Một hộp chứa 3 tấm thẻ cùng loại, được đánh số lần lượt là 5; 10; 15. Trong các hoạt động sau, hoạt động nào là phép thử ngẫu nhiên? Hãy xác định không gian mẫu của các phép thử ngẫu nhiên đó.
a) Lấy bất kì 1 tấm thẻ từ hộp.
b) Lấy đồng thời 3 tấm thẻ từ hộp.
c) Lấy lần lượt 3 tấm thẻ từ hộp 1 cách ngẫu nhiên.
- Dựa vào khái niệm phép thử ngẫu nhiên: Các hoạt động mà ta không thể biết trước được kết quả của nó, nhưng biết tất cả các kết quả có thể xảy ra.
- Dựa vào khái niệm không gian mẫu, kí hiệu là \(\Omega \), là tập hợp tất cả các kết quả có thể xảy ra của phép thử.
a) Là phép thử ngẫu nhiên vì ta không biết trước được kết quả nhưng có thể dự đoán được là có 3 kết quả có thể xảy ra:
\(\Omega \) = {5; 10; 15}.
b) Không là phép thử ngẫu nhiên vì ta có thể biết trước được kết quả.
c) Là phép thử ngẫu nhiên vì ta không biết trước được kết quả nhưng có thể dự đoán được là có 6 kết quả có thể xảy ra:
\(\Omega \) = {(5; 10; 15), (5; 15; 10), (10; 5; 15), (10; 15; 5), (15; 5; 10), (15; 10; 5)}.
Các bài tập cùng chuyên đề
Xét tình huống mở đầu.
Một cửa hàng muốn tặng hai phần quà cho hai trong bốn khách hàng có lượng mua nhiều nhất trong tháng bằng cách rút thăm ngẫu nhiên. Việc rút thăm được tiến hành như sau: Nhân viên viết tên 4 khách hàng đó vào 4 lá phiếu để vào một chiếc hộp. Nhân viên rút ngẫu nhiên một lá phiếu trong hộp. Lá phiếu rút ra không trả lại vào hộp. Sau đó, nhân viên tiếp tục rút ngẫu nhiên một lá phiếu từ ba lá phiếu còn lại. Hai khách hàng có tên trong hai lá phiếu được rút ra là hai khách hàng được tặng quà.
a) Hỏi trước khi rút thăm có thể nói trước hai khách hàng nào được chọn hay không?
b) Cho ví dụ về ba trường hợp có thể xảy ra.
Trong các hoạt động sau, hoạt động nào là phép thử ngẫu nhiên? Tại sao?
a) Chọn ra lần lượt hai tấm thẻ từ hộp có hai tấm thẻ như Hình 3a
b) Chọn bất kì 1 quyển sách từ giá như Hình 3b
c) Chọn 1 cây bút chì từ ống bút như Hình 3c.
a) Khi tung một con xúc xắc có 6 mặt, ta có biết trước là chắc chắn sẽ nhận được mặt 6 chấm không?
b) Trong hộp có 6 viên bi vàng, 1 viên bi đỏ giống hệt nhau về kích thước, khối lượng. Không nhìn vào hộp và lấy ngẫu nhiên 1 viên bi. Trước khi lấy, ta có chắc chắn sẽ được viên bi đỏ không?
Nếu lần thứ nhất lấy được viên bi đỏ, bỏ lại viên bi vào hộp, trộn đều, rồi lấy lần thứ hai thì có chắc là lần thứ hai cũng lấy được viên bi đỏ không?
Hãy cho một ví dụ về phép thử ngẫu nhiên.
Trong các hành động dưới đây, hành động nào là phép thử ngẫu nhiên? Giải thích vì sao.
a) Lấy một viên bi bất kì trong hộp kín đựng những viên bi có màu khác nhau;
b) Tìm kết quả của một dãy phép tính.
c) Lấy trên giá của siêu thị một chùm nho, cân và ghi lại khối lượng của nó.