Đề bài

Phân tích tác dụng của phép đối được tác giả sử dụng trong hai câu thực của bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu

Phương pháp giải :

Xác định phép đối và phân tích tác dụng.

Lời giải chi tiết :

Cách đảo trật tự cú pháp: “Lôi thôi sĩ tử”, “ậm oẹ quan trường” kết hợp với các từ giàu hình ảnh: lôi thôi, đeo lọ cùng với những từ chỉ âm thanh: ậm oẹ, thét loa làm cho quang cảnh thi trở nên nhốn nháo, ô hợp, mất đi vẻ trang nghiêm của một kì thi do quốc gia tổ chức. Hơn thế, sĩ tử thì lôi thôi lếch thếch mất hết vẻ nho nhã, thư sinh. Quan trường không còn quyền uy, mực thước, trang trọng như trước mà như nhân vật tuồng hề “ậm oẹ, thét loa”. Cảnh trường thi phản ánh sự suy vong của một nền học vấn, sự lỗi thời của đạo Nho.

Cách 2

Phép đối: “lôi thôi sĩ tử” >< “ậm ọe quan trường” → cho thấy sự láo nháo, lộn xộn, ô hợp của trường thi dù đây là một kì thi Hương quan trọng.

Cách 3

Tác dụng của phép đối được tác giả sử dụng trong hai câu thực:

Nhấn mạnh cảnh hỗn độn, nhếch nhác, tàn tạ của trường thi năm Đinh Dậu:

- Sĩ tử:

+ Vai đeo lọ: dáng dấp luộm thuộm.

+ Lôi thôi sĩ tử: nhấn mạnh vẻ nhếch nhác, không gọn gàng của những sĩ tử.

- Quan trường: dáng vẻ ra oai, nạt nộ.

+ Ậm ọe quan trường: người coi thi nói năng ậm ọe, ấp úng, ra oai gượng gạo.

+ Miệng thét loa: sự nhốn nháo, lộn xộn của cảnh trường thi.

Cách 4

Câu thơ “Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ” là một cảnh hài hước, chua chát. Đảo ngữ hai chữ “lôi thôi” lên đầu câu thơ gây ấn tượng nhếch nhác đáng buồn “vai đeo lọ”. Ậm oẹ nghĩa là ra bộ nạt nộ, hăm doạ. Cấu trúc câu thơ đảo ngữ đưa hai tiếng tượng thanh “ậm oẹ” lên đầu câu thơ để làm nổi bật hình ảnh các quan trường “miệng thét loa”. Trường thi không còn là chốn tôn nghiêm nền nếp nữa, quá lộn xộn, quá ồn ào, khác nào cảnh họp chợ, nên quan trường mới “ậm oẹ” và “thét loa” như thế. Tú Xương đối rất chỉnh làm hiện lên hai hình ảnh trung tâm của trường thi. Sĩ tử thì lôi thôi nhếch nhác, mất đi cái vẻ nho nhã thư sinh. Quan trường, giám thị, giám khảo cũng chẳng còn cái phong thái nghiêm trang, trịnh trọng vốn có.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Nhà nước phong kiến xưa tổ chức các kì thi cho sĩ tử tham gia nhằm mục đích gì?

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Sau cuộc thi (thể thao, nghệ thuật, giáo dục,…) thường sẽ có một buổi lễ xướng danh và trao giải. Mục đích của lễ xướng danh là gì?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Bố cục bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu gồm mấy phần? Đó là những phần nào?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Hai câu thơ đề bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu cho biết điều gì về chế độ thi cử ở nước ta cuối thế kỉ XIX?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Biện pháp tu từ nào đã được sử dụng trong cách diễn đạt “Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ” và “Ậm ọe quan trường miệng thét loa”? Nêu rõ tác dụng của biện pháp tu từ đó trong việc tái hiện hình ảnh các sĩ tử và quan viên người Việt.

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Tiếng cười trào phúng được thể hiện như thế nào qua việc đặc tả, nhấn mạnh hai hình ảnh mang tính chất “ngoại lai” là quan sứ và mụ đầm trong bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu?

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Trong bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu, khi nhắc đến “nhân tài đất Bắc”, tác giả muốn ám chỉ những đối tượng nào? Em cảm nhận được thái độ gì của tác giả qua lời nhắn nhủ ấy?

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Nhân vật nào trong bài thơ Nam quốc sơn hà để lại ấn tượng cho em nhiều nhất? Vì sao?

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Cảm xúc chủ đạo của tác giả trong bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu là gì?

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) phân tích một chi tiết có tính chất trào phúng mà em ấn tượng nhất trong bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu.

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Tác dụng của việc dùng từ “lẫn” để miêu tả việc gộp hai trường thi Hà Nội và Nam Định để tổ chức thi chung trong văn bản Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu là gì?

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Hãy dùng một từ ngữ nêu ấn tượng của em về hình ảnh các sĩ tử và quan người Việt trong bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu. Vì sao em chọn từ ngữ đó?

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Phân tích tác dụng của phép đối được tác giả sử dụng trong hai câu luận trong Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Nêu cảm nhận của em về các nhân vật người nước ngoài xuất hiện trong bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu.

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Hãy liệt kê những cái xấu, cái bất toàn là đối tượng của tiếng cười trào phúng được thể hiện trong bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Tác giả muốn nhắn nhủ điều gì tới nhân tài đất Bắc qua câu thơ “Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.” trong Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu?

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Giải thích nghĩa của yếu tố xướng và tìm 5 từ Hán Việt có sử dụng yếu tố đó.

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Bố cục bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu gồm … phần

Cụ thể:

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Hai câu đề của bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu đã cho biết một số thông tin đáng chú ý về chế độ thi cử ở nước ta cuối thể kỉ XIX:

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ … trong cách diễn đạt “Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ” và “Ậm ọe quan trường miệng thét loa”.

Tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ này trong việc tái hiện hình ảnh các sĩ tử và quan viên người Việt:

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Tác dụng của thủ pháp đối được tác giả sử dụng trong hai câu thực của bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu:…

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Tiếng cười trào phúng được thể hiện qua việc đặc tả, nhấn mạnh hình ảnh “quan sứ” với “cờ kéo rợp trời”, “mụ đầm” với “váy lê quét đất” trong hai câu luận của bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu:…

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Đối tượng mà tác giả muốn ám chỉ khi nhắc đến “nhân tài đất Bắc” trong văn bản Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu là…

Thái độ của tác giả thể hiện qua lời nhắn nhủ tới “nhân tài đất Bắc”:…

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Trong bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu, tác giả nhắc đến nhiều nhân vật: các sĩ tử, quan trường, quan sứ, mụ đầm. Trong đó, nhân vật để lại ấn tượng cho em nhiều nhất là…

Lí do:…

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Cảm xúc chỉ đạo của tác giả trong bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu:…

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) phân tích một chi tiết có tính chất trào phúng mà em ấn tượng nhất trong bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu.

Xem lời giải >>