Đề bài

Nhân tố quan trọng hàng đầu đưa đến sự phát triển mạnh của ngoại thương đường biển ở Phù Nam là

  • A.

    Nông nghiệp phát triển, tạo nhiều sản phẩm dư thừa.

     

  • B.

    Kĩ thuật đóng tàu có bước phát triển mới.

     

  • C.

    Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lí thuận lợi.

     

  • D.

    Sự thúc đẩy mạnh mẽ của hoạt động nội thương.

Phương pháp giải

Dựa vào vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế của quốc gia cổ Phù Nam để suy luận trả lời.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Những nhân tố đưa đến sự phát triển của ngoại thương Phù Nam bao gồm:

- Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên: quốc gia cổ Phù Nam chỉ là hạ lưu và châu thổ đồng bằng sông Cửu Long ngày nay hay chính xác hơn là khu vực phía Tây sông Hậu ngày nay. Phía Đông, Nam giáp biển, phía Bắc giáp Chiêm Thành và phía Tây giáp Khơ Me. Đây là vị trí vô cùng thuận lợi, bởi nó nằm trên điểm trung chuyển đường biển thế giới qua Đông Nam Á, từ Trung Hoa qua Ấn Độ tới Địa Trung Hải và ngược lại. Hơn nữa, Phù Nam cổ có đường bờ biển khá rộng (cả phía Đông và Nam cùng giáp biển) và giáp với vịnh Thái Lan. Đây là vùng vịnh lớn, kín gió, lánh sâu vào đất liền, nhiều nơi tập kết, tạo địa hình vô cùng thuận lợi cho các tàu bè tránh bão, trú ẩn và neo đậu nghỉ chân khi qua vùng biển này. Đây là điều kiện vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển thương nghiệp của quốc gia này.

- Nông nghiệp vốn là ngành kinh tế phát triển rất sớm và có vai trò quan trọng đối với quốc gia cổ Phù Nam. Nông phẩm dư thừa sẽ dùng để trao đổi, chủ yếu là nông sản hoặc đặc sản vùng miền.

- Thủ công nghiệp phát triển: làm gốm, trang sức, …cung cấp nhiều mặt hàng cho ngoại thương.

- Kĩ thuật đóng tàu: được quan tâm phát triển, tăng dần về quy mô và chất lượng do yêu cầu của quá trình trao đổi, buôn bán.

=> Tuy nhiên, xét cho đến cùng điều kiện tự nhiên và vị trí địa lí vẫn là nhân tố quan trọng nhất đưa đến sự phát triển của ngoại thương của quốc gia cổ Phù Nam.

Đáp án : C

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Nhận xét nào sau đây là chính xác về tổ chức bộ máy nhà nước Văng Lang – Âu Lạc?

  • A.

    hoàn chỉnh, chặt chẽ.

     

  • B.

    sơ khai, đơn giản.

     

  • C.

    chưa khoa học, chưa phù hợp.

     

  • D.

    phức tạp, rối rắm.

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Nguồn gốc của một số tục lệ ma chay cưới xin và phổ biến của lễ hội trong quốc gia Văn Lang – Âu Lạc là

  • A.

    Tín ngường thời cúng tổ tiên, biết ơn anh hùng dân tộc.

     

  • B.

    Chịu ảnh hưởng của văn hóa Cham-pa, Phù Nam.

     

  • C.

    Ảnh hưởng của Hinđu giáo và Phật giáo.

     

  • D.

    Sự phát triển mạnh mẽ của nghệ thuật.

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Quốc gia cổ Cham-pa được hình thành ở khu vực nào Việt Nam ngày nay?

  • A.

    Miền Bắc Việt Nam

  • B.

    Miền Trung Việt Nam

  • C.

    Miền Nam Việt Nam

  • D.

    Miền Trung và một phần cao nguyên Việt Nam ngày nay. 

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân cổ Cham-pa là

  • A.

    nông nghiệp trồng lúa.

     

  • B.

    thủ công nghiệp.

     

  • C.

    săn bắt, hái lượm.

     

  • D.

    thương nghiệp.

Xem lời giải >>
Bài 5 :

So với Văn Lang – Âu Lạc, kinh tế của quốc gia cổ Cham-pa có điểm gì khác biệt?

  • A.

    Phát triển khai thác lâm thổ sản và xây dựng đền tháp.

     

  • B.

    Chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước sử dụng sức kéo trâu bò.

     

  • C.

    Chăn nuôi, làm các mặt hàng thủ công và đánh cá.

     

  • D.

    Đúc đồng, làm gốm phát triển mạnh.

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Điểm khác về văn hóa của cư dân Văn Lang – Âu Lạc so với cư dân Cham-pa là

  • A.

    Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Hinđu giáo và Phật giáo.

     

  • B.

    Sự du nhập mạnh mẽ của Nho giáo có nguồn gốc từ Trung Hoa.

     

  • C.

    Phổ biến tín ngưỡng sùng bái tổ tiên, thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc

     

  • D.

    Sáng tạo chữ viết riêng dựa trên chữ Phạn của người Ấn Độ.

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Thành tựu văn hóa nào của cư dân Cham-pa còn tồn tại đến ngày nay và được công nhận là Di sản văn hóa thế giới?

 

  • A.

    Các bức chạm nổi, phù điêu

     

  • B.

    Các tháp Chăm

     

  • C.

    Khu di tích thánh địa Mỹ Sơn.

     

  • D.

    Phố cổ Hội An

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Hoạt động kinh tế phổ biến của cư dân Phù Nam là

  • A.

    Sản xuất nông nghiệp, kết hợp đánh cá, khai thác hải sản

     

  • B.

    Nghề nông trồng lúa, thủ công nghiệp, ngoại thương đường biển

     

  • C.

    Thủ công nghiệp, buôn bán, ngoại thương đường biển.

     

  • D.

    Thủ công nghiệp, khai thác hải sản, ngoại thương đường biển

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Tập quán phổ biến của cư dân Phù Nam là

  • A.

    ở nhà sàn.

     

  • B.

    thờ thần Mặt trời.

     

  • C.

    thời thần Sông.

     

  • D.

    thờ cúng tổ tiên.

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Sách “Lược sử vùng đất Nam Bộ Việt Nam (tr. 20) viết:

Sau một thời rực rỡ, đế quốc Phù Nam bắt đầu suy thoái vào cuối thế kỉ thứ VI. Nước Cát Miệt, một thuộc quốc của Phù Nam, đến thế kỷ này đã nhanh chóng phát triển thành một vương quốc độc lập và hùng mạnh. Nhân sự suy yếu của Phù Nam, Chân Lạp đã tấn công chiếm lấy một phần lãnh thổ (tương đương với vùng đất Nam Bộ ngày nay) của đế chế này vào đầu thế kỉ VII...?

Đoạn tư liệu trên thể hiện điều gì?

  • A.

    Đế quốc Phù Nam hoàn toàn sụp đổ ở thế kỉ VI.

     

  • B.

    Chân Lạp trở thành đế chế hùng mạnh nhất Đông Nam Á.

     

  • C.

    Đế quốc Phù Nam suy yếu và bị Chân Lạp tấn công.

     

  • D.

    Chân Lạp tấn công và xâm chiếm toàn bộ đế quốc Phù Nam.

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Điểm nổi bật về đời sống kinh tế của vương quốc Phù Nam so với các quốc gia khác trên đất nước Việt Nam là

  • A.

    Kinh tế phồn thịnh, trở thành một vương quốc, giàu mạnh nhất khu vực Đông Nam Á

     

  • B.

    Ngoại thương đường biển rất phát triển

     

  • C.

    Đã từng làm chủ một khu vực rộng lớn ở Đông Nam Á

     

  • D.

    Thể chế quân chủ đạt đến trình độ điển hình.

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Điểm giống trong đời sống kinh tế của cư dân Văn Lang - Âu Lạc và Champa, Phù Nam là

 

  • A.

    Làm nông nghiệp trồng lúa, kết hợp với một số nghề thủ công

     

  • B.

    Bắt đầu xuất hiện phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp.

     

  • C.

    Đẩy mạnh giao lưu buôn bán với bên ngoài

     

  • D.

    Nghề khai thác lâm thổ sản khá phát triển

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Người đứng đầu các bộ nước Văn Lang – Âu Lạc là ai?

  • A.

    Lạc hầu

  • B.

    Lạc tướng

  • C.

    Quan lang

  • D.

    Bồ chính

Xem lời giải >>
Bài 14 :

 Nét đặc sắc trong tín ngưỡng của người Việt cổ là gì?

  • A.

    Có các nghi thức cầu mùa, cầu cho mưa thuận gió hòa

  • B.

    Sùng bái các hiện tượng tự nhiên

  • C.

    Tín ngưỡng phồn thực

  • D.

    Thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần tự nhiên và phồn thực

Xem lời giải >>