Đề bài

Giải thích ý nghĩa của nhan đề bài thơ Thu điếu. Chỉ ra mối liên hệ giữa nhan đề và hai câu đề.

Phương pháp giải :

Xác định câu chủ đề để chỉ ra mối liên hệ với nhan đề

Lời giải chi tiết :

- Nhan đề bài thơ là “Mùa thu câu cá” nhưng mục đích không ở việc kiếm cá ăn; câu cá chỉ là cái cớ để tiêu sầu và cảm nhận hương sắc mùa thu. Còn gì thú vị hơn được ngồi câu cá giữa một vùng phong cảnh quen thuộc của quê hương mình, để hồn thu thấm vào hồn người.

- Nhan đề “Mùa thu câu cá” có mối liên hệ trực tiếp với nội dung của hai câu đề: Không gian ao thu với mặt nước êm đềm và chiếc thuyền câu bé nhỏ.

Cách 2

- Nhan đề bài thơ là “Mùa thu câu cá” nhưng mục đích không ở việc kiếm cá ăn; câu cá chỉ là cái cớ để tiêu sầu và cảm nhận hương sắc mùa thu.

- Nhan đề “Mùa thu câu cá” có mối liên hệ trực tiếp với nội dung của hai câu đề

Cách 3

- Nhan đề “Thu điếu”: Thu điếu có nghĩa là “Câu cá mùa thu”. Việc câu cá chẳng qua là cái cớ, cái hoàn cảnh, cái chỗ để nói về mùa thu, để thưởng thức mùa thu mà thôi. Mùa thu, nhất là mùa thu ở làng quê, vốn đẹp, nhưng mùa thu, cảnh thu ngắm từ vị trí người câu cá, thưởng thức từ tâm trạng người ngồi câu cá, lại có cái đẹp, cái thú riêng.

- Mối liên hệ giữa nhan đề và hai câu đề: Hai câu đề triển khai ẩn ý chứa trong nhan đề. Hai câu đề miêu tả không gian thu với cảnh sắc rất mộc mạc, giản dị mang nét đặc trưng chất thu, khí thu của làng quê Bắc Bộ.

Cách 4

Chủ đề bài thơ: Qua việc diễn tả thú vui câu cá vào mùa thu, Nhà thơ thể hiện niềm giao cảm với thiên nhiên, cảnh vật, từ đó bộc lộ những tâm sự thầm kín về quê hương, đất nước thông qua việc diễn tả thú vui câu cá.

Nhan đề Câu cá mùa thu có liên quan mật thiết đến chủ đề bài thơ, thể hiện hành vi của chủ thể trữ tình nhưng ârn chứa sau đó là thế giới nội tâm nhiều trăn trở của tác giả.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Em yêu thích mùa nào trong năm? Liệt kê một số từ ngữ em muốn dùng để miêu tả vẻ đẹp của mùa đó.

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Em yêu thích mùa nào trong năm? Liệt kê một số từ ngữ em muốn dùng để miêu tả vẻ đẹp của mùa đó.

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Chỉ ra đặc điểm thi luật (bố cục, niêm, luật bằng trắc, vần, nhịp, đối) của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật được thể hiện trong bài thơ Thu điếu.

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Bức tranh thiên nhiên mùa thu trong bài thơ Thu điếu được tái hiện ở những khoảng không gian nào? Nhận xét về trình tự miêu tả những khoảng không gian đó.

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Phân tích các từ ngữ miêu tả hình dáng, màu sắc, âm thanh, chuyển động,… của các sự vật; từ đó hãy khái quát những nét đẹp điển hình của mùa thu vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ được tái hiện trong bài thơ Thu điếu.

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Ở hai câu kết bài thơ Thu điếu, hình ảnh con người hiện lên trong tư thế, trạng thái như thế nào? Qua đó, em cảm nhận được nỗi niềm tâm sự gì của tác giả?

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Nêu chủ đề của bài thơ Thu điếu. Chủ đề ấy giúp em hiểu thêm điều gì về tâm hồn tác giả?

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) phân tích hai câu thơ khiến em có ấn tượng nhất trong bài thơ Thu điếu.

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Kẻ bảng theo mẫu dưới đây (vào vở) và điền thông tin về đặc điểm của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật được thể hiện trong bài thơ:

Câu

Luật bằng trắc

Niêm

Vần

Đối

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Nhan đề Thu điếu có mối liên hệ với những hình ảnh nào trong bài thơ? Chọn phương án trả lời đúng.

A. Ao, lá vàng, sóng, ngõ trúc, khách, cá, chân bèo

B. Ao, thuyền câu, tầng mây, ngõ trúc, khách, tựa gối buông cần

C. Ao, thuyền câu, sóng, tựa gối buông cần, cá, chân bèo

D. Ao, sóng, lá vàng, gió, bầu trời, ngõ trúc, khách

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Đọc sáu câu thơ đầu bài thơ Thu điếu và trả lời các câu hỏi sau:

a. Bức tranh thiên nhiên được tái hiện trong những khoảng không gian nào?

b. Chọn phân tích các từ ngữ tiêu biểu được nhà thơ sử dụng để miêu tả ao thu, thuyền câu, sóng nước, lá vàng, bầu trời, lối ngõ.

c. Hãy nhận xét về trình tự miêu tả không gian và đặc điểm của bức tranh thiên nhiên (đường nét, hình dáng, màu sắc, chuyển động, âm thanh,...).

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Trong hai câu thơ cuối bài Thu điếu, hình ảnh con người được miêu tả trong không gian nào? Trên nền không gian ấy, con người hiện lên với tư thế, trạng thái như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Đọc bài thơ Thu điếu, em cảm nhận được điều gì về tâm hồn tác giả?

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Phân tích tác dụng của 2 từ tượng hình trong bài thơ Thu điếu.

Xem lời giải >>
Bài 15 :

a. Thu điếu được sáng tác theo thể thơ:…

b. Đặc điểm thi luật của thể thơ được thể hiện trong bài thơ:…

- Đặc điểm về bố cục: Bài Thu điếu có thể chia thành hai phần:… câu thơ đầu và … câu thơ cuối. Nội dung chính của từng phần:

… câu thơ đầu

… câu thơ cuối

 

 

- Đặc điểm về niêm, luật bằng trắc:…

- Đặc điểm về vần, nhịp, đối:…

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Ý nghĩa của nhan đề bài thơ Thu điếu:…

Mối liên hệ giữa nhan đề Thu điếu và hai câu thơ đầu:…

Xem lời giải >>
Bài 17 :

- Những khoảng không gian được miêu tả trong bài thơ Thu điếu:…

- Nhận xét về trình tự miêu tả không gian:…

Xem lời giải >>
Bài 18 :

a. Chỉ ra và phân tích những từ ngữ miêu tả các sự vật trong bức tranh thu Thu điếu:

Sự vật

Từ ngữ miêu tả

Giá trị biểu đạt

Ao thu

 

 

Thuyền câu

 

 

Sóng

 

 

Lá

 

 

Bầu trời

 

 

Lối ngõ

 

 

b. Nhận xét về hình dáng, màu sắc, âm thanh, chuyển động,… của các sự vật:

- Hình dáng:…

- Màu sắc:…

- Âm thanh:…

- Chuyển động:…

c. Khái quát những nét đẹp điển hình của mùa thu vùng nông thôn Bắc Bộ được tái hiện trong bài thơ Thu điếu:…

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Tư thế và trạng thái của con người được miêu tả trong hai câu thơ kết Thu điếu:

- Tư thế:…

- Trạng thái:…

- Nỗi niềm tâm sự của tác giả qua cảm nhận của em:…

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Chủ đề của bài thơ Thu điếu:…

Tâm hồn của tác giả thể hiện qua chủ đề đó:…

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) phân tích hai câu thơ em có ấn tượng nhất trong bài thơ Thu điếu:…

Xem lời giải >>