Đề bài

Trong Hình 30, mép ngoài cửa ra vào có dạng một phần của đường tròn bán kính 1,6m. Hãy tính chiều cao \(HK\) của cửa đó, biết \(AH = 0,9m\).

 

Phương pháp giải

Áp dụng định lí Pythagore để tính.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Áp dụng định lý Pythagore vào tam giác \(AOH\) vuông tại \(H\), ta có:

\(A{O^2} = O{H^2} + A{H^2} \Rightarrow 1,{6^2} = O{H^2} + 0,{9^2} \Rightarrow OH = \frac{{\sqrt 7 }}{2}\left( m \right)\).

Chiều cao \(HK\) của cửa đó là: \(HK = OK + OH = 1,6 + \frac{{\sqrt 7 }}{2} \approx 2,9\left( m \right)\).

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Đường thẳng và đường tròn có nhiều nhất bao nhiêu điểm chung

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Cho hai đường tròn \(\left( {O;4cm} \right)\) và \(\left( {O';3cm} \right)\) biết \(OO' = 5cm\). Hai đường tròn trên cắt nhau tại \(A\) và \(B\). Độ dài \(AB\) là:

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Đường thẳng \(a\)  cách tâm \(O\)  của đường tròn \(\left( {O;R} \right)\)một khoảng bằng \(\sqrt 8 \,\,cm.\) Biết \(R = 3\,\,cm,\) số giao điểm của đường thẳng \(a\)  và đường tròn \(\left( {O;R} \right)\) là:

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Quan sát Hình 20.

 

a) Cho biết đường thẳng \(a\) và đường tròn \(\left( {O;R} \right)\) có bao nhiêu điểm chung.

b) So sánh độ dài đoạn thẳng \(OH\) và \(R\).

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Hãy chỉ ra một số hiện tượng trong thực tiễn gợi nên hình ảnh của đường thẳng và đường tròn cắt nhau.

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Cho đường tròn tâm O bán kính R và một điểm A nằm trong (O) \(\left( {OA < R} \right)\). Vẽ đường thẳng a bất kì đi qua A. Xác định vị trí tương đối của đường thẳng a và đường tròn (O).

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Cho đường thẳng a và điểm O với khoảng cách từ điểm O đến đường thẳng a là 1 cm. Vẽ đường tròn tâm O bán kính 3 cm.

a) Xác định vị trí tương đối của đường thẳng a và đường tròn (O).

b) Gọi A và B là các giao điểm của đường thẳng a và đường tròn (O). Tính độ dài đoạn thẳng AB.

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Cho đường thẳng a và một điểm O cách a là 3cm. Vẽ đường tròn (O; 5cm). Gọi B, C là các giao điểm của đường thẳng a và (O). Diện tích của tam giác OBC bằng

A. \(10c{m^2}\).

B. \(6c{m^2}\).

C. \(24c{m^2}\).

D. \(12c{m^2}\).

Xem lời giải >>