Đề bài

Một trận bóng đá của giải Vô địch Quốc gia Việt Nam có 20 000 khán giả, trong đó khán đài A có 6 000 khán giả, khán đài B có 8 000 khán giả, khán đài C có 3 600 khán giả, còn lại ở khán đài D.

a) Hoàn thành bảng sau

b) Tìm tỉ số phần trăm của số khán giả ở mỗi khán đài và số khán giả xem trận đấu.

c) Rô-bốt đã vẽ biểu đồ về tỉ số phần trăm số khán giả ở mỗi khán đài và số khán giả xem trận đấu, nhưng chưa ghi tỉ số phần trăm vào mỗi phần hình quạt. Em hãy hoàn thành biểu đồ hình quạt tròn đó.

 

Phương pháp giải

a) Dựa vào số liệu đề bài cho, em hãy điền số thích hợp vào ô trống.

b) Tỉ số phần trăm của số khán giả ở mỗi khán đài và số khán giả xem trận đấu = số lượng khán giả ở mỗi khán đài : số khán giả xem trận đấu x 100%.

c) Dựa vào kết quả câu b để hoàn thành biểu đồ.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

a)

b)

- Tỉ số phần trăm của số khán giả ở khán đài Avà số khán giả xem trận đấu là:

6 000 : 20 000 x 100% = 30%

- Tỉ số phần trăm của số khán giả ở khán đài B và số khán giả xem trận đấu là:

8 000 : 20 000 x 100% = 40%

- Tỉ số phần trăm của số khán giả ở khán đài C và số khán giả xem trận đấu là:

3 600 : 20 000 x 100% = 18%

- Tỉ số phần trăm của số khán giả ở khán đài D và số khán giả xem trận đấu là:

100% - 30% - 40% - 18% = 12%

c)

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Cho dãy số liệu về thành tích đạt được của một nhóm học viên lớp nhảy xa:

2,45 m; 3 m; 3,05 m; 2,3 m; 2,75 m; 2,5 m; 2,05 m; 2,2 m; 3 m; 2,8 m.

a) Dựa vào dãy số liệu, hãy hoàn thành bảng dưới đây.

b) Biết những học viên có thành tích dưới 2 m 40 cm sẽ phải nhảy thêm một lần nữa. Hỏi có bao nhiêu học viên phải nhảy lần thứ hai?

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Mai thực hiện cuộc khảo sát về mức độ hài lòng của các bạn nữ trong lớp với chuyến đi cắm trại vào cuối tuần trước và ghi lại kết quả thành một dãy số liệu (đơn vị: điểm) như sau:

3; 5; 5; 4; 4; 3; 5; 4; 3; 5; 5; 4; 3; 3; 4; 4; 4.

Biết mức độ hài lòng được đánh giá như sau: Rất hài lòng: 5 điểm, hài lòng: 4 điểm, bình thường: 3 điểm, không hài lòng một số mặt: 2 điểm và hoàn toàn không hài lòng: 1 điểm.

a) Số?

Dựa vào kết quả Mai thu thập được, hãy hoàn thành bảng số liệu dưới đây.

b) Quan sát bảng số liệu và trả lời câu hỏi.

- Có bao nhiêu bạn cảm thấy rất hài lòng với chuyến đi đó?

- Số điểm nào xuất hiện nhiều nhất?

- Có bạn nào cảm thấy hoàn toàn không hài lòng với chuyến đi đó không?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Các bạn học sinh tổ 1 sẽ biểu diễn tiết mục múa ba lê trong buổi sinh hoạt lớp. Việt đã giúp các bạn tổ 1 ghi lại độ dài bàn chân của từng thành viên để thuê giáy múa phù hợp:

21 cm; 20 cm; 21 cm; 22 cm; 21; cm; 21,5 cm; 20 cm; 21,5 cm.

Xem bảng quy đổi cỡ giày múa đế mềm dưới đây và lập bảng số liệu phân loại cỡ giày, số lượng giày cần thuê theo từng cỡ.

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Cuối tuần này chúng mình sẽ tổ chức chương trình “Đổi cũ lấy mới" ngay tại phòng học của lớp. Hôm nay, cả lớp cần dọn dẹp và sắp xếp lại các đồ vật trong phòng học.

Áp dụng kiến thức đã học, Rô-bốt đề xuất dùng xúc xắc để chia nhóm phân công nhiệm vụ.

Mỗi bạn gieo xúc xắc 1 lần, nhận được xúc xắc với mặt trên có số chấm là bao nhiêu thì tham gia nhóm tương ứng.

Hãy thực hiện việc chia nhóm theo đề xuất và hoàn thành bảng dưới đây.

Dựa vào bảng số liệu, trả lời các câu hỏi.

a) Mỗi nhóm có bao nhiêu bạn? Nhóm nào có nhiều bạn nhất?

b) Viết tỉ số mô tả số lần lặp lại của khả năng “xuất hiện mặt 1 chấm” so với tổng số lần gieo xúc xắc.

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Dự án “Đổi đồ cũ lấy cây xanh”.

Theo kế hoạch, lớp sẽ tiếp nhận quần áo mùa hè để tặng cho các bạn cùng độ tuổi và những quyển lịch cũ để tái sử dụng làm sách chữ nổi cho người khiếm thị.

Dự án sẽ đổi quần áo và lịch để lấy các chậu cây giống như sau:

Trước hết, hãy phân loại những đồ vật do các thành viên trong lớp mình tự quyên góp và tính số cây mà các bạn đổi được nhé. Đừng quên ghi lại kết quả vào bảng dưới đây.

 

Dựa vào bảng số liệu, hãy cho biết chúng mình quyên góp được bao nhiêu đồ vật mỗi loại và tính toán số cây cà chua, chà là, bơ để đổi cho các bạn trong lớp nhé!

Chúng mình đừng quên bọc gói các đồ vật đó và nhờ thầy cô, bố mẹ chuyển giúp đến những người cần nhé!

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Tại năm học cuối cùng của cấp Tiểu học, chúng mình hãy cùng nhau nhìn lại quãng thời gian đã qua và thực hiện cuộc khảo sát: Điều gì khiến em nhớ nhất ở trường tiểu học? Hãy thu thập và biểu diễn các số liệu vào bảng dưới đây.

Dựa vào bảng số liệu, hãy cho biết điều gì khiến nhiều bạn cảm thấy nhớ nhất ở trường tiểu học.

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Hãy thực hiện một cuộc khảo sát về mức độ hài lòng của mỗi bạn trong nhóm với trường của chúng mình và ghi lại kết quả thành một dãy số liệu (đơn vị: điểm) theo quy ước như sau:

a) Số?

Dựa vào kết quả thu thập được, hãy hoàn thành bảng số liệu dưới đây.

b) Quan sát bảng số liệu và trả lời câu hỏi.

- Có bao nhiêu bạn cảm thấy rất hài lòng với ngôi trường hiện tại?

- Số điểm nào xuất hiện nhiều nhất?

- Số điểm trunh bình về mức độ hài lòng với trường học của các bạn trong nhóm em là bao nhiêu?

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Nam, Việt và Mai cắt giấy được một số hình phẳng đã học rồi tô màu các hình đó. Rô-bốt phân loại và sắp xếp các hình đó theo màu đỏ, vàng, xanh như biểu đồ dưới đây.

BIỂU ĐỒ VỀ CÁC MÀU ĐỎ, VÀNG, XANH CỦA CÁC HÌNH

Quan sát biểu đồ và hoàn thành các bảng sau:

a) Xếp loại theo các màu:

b) Xếp loại theo hình dạng:

c) Xếp loại theo hình dạng và màu:

 

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Ở một nhà máy tái chế rác thải, Rô-bốt có tham gia vào khâu phân loại rác. Khi rác thải chạy qua một băng chuyền, Rô-bốt đã nhặt phân loại: loại A là rác thủy tinh; loại B là rác kim loại; loại C là rác giấy; loại D là rác nhựa (như hình vẽ).

Người ta đã cho 1 tấn rác thải chạy qua băng chuyền. Từ số rác thải đó, Rô-bốt đã phân loại được 95 kg rác thủy tinh (A); 150 kg rác kim loại (B); 105 kg rác giấy (C); 120 kg rác nhựa (D).

a) Số?

Trong 1 tấn rác thải qua băng chuyền:

b) Sắp xếp số ki-lô-gam rác mỗi loại A, B, C, D theo thứ tự từ lớn đến bé.

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Theo quy hoạch của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, đến năm 2020, bốn tỉnh Tây Nguyên: Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đắk Nông, Gia Lai được xác định là vùng trọng điểm cà phê của cả nước ổn định với tổng diện tích 530 000 ha, trong đó Đắk Lắk là 190 000 ha, Lâm Đồng là 150 000 ha, Đắk Nông là 115 000 ha, còn lại là của Gia Lai (theo https://mard.gov.vn).

a) Số?

b) Dưới đây là biểu đồ về diện tích trồng cà phê của bốn tỉnh Tây Nguyên

DIỆN TÍCH TRỒNG CÀ PHÊ CỦA BỐN TỈNH TÂY NGUYÊN

Quan sát biểu đồ rồi trả lời câu hỏi:

- Diện tích trồng cà phê ở tỉnh nào nhiều nhất, tỉnh nào ít nhất?

- Trung bình mỗi tỉnh trồng bao nhiêu héc-ta cà phê?

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Tìm hiểu về khối lượng cặp sách của một bạn học sinh trong 5 ngày học.

a) Đọc khối lượng cặp sách của bạn học sinh theo các ngày trong tuần.

b) Dựa vào biểu đồ, cho biết ngày nào cặp sách của bạn học sinh có khối lượng nặng nhất, ngày nào nhẹ nhất.

c) Trung bình mỗi ngày cặp sách của bạn học sinh cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?

d) Nếu bạn học sinh cân nặng 37,5 kg thì vào những ngày nào, khối lượng cặp sách vượt quá 0,1 khối lượng cơ thể của bạn đó?

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Thực hiện theo các yêu cầu sau.

*Thu thập

Quan sát hình ảnh những lá cờ hình tam giác.

*Phân loại

Các lá cờ trên có mấy màu, đó là những màu nào?

*Kiểm đếm

Mỗi màu có mấy lá cờ? Viết số lá cờ các màu để có dãy số liệu.

*Dựa vào biểu đồ tranh, trả lời các câu hỏi.

Số lá cờ mỗi màu

a) Cờ màu nào nhiều nhất, cờ màu nào ít nhất?

b) Trung bình mỗi màu có bao nhiêu lá cờ?

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Sau đợt quyên góp đồ dùng học tập, Tổ 1 đã thu được một số đồ dùng như dưới đây.

a) Các bạn Tổ 1 thu được mấy loại đồ dùng học tập?

b) Kiểm đếm số lượng đồ dùng mỗi loại.

c) Viết số đồ dùng các loại để  có dãy số liệu theo thứ tự từ lớn đến bé.

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Cho dãy số liệu về số lần đưa bóng vào rổ của một nhóm học sinh như sau:

8; 10; 5; 3; 7; 5; 2; 7; 3; 10; 10; 10.

a) Dựa vào dãy số liệu, hãy hoàn thành bảng số liệu dưới đây.

Số lần đưa bóng vào rổ

Ít hơn 5 lần

Từ 5 lần trở lên

Số học sinh

 

 

b) Viết số thích hợp vào chỗ chấm.

Biết những học sinh có ít hơn 5 lần đưa bóng vào rổ sẽ phải thực hiện thêm 2 lần ném nữa. Vậy trong số những học sinh đó có …… học sinh phải ném thêm 2 lần.

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Việt thực hiện cuộc khảo sát về mức độ yêu thích môn Toán của các bạn nam trong lớp và ghi lại kết quả thành một dãy số liệu (đơn vị: điểm) như sau: 

3; 4; 2; 3; 4; 4; 4; 2; 3; 3; 2; 2; 4; 2; 3.

Biết mức độ yêu thích của học sinh được đánh giá như sau: Rất thích: 4 điểm, thích: 3 điểm, bình thường: 2 điểm và không thích: 1 điểm. 

a) Dựa vào dãy số liệu, hãy hoàn thành bảng số liệu dưới đây.

Số điểm

1

2

3

4

Số bạn

 

 

 

 

b) Quan sát bảng số liệu rồi trả lời câu hỏi.

- Có bao nhiêu bạn không thích môn Toán?

- Có bao nhiêu bạn rất thích môn Toán?

- Số điểm nào xuất hiện nhiều nhất?

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Các bạn học sinh của tổ 1 lớp 5A vừa thi giải đố. Với mỗi câu trả lời đúng học sinh nhận được 1 điểm. Rô-bốt đã ghi lại kết quả của cuộc thi đó thành một dãy số liệu (đơn vị: điểm) như sau:

20; 12; 15; 8; 10; 15; 10; 10.

a) Dựa vào dãy số liệu, hãy hoàn thành bảng số liệu dưới đây. 

Số điểm

Dưới 10 điểm

Từ 10 đến 15 điểm

Trên 15 điểm

Số bạn

 

 

 

b) Quan sát bảng số liệu rồi trả lời câu hỏi.

– Có bao nhiêu bạn nhận được nhiều hơn 15 điểm? 

– Khoảng điểm nào có nhiều bạn nhận được nhất (dưới 10 điểm, từ 10 đến 15 điểm hay trên 15 điểm)?

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Trong thời gian trải nghiệm quy trình đóng gói thanh long xuất khẩu, Mai thực hiện cân 10 quả thanh long và nhận được kết quả như sau: 

475 g, 358 g, 506 g, 465 g, 374 g, 300 g, 412 g, 589 g, 490 g, 460 g.

a) Hãy giúp Mai phân loại các quả thanh long theo cân nặng và hoàn thành bảng số liệu dưới đây. 

Loại

S

(300 g đến 380 g)

M

(381 g đến 460 g)

L

(461 g đến 600 g)

Số lượng (quả)

 

 

 

b) Dựa vào bảng số liệu trên, viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp. 

- Số quả thanh long loại L là .......... quả, loại M là ……….. quả, loại S là ................ quả.

- Số quả thanh long loại …… có nhiều nhất, loại …… có ít nhất.

Xem lời giải >>