Quan sát Hình 16.2, hãy cho biết vai trò của những cá thể có biến dị cổ dài trong quần thể hươu cổ ngắn đối với việc hình thành loài hươu cao cổ.
Quan sát Hình 16.2
Vai trò của những cá thể có biến dị cổ dài trong quần thể hươu cổ ngắn đối với việc hình thành loài hươu cao cổ: là những biến dị cá thể thích nghi tốt hơn với môi trường nên có sức sống cao hơn và sinh sản mạnh hơn, làm cho số lượng hươu cao cổ ngày càng tăng trong quần thể. Trong khi đó các cá thể cổ ngắn chết vì thiếu thức ăn. Dần dần quần thể hươu cổ ngắn lúc đầu trở thành quần thể hươu cổ dài và hình thành loài mới.
Các bài tập cùng chuyên đề
Darwin là nhà khoa học nổi tiếng thế giới. Ngày nay, chúng ta đều biết học thuyết tiến hoá nổi tiếng mang tên ông. Darwin sử dụng phương pháp nghiên cứu như thế nào để xây dựng học thuyết về chọn lọc tự nhiên và hình thành loài?
Theo quan niệm của Darwin, biến dị cá thể là gì?
Sử dụng quan niệm của Darwin, hãy giải thích kết quả của chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo ở Hình 16.3 và 16.4.
Hãy cho ví dụ về chọn lọc nhân tạo ở thực vật và động vật mà em biết.
Vận dụng thuyết tiến hoá của Darwin để giải thích sự hình thành loài bướm bạch dương có cánh màu sẫm từ loài có cánh màu trắng dưới ảnh hưởng của muội, bụi công nghiệp làm thân cây bạch dương màu trắng bị sẫm màu.
Trong hành trình thám hiểm vòng quanh thế giới trên tàu Beagle, Darwin đã thu thập được tư liệu khổng lồ, từ đó ông đã đưa ra quan niệm về chọn lọc tự nhiên và hình thành loài. Theo em, những tư liệu đó là gì và được ông sử dụng như thế nào để khẳng định quan niệm của mình?
Hãy dự đoán hệ quả khi tất cả các cá thể của một quần thể được sinh ra đều sống sót và sinh sản theo tiềm năng sinh sản.
Đấu tranh sinh tồn là gì?
Quan sát hình 16.1, cho biết chọn lọc nhân tạo và động lực của chọn lọc nhân tạo là gì.
Lấy thêm ví dụ về sự hình thành một số giống cây trồng, vật nuôi nhờ chọn lọc nhân tạo.
Quan sát hình 16.3 và cho biết mối liên hệ giữa hình dạng mỏ của các loài chim sẻ với dạng thức ăn của chúng.
Lấy ví dụ một số loài được hình thành từ một tổ tiên chung.
Quan sát hình 16.4, mô tả phương pháp Darwin xây dựng học thuyết về chọn lọc tự nhiên và hình thành loài.
Quan sát hình 16.5, giải thích sự hình thành các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh theo học thuyết tiến hóa Darwin.
Bệnh lao do trực khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra. Việc điều trị bệnh lao bằng kháng sinh cần tuân thủ một phác đồ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ do trực khuẩn lao đã tiến hóa tăng cường khả năng kháng kháng sinh theo thuyết chọn lọc tự nhiên của Darwin. Trực khuẩn lao sống ở phổi và sinh sản, trong một số trường hợp, đột biến xảy ra tạo nên các thế đột biến ngay cả trong quá trình điều trị kháng sinh. Một số thể đột biến tạo được protein có khả năng vô hiệu hóa một số loại kháng sinh. Mỗi nhận định sau đây về đặc điểm của trực khuẩn lao là đúng hay sai? Giải thích.
a Sau lần điều trị kháng sinh đầu tiên, tất cả các trực khuẩn lao trong cơ thể bệnh nhân đều trở nên kháng kháng sinh.
b. Điều trị kháng sinh tiêu diệt phần lớn trực khuẩn lao ở người bệnh.
Tại sao dùng thuốc kháng sinh lâu dài để chữa bệnh dễ dẫn tới các vi khuẩn gây bệnh trở nên kháng thuốc?
Tại sao Darwin cho rằng đặc điểm về cấu trúc, hình thái của mỏ chim trên quần đảo Galapagos là đặc điểm thích nghi?
Hãy đưa ra một vài đặc điểm thích nghi mà em quan sát được và cho biết đặc điểm đó đem lại lợi ích gì cho sinh vật.
Một đặc điểm như thế nào được gọi là đặc điểm thích nghi?
Giải thích quá trình hình thành loài mới theo quan niệm của Darwin.
Sưu tập từ sách, báo, internet,... một số thí nghiệm kiểm chứng học thuyết Darwin.
Trình bày phương pháp mà Darwin đã sử dụng để xây dựng học thuyết chọn lọc tự nhiên và hình thành loài.
Một bạn học sinh đề xuất như sau: "Nếu muốn biết một đặc điểm nào là đặc điểm thích nghi chỉ cần làm thí nghiệm xác định tỉ lệ sống sót của các cá thể mang đặc điểm đó có cao hơn so với các cá thể không có đặc điểm nghiên cứu hay không". Đề xuất này đúng hay sai? Giải thích.
Cách li sinh sản và các nhân tố tiến hóa có vai trò gì trong quá trình hình thành loài mới.
Điền từ/cụm từ thích hợp vào các chỗ trống trong câu sau.
Theo Darwin, cơ chế tiến hóá là sự tích luỹ các ...(1)..., đào thải các ...(2)... dưới tác dụng của ...(3)...
Chọn đáp án đúng để điền vào phần còn thiếu trong câu sau.
Theo Darwin, loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian ..(?)...
A. và không có loài nào bị đào thải.
B. dưới tác dụng của môi trường sống.
C. dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân li tính trạng từ một nguồn gốc chung.
D. dưới tác dụng của các nhân tố tiến hóá.
Theo Darwin, sự hình thành nhiều giống vật nuôi, cây trồng trong mỗi loài xuất phát từ một hoặc vài dạng tổ tiên hoang dại là kết quả của quá trình
A. phân li tính trạng trong chọn lọc nhân tạo.
B. phân li tính trạng trong chọn lọc tự nhiên.
C. tích luỹ những biến dị có lợi, đào thải những biến dị có hại đối với sinh vật.
D. phát sinh các biến dị cá thể.
Theo Darwin, nhân tố chính nào quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi, cây trồng?
Theo quan niệm của Darwin, chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính di truyền và biến dị là nhân tố chính trong quá trình hình thành
A. các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật và sự hình thành loài mới.
B. những biến dị cá thể.
C. các giống vật nuôi và cây trồng năng suất cao.
D. nhiều giống, thứ mới trong phạm vi một loài.
Khi giải thích mối quan hệ giữa các loài, Darwin cho rằng
A. các loài là kết quả của quá trình tiến hóa từ rất nhiều nguồn gốc khác nhau.
B. các loài là kết quả của quá trình tiến hóá từ một nguồn gốc chung.
C. các loài được biến đổi theo hướng ngày càng hoàn thiện nhưng có nguồn gốc khác nhau.
D. các loài đều được sinh ra cùng một thời điểm và đều chịu sự chi phối của chọn lọc tự nhiên.