Việt Nam đã xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc. Một số mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 của Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào năm 2020 được nêu trong bảng sau. Hãy tìm hiểu và cho biết vai trò của các mục tiêu này.
STT |
Mục tiêu |
Vai trò |
1 |
Bảo đảm an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững. |
Đảm bảo nguồn cung cấp thực phẩm đủ đối với nhu cầu của dân số, ổn định kinh tế và xã hội, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học, tăng cường sự chống chịu với biến đổi khí hậu và giảm bất ổn trong sản xuất nông nghiệp. |
2 |
Bảo đảm cuộc sống khoẻ mạnh và tăng cường phúc lợi cho mọi người ở mọi lứa tuổi. |
Đảm bảo sức khỏe cho người dân, tăng chỉ số hạnh phúc. |
3 |
Đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người. |
Giúp mọi người đều có cơ hội học tập và tiếp cận tri thức, là động lực cho sự phát triển của quốc gia. |
4 |
Đảm bảo đầy đủ và quản lí bền vững tài nguyên nước và hệ thống vệ sinh cho tất cả mọi người. |
Góp phần tăng cường sức khỏe, giáo dục và phát triển kinh tế trong cộng đồng, ngoài ra còn giảm nguy cơ lây lan của bệnh tật. |
5 |
Đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn năng lượng bền vững, đáng tin cậy và có khả năng chi trả cho tất cả mọi người. |
Hộ trợ phát triển kinh tế và xã hội, bảo vệ môi trường và giảm ô nhiễm khí thải, tạo điều kiện cho phát triển bền vững và công bằng. |
6 |
Bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương, biển và nguồn lợi biển để phát triển bền vững. |
Cân bằng và phát triển hệ sinh thái biển, duy trì những lợi ích mà hệ sinh thái biển đem lại. |
7 |
Ứng phó kịp thời, hiệu quả với biến đổi khí hậu và thiên tai. |
Giảm thiểu tối đa tác động tiêu cực của thiên tai đổi với người dân. |
8 |
Bảo vệ và phát triển rừng bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển dịch vụ hệ sinh thái, chống sa mạc hoá, ngăn chặn suy thoái và phục hồi tài nguyên đất. |
Cân bằng và duy trì sự phát triển của hệ sinh thái, mở ra nguồn lợi khai thác lâu dài. |
Các bài tập cùng chuyên đề
Hình 27.1 cho thấy một phần của khu rừng nhiệt đới đã bị chặt phá. Nếu tình trạng phá rừng vẫn tiếp tục và không được kiểm soát sẽ gây suy thoái nghiêm trọng đối với các hệ sinh thái tự nhiên cũng như ảnh hưởng đến đời sống con người trong tương lai. Có những biện pháp nào để khắc phục những hậu quả này?
Cho biết vai trò của sinh thái học phục hồi, bảo tồn.
Hãy cho biết tác dụng của một số phương pháp phục hồi hệ sinh thái bằng cách hoàn thành Bảng 27.1.
Vì sao cần phục hồi, bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên?
Tại sao nói: “Bảo tồn các hệ sinh thái chính là bảo vệ tài sản cho các thế hệ mai sau”?
Hiện nay, có những phương pháp nào đang được áp dụng để phục hồi các hệ sinh thái tại địa phương em? Cho biết hiệu quả của các phương pháp đó.
Mục tiêu
Nội dung
Chuẩn bị
Sản phẩm dự kiến
Thực hiện dự án
Báo cáo
Một trong những phương pháp để phục hồi hệ sinh thái là đưa vào các hệ sinh thái đang bị ảnh hưởng của các yếu tố gây hại (như kim loại nặng, chất thải,...) hoặc đang bị suy thoái các loài sinh vật cần thiết như:
Hãy cho biết cơ sở khoa học và tác dụng của phương pháp trên.
Cho phát biểu sau: “Hoạt động của con người là nguyên nhân chủ yếu làm thủng tầng ozone, gây biến đổi khí hậu của Trái Đất". Theo em, phát biểu đó đúng hay sai? Giải thích và cho ví dụ minh hoạ.
Một trong những phương án để bảo tồn đa dạng sinh học chính là bảo tồn các quần thể sinh vật. Trong phương án này, các nhà sinh học bảo tồn tập trung chủ yếu vào việc bảo tồn các quần thể có kích thước nhỏ và các quần thể đang bị suy thoái. Bước đầu tiên trong việc thực hiện phương án này là nghiên cứu và xác định được nguyên nhân gây nên sự suy giảm kích thước hoặc suy thoái của quần thể sinh vật.
a) Tại sao xác định nguyên nhân làm cho quần thể bị suy giảm kích thước hoặc suy thoái là việc làm cần thiết? Cho ví dụ.
b) Hãy cho biết một số nguyên nhân gây suy giảm kích thước hoặc suy thoái của quần thể sinh vật. Từ đó, đề xuất biện pháp bảo tồn quần thể sinh vật.
Các hệ sinh thái trên Trái Đất đang chịu tác động mạnh mẽ bởi con người như đốt rừng, khai thác tài nguyên sinh vật, thải các chất gây ô nhiễm môi trường,...Em sẽ làm gì để bảo vệ các hệ sinh thái và cuộc sống của con người?
Tại sao chúng ta cần bảo tồn và phục hồi các hệ sinh thái?
Nêu một số ví dụ về các biện pháp phục hồi hệ sinh thái.
Hãy nêu biện pháp bảo tồn sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng khi môi trường sống của chúng đang ngày càng bị thu hẹp.
Địa phương em đã thực hiện biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học nào?
Tìm kiếm trên internet hoặc sách, báo, tìm hiểu vấn đề bảo tồn hệ sinh thái được thực hiện tại một khu bảo tồn, vườn quốc gia hoặc tại địa phương em theo gợi ý trong bảng 24.1.
Hình dưới thể hiện các hoạt động nghiên cứu bảo tồn và trồng lại các rạn san hô. Em hãy giải thích tại sao con người cần phải bảo vệ các rạn san hô khỏi các tác động xấu từ môi trường và con người, đồng thời trồng lại nhiều rạn san hô đã bị chết hoặc suy thoái?
Mục đích của sinh thái học phục hồi là gì? Mục đích của bảo tồn đa dạng sinh vật là gì?
Tại sao con người cần phục hồi các hệ sinh thái và bảo tồn đa dạng sinh vật?
Em hãy lấy hai ví dụ về cải tạo sinh học và gia tăng sinh học nhằm phục hồi sinh thái ở nước ta.
Giải thích tại sao nhiều loài không thể bảo tồn tại nơi nó đang sinh sống mà phải đưa vào các vườn thú, vườn thực vật hoặc trung tâm cứu hộ và chăm sóc động vật.
Em hãy tìm hiểu và giới thiệu một số loài sinh vật đang được bảo tồn chuyển vị ở nước ta và một số vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên mà em biết.
Theo em, mỗi học sinh cần làm gì để góp phần bảo tồn và phục hồi sinh thái?
Hình bên là một phần của Khu Ramsar Xuân Thủy (tỉnh Nam Định), khu Ramsar đầu tiên của Việt Nam và được công nhận là Vườn Quốc gia năm 2003. Hệ sinh thái rừng ngập mặn quan trọng này được phục hồi từ năm 1989, là nơi bảo tồn hơn 200 loài chim quý hiếm di trú từ khắp nơi.
Tại địa phương em, có hệ sinh thái nào được bảo tồn không? Công tác đó đang được thực hiện như thế nào?
Nhiệm vụ