Đề bài

Tìm đọc một văn bản nghị luận bàn về xã hội, ghi vào vở luận đề, các luận điểm, các kiểu đoạn văn được sử dụng ở văn bản đó.

Phương pháp giải :

Tìm đọc văn bản trên sách báo hoặc internet để trả lời.

Lời giải chi tiết :

“Chỉ cần có ước mơ đủ lớn, ý chí sẽ đưa bạn đến thành công”. Quả đúng là như vậy, khi bạn dám ước mơ, dám đặt ra mục tiêu lý tưởng cho mình thì chắc chắn ý chí sẽ là liều thuốc tiếp thêm sức mạnh để bạn chạm tay tới cánh cửa thành công. Sau khi học xong hai văn bản “Hê-ra-clét đi tìm táo vàng” và “Chiến thắng Mtao Mxây” đã cho ta thấy rằng sức mạnh ý chí đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi con người.

Ý chí không phải từ khi sinh ra chúng ta đã sở hữu nó mà ý chí được sinh ra trong quá trình chúng ta rèn luyện bản thân. Ý chí là nghị lực vươn lên trong cuộc sống, khi gặp khó khăn cũng không lùi bước, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành mục tiêu. Sức mạnh ý chí sẽ giúp cho con người vượt qua khó khăn một cách dễ dàng hơn và nhận được sự kính phục từ mọi người.

Người có sức mạnh ý chí là người luôn lạc quan trong cuộc sống, khi gặp khó khăn họ sẽ tìm cách để vượt qua chứ không chịu đầu hàng. Dẫu biết trên đời này không có ai là hoàn hảo nhưng chúng ta đều có thể cố gắng, trau dồi tri thức, làm đẹp cho bản thân để trở thành một phiên bản tốt nhất. Trong văn học, ta bắt gặp một Hê-ra-clét là người người phàm nhưng lại mang ý chí, sức mạnh phi thường. Sức mạnh ý chí chính là động lực giúp Hê-ra-clét chiến thắng các vị thần trong các cuộc giao đấu, vượt qua mọi khó khăn, thử thách để đem táo vàng về cho nhà vua. Bên cạnh đó, nhân vật Đăm Săn trong “Chiến thắng Mtao Mxây” cũng là người anh hùng mà chúng ta đáng ngưỡng mộ. Đăm Săn đã chiến đấu oanh liệt để cứu vợ khi bị Mtao Mxây bắt vợ và trở thành tù trưởng đáng kính của buôn làng. Không chỉ trong văn học, ở cuộc sống đời thường ta vẫn luôn bắt gặp những tấm gương có ý chí, nghị lực phi thường. Chắc hẳn mỗi chúng ta đều nhớ câu chuyện về người thầy Nguyễn Ngọc Ký. Thầy Nguyễn Ngọc Ký bị bại liệt cả hai tay nhưng bằng một sức mạnh phi thường thầy đã học viết bằng chân và trở thành một người thầy giáo đáng kính. Có lẽ, những khiếm khuyết trên cơ thể cũng không thể làm khó được thầy bởi thầy luôn nuôi trong mình một ngọn lửa tràn đầy nhiệt huyết, một ngọn lửa của ý chí vững vàng. Bởi vậy, sức mạnh ý chí có vai trò vô cùng to lớn và quan trọng trong việc khẳng định bản thân và sự thành công của mỗi người. Sức mạnh ý chí giúp con người sống có mục tiêu, hành động rõ ràng và luôn luôn biết cố gắng để đạt được mục tiêu. Sức mạnh ý chí còn giúp cho con người đứng vững trước những phong ba, bão táp của cuộc đời.

Bên cạnh những tấm gương về sức mạnh ý chí thì vẫn còn tồn tại một bộ phận nhỏ những người không nhận ra tầm quan trọng của sức mạnh ý chí. Thật đáng phê phán những người hèn nhát, dám nghĩ nhưng không dám làm, những người không có ý chí, nghị lực, thấy khó khăn đã vội nản chí, có lối sống ích kỉ và chỉ biết dựa dẫm vào người khác để đạt được mong muốn.

Để cho cuộc sống của chúng ta tươi đẹp hơn và để cho mỗi ngày trôi qua là một ngày ý nghĩa thì mỗi chúng ta cần trau dồi, rèn luyện bản thân để không bị gục ngã khi gặp khó khăn, thất bại. Bên cạnh đó, chúng ta cần chọn cho mình một thái độ sống tích cực, biết vươn lên để khẳng định chính mình.

Sức mạnh ý chí đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự thành công của mỗi người. Dù bất cứ trong hoàn cảnh nào, khi bạn vấp ngã hay gặp khó khăn thì sức mạnh ý chí sẽ là nút gỡ giúp bạn vượt qua mọi trở ngại. Do vậy, bạn hãy tự tin khẳng định chính mình và bước ra khỏi “vùng an toàn” của mình để đem lại những năng lượng tích cực cho chính mình và mọi người xung quanh.

=> Xác định luận đề, luận điểm:

- Luận đề: Sức mạnh của ý chí con người

- Luận điểm:

“Sức mạnh ý chí có vai trò quan trọng trong việc khẳng định bản thân và sự thành công của mỗi người.”

“Sức mạnh ý chí giúp con người sống có mục tiêu, hành động rõ ràng và luôn luôn biết cố gắng để đạt được mục tiêu.”

- Kiểu đoạn văn: song song

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Kẻ bảng vào vở theo mẫu và điền thông tin ngắn gọn về các văn bản truyện đã học:

 

Lá cờ thêu sáu chữ vàng

Quang Trung đại phá quân Thanh

Bối cảnh

 

 

Cốt truyện

 

 

Nhân vật

 

 

Ngôn ngữ

 

 

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Tìm đọc thêm một truyện lịch sử và thực hiện các yêu cầu sau:

a. Xác định bối cảnh xảy ra các sự kiện được tái hiện trong tác phẩm.

b. Nêu chủ đề của truyện.

c. Chọn một nhân vật em yêu thích và nêu một vài đặc điểm tiêu biểu của nhân vật đó (ngoại hình, lời nói, hành động, suy nghĩ,....)

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Kẻ bảng vào vở theo mẫu dưới đây và điền nội dung về một số yếu tố thi luật của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật thể hiện qua bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến:

Câu

Luật bằng trắc

Niêm

Vần

Nhịp

Đối

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Kẻ bảng vào vở theo mẫu dưới đây và điền các nội dung phù hợp nhằm nêu rõ đặc điểm hình thức của thể thơ tứ tuyệt Đường luật thể hiện qua bài thơ Thiên Trường vãn vọng của Trần Nhân Tông (căn cứ vào bản phiên âm, có đối chiếu với bản dịch thơ):

Câu

Luật bằng trắc

Niêm

Vần

Nhịp

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

3

 

 

 

 

4

 

 

 

 

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Hãy chọn một bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật mà em yêu thích và thực hiện các yêu cầu sau:

a. Nhận xét về niêm, luật của bài thơ.

b. Xác định bố cục và nêu ý chính của từng phần.

c. Nêu chủ đề và chỉ ra một số nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Kẻ bảng theo mẫu sau vào vở và điền vào các thông tin phù hợp:

Văn bản

Thời điểm ra đời

Luận đề

Luận điểm

Lí lẽ

Bằng chứng

Hịch tướng sĩ

 

 

 

 

 

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

 

 

 

 

 

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Kẻ bảng theo mẫu sau vào vở và điền thông tin phù hợp:

Xác định luận điểm

Hịch tướng sĩ

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Luận điểm 1

- Đoạn từ … đến …

- Đoạn văn thuộc kiểu: …

- Đoạn từ … đến …

- Đoạn văn thuộc kiểu: …

Luận điểm 2

- Đoạn từ … đến …

- Đoạn văn thuộc kiểu: …

- Đoạn từ … đến …

- Đoạn văn thuộc kiểu: …

Luận điểm n

- Đoạn từ … đến …

- Đoạn văn thuộc kiểu: …

- Đoạn từ … đến …

- Đoạn văn thuộc kiểu: …

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Từ các thông tin ở hai bảng trên, hãy rút ra những đặc điểm cơ bản của văn bản nghị luận.

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Nêu những điểm giống và khác nhau trong cách sử dụng bằng chứng ở hai văn bản Hịch tướng sĩ và Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Kẻ bảng vào vở theo mẫu sau và điền các nội dung phù hợp:

Văn bản

Thể thơ

Các phần trong bố cục bài thơ

Câu thơ tương ứng

Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu

 

 

 

Lai Tân

 

 

 

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Kẻ bảng vào vở theo mẫu sau và điền các thông tin phù hợp:

Văn bản

Đối tượng bị châm biếm, đả kích

Những cái xấu bị châm biếm, đả kích

Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu

 

 

Lai Tân

 

 

 

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Kẻ bảng vào vở theo mẫu sau và điền các thông tin tương ứng:

Giọng điệu trào phúng

Đặc điểm của giọng điệu

Ví dụ minh họa (tên bài thơ, tác giả)

Hài hước

 

 

Mỉa mai – châm biếm

 

 

Đả kích

 

 

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Tiếng cười trào phúng nhằm giễu cợt, mỉa mai, châm biếm, đả kích những cái chưa hay, chưa đẹp hoặc cái tiêu cực, xấu xa nhưng mục đích cao nhất của nó là hướng tới cuộc sống tốt đẹp hơn.

Em hãy nêu những suy nghĩ của mình về ý kiến trên.

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Nêu các thủ pháp trào phúng của thể loại hài kịch, truyện cười qua các văn bản đã học trong bài.

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Từ các văn bản đã học đó, em nhận thấy tiếng cười có sức mạnh như thế nào đối với đời sống con người?

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Tìm đọc một số vở hài kịch và truyện cười viết về những thói xấu của con người. Chọn trong số đó một tác phẩm em thích nhất và trả lời các câu hỏi sau:

a. Tác phẩm phê phán thói xấu nào?

b. Thủ pháp trào phúng là gì?

c. Chi tiết nào em thấy thú vị nhất?

Xem lời giải >>
Bài 17 :

“Cười là một hình thức chế ngự cái xấu” (Phương Lựu – Trần Đình Sử – Lê Ngọc Trà, Lí luận văn học, tập 1, NXB Giáo dục, 1986, tr. 241).

Viết đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Kẻ bảng theo mẫu sau vào vở và điền thông tin ngắn gọn về hai văn bản Mắt sói, Lặng lẽ Sa Pa.

Văn bản

Đặc điểm

Mắt sói

Lặng lẽ Sa Pa

Kiểu cốt truyện

 

 

Nhân vật

 

 

Chủ đề

 

 

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Hãy diễn tả sự việc hay chi tiết tiêu biểu trong văn bản Mắt sói, Lặng lẽ Sa Pa hoặc Bếp lửa bằng một hình thức nghệ thuật mà em thích (tranh, truyện tranh, nhạc, kịch bản,…)

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Từ góc nhìn của mình, em hãy vẽ, chụp ảnh hoặc miêu tả bằng ngôn ngữ một hình ảnh thể hiện được một khía cạnh chân thực và sinh động của “chân dung cuộc sống”.

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Vẽ sơ đồ tư duy trình bày đặc điểm nội dung và nghệ thuật của hai bài thơ Đồng chí và Lá đỏ.

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Theo em, căn cứ vào đâu để sắp xếp các văn bản Lá đỏ, Đồng chí, Những ngôi sao xa xôi vào cùng một bài học?

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Ước mơ và hi vọng giống như loài chim, cảm nhận buổi ban mai và khẽ khàng cất tiếng hót khi trời vẫn còn tối. (Khuyết danh)

Qua việc đọc hiểu các văn bản trong bài học này, hãy viết đoạn văn (khoảng 8 – 10 câu) nêu suy nghĩ của em về câu danh ngôn trên.

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Kẻ bảng vào vở theo mẫu sau và điền thông tin phù hợp:

Văn bản

Luận đề

Luận điểm

Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam

 

Luận điểm 1:

Luận điểm 2:

Đọc văn – cuộc chơi tìm ý nghĩa

 

Luận điểm 1:

Luận điểm 2:

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Từ hai văn bản Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam và Đọc văn – cuộc chơi tìm ý nghĩa, hãy rút ra đặc điểm cơ bản của văn bản nghị luận văn học.

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Chỉ ra sự tương đồng và khác biệt giữa văn bản nghị luận xã hội và văn bản nghị luận văn học.

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Mỗi người đọc với sự khác biệt về lứa tuổi, nhận thức, trải nghiệm,… sẽ có những cách cảm nhận, đánh giá khác nhau về tác phẩm văn học.

Hãy viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) với câu chủ đề trên, trong đoạn văn có sử dụng ít nhất hai thành phần biệt lập.

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Xác định những điểm chung về nội dung của các văn bản đọc trong bài và rút ra những kết luận bổ ích cho bản thân.

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Tóm tắt bằng một bảng tổng hợp những yêu cầu về nội dung, cách triển khai và hình thức trình bày của các kiểu văn bản thông tin đã học và thực hành viết.

STT

Kiểu văn bản

Nội dung

Cách triển khai và hình thức trình bày

1

Giải thích một hiện tượng tự nhiên

 

 

2

Giới thiệu một bộ phim đã xem

 

 

3

Kiến nghị về một vấn đề đời sống

 

 

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Viết đoạn văn (khoảng 7 – 10 câu) giải thích về một hiện tượng tự nhiên đáng quan tâm mà em từng gặp.

Xem lời giải >>