tác dụng nhiệt đối với cuộn dây.

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Cách nào sau đây không làm cho từ thông qua tiết diện vòng dây dẫn kín biến thiên?

A. Quay vòng dây cắt ngang các đường cảm ứng từ của nam châm vĩnh cửu.

B. Dịch chuyển nam châm sao cho các đường sức từ dịch chuyển song song với mặt phẳng khung dây.

C. Đặt mặt phẳng cuộn dây cạnh nam châm điện xoay chiều.

D. Cho nam châm vĩnh cửu rơi qua lòng cuộn dây.

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Nối hai đầu cuộn dây dẫn kín với điện kế và cho chuyển động rơi tự do qua một nam châm (Hình 16.1). Biết cảm ứng từ, đường sức từ của nam châm được mô tả như hình vẽ và khi bắt đầu chuyển động, kim điện kế chỉ vạch số 0.

Nhận định nào sau đây là đúng hay sai?

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Đặt hai cuộn dây dẫn kín cạnh nhau như Hình 16.2. Một cuộn nối với nguồn điện. Một cuộn nối với điện kế, khi không có dòng điện chạy trong cuộn dây thì kim điện kế chỉ vạch số 0.

Nhận định nào sau đây là đúng hay sai?

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Trường hợp nào trong Hình 16.3 xác định đúng chiều dòng điện cảm ứng trong vòng dây dẫn kín?

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Khi cho nam châm rơi qua vòng dây như Hình 16.4.

Nhận xét nào sau đây là đúng nếu nhìn vòng dây theo hướng từ dưới lên?

A. Lúc đầu, dòng điện cảm ứng cùng chiều kim đồng hồ. Khi nam châm xuyên qua vòng dây, dòng điện cảm ứng đổi chiều ngược chiều kim đồng hồ.

B. Lúc đầu, dòng điện cảm ứng ngược chiều kim đồng hồ. Khi nam châm xuyên qua vòng dây, dòng điện cảm ứng không đổi chiều.

C. Không có dòng điện cảm ứng trong vòng dây khi nam châm đi vào hoặc đi ra khỏi vòng dây.

D. Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong vòng dây luôn cùng chiều kim đồng hồ.

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Trường hợp nào trong Hình 16.5 là đúng khi cho vòng dây tịnh tiến với vận tốc \({\rm{\vec v}}\) trong từ trường đều?

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Trường hợp nào trong Hình 16.6 xác định đúng chiều dòng điện cảm ứng trong khung dây dẫn?

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Một hình vuông cạnh 5 cm đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 8.10-4 T. Từ thông qua hình vuông đó bằng 10-6 Wb. Tính góc hợp bởi vectơ cảm ứng từ với mặt phẳng của hình vuông đó.

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Một cuộn dây dẫn kín, dẹt hình tròn, gồm N = 100 vòng, mỗi vòng có bán kính r = 10 cm, mỗi mét dài của dây dẫn có điện trở R0 = 0,5 W. Cuộn dây đặt trong một từ trường đều có vectơ cảm ứng từ \({\rm{\vec B}}\) vuông góc với mặt phẳng các vòng dây và có độ lớn B = 10-2 T giảm đều đến 0 trong thời gian ∆t = 10-2 s. Tính cường độ dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây.

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Một khung dây dẫn hình vuông, cạnh a = 10 cm, đặt cố định trong từ trường đều có vectơ cảm ứng từ \(\overrightarrow B \) vuông góc với mặt phẳng khung. Trong khoảng thời gian ∆t = 0,05 s, cho độ lớn của \(\overrightarrow B \) tăng đều từ 0 đến 0,5 T. Xác định độ lớn của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung.

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Một khung dây cứng, phẳng diện tích 25 cm2, gồm 10 vòng dây. Khung dây được đặt trong từ trường đều. Khung dây nằm trong mặt phẳng như Hình 16.7. Cảm ứng từ biến thiên theo thời gian theo đồ thị.

a) Tính độ biến thiên của từ thông qua khung dây kể từ lúc t = 0 đến t = 0,4 s.

b) Xác định suất điện động cảm ứng trong khung.

c) Tìm chiều của dòng điện cảm ứng trong khung.

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Một khung dây kín phẳng hình vuông ABCD có cạnh a = 10 cm gồm N = 250 vòng. Khung chuyển động thẳng đều tiến lại khoảng không gian trong đó có từ trường. Trong khi chuyển động cạnh AB và DC luôn nằm trên hai đường thẳng song song (Hình 16.8). Tính cường độ dòng điện chạy trong khung trong khoảng thời gian từ khi cạnh CB của khung bắt đầu gặp từ trường đến khi khung vừa vặn nằm hẳn trong từ trường. Chỉ rõ chiều dòng điện trong khung. Cho biết điện trở của khung là 3 Ω. Tốc độ của khung v = 1,5 m/s và cảm ứng từ của từ trường B = 0,005 T.

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Một khung dây hình chữ nhật có các cạnh lần lượt là: a = 10 cm; b = 20 cm gồm 50 vòng dây quay đều trong một từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,5 T. Trục quay của khung nằm vuông góc với đường sức từ. Lúc đầu, mặt phẳng khung vuông góc với vectơ cảm ứng từ. Khung quay với tốc độ góc ωω = 100p (rad/s). Tính suất điện động trung bình trong khung dây trong thời gian nó quay được 15° kể từ vị trí ban đầu.

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Từ thông qua một mạch điện phụ thuộc vào

Xem lời giải >>
Bài 28 :

 Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về từ thông ?

Xem lời giải >>
Bài 29 :

 Phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem lời giải >>
Bài 30 :

 Đơn vị của từ thông có thể là

Xem lời giải >>