Đề bài

Cho biết các câu ghép dưới đây thuộc loại câu ghép đẳng lập hay chính phụ.

Xác định phương tiện nối các vế câu và nêu tác dụng của việc lựa chọn phương tiện này.

a. Ngọn lửa mùa hè mang bao căm phẫn chính đáng của người da đen sẽ không bao giờ tắt nguội nếu như làn gió mùa thu của tự do và công bằng không thổi tới.

(Mác-tin Lu-thơ Kinh (Martin Luther King), Tôi có một giấc mơ)

b. Nhưng dù cho tai họa có xảy ra thì sự có mặt của chúng ta ở đây cũng không phải là vô ích.

(G. G. Mác-két, Đầu tranh cho một thế giới hòa bình)

c. Cái lò gạch ở cuối cánh đồng đang phun lửa sáng rực và ánh đèn ô tô ngoài đường cái quét lên nền trời những luồng ánh sáng xanh biếc.

(Đỗ Chu, Bồng chanh đỏ)

d. Bước chân của anh đặt nhẹ trên đường, tôi cảm thấy không phải anh đang đi mà là anh lướt trên mặt đất.

(Đỗ Chu, Bồng chanh đỏ)

Phương pháp giải

Vận dụng kiến thức về câu đơn, câu ghép để thực hiện

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Cách 1

a. Câu ghép chính phụ

Phương tiện nối: Từ nối “nếu như”

b. Câu ghép chính phụ

Phương tiên nói “Nhưng dù cho”

c. Câu ghép đẳng lập

Phương tiện nối: “và”

d. Câu ghép đẳng lập

Phương tiện nối: dấu phẩy

Cách 2

a. Câu ghép chính phụ. Phương tiện nối: "nếu như" - Quan hệ từ

=> Tác dụng: 

- "Nếu như" nối hai vế câu, thể hiện mối quan hệ điều kiện.

- Nêu điều kiện cần thiết để ngọn lửa mùa hè không bao giờ tắt nguội.

- Giúp câu văn mạch lạc, logic.

b. Câu ghép chính phụ. Phương tiện nối: "nhưng", "dù cho"

- "nhưng": Quan hệ từ

- "dù cho": Cặp từ hô ứng

=> Tác dụng:

- "Nhưng" nối hai vế câu, thể hiện mối quan hệ tương phản.

- Nhấn mạnh sự có mặt của chúng ta không phải là vô ích dù cho có bất kỳ tai họa nào xảy ra.

- Giúp câu văn rõ ràng, súc tích.

c. Câu ghép đẳng lập. Phương tiện nối: "và" - Quan hệ từ

=> Tác dụng:

- "Và" nối hai vế câu, thể hiện mối quan hệ liệt kê.

- Miêu tả hai hình ảnh lò gạch và ánh đèn ô tô một cách sinh động.

- Giúp câu văn cân đối, nhịp nhàng.

d. Câu ghép chính phụ. Phương tiện nối: dấu phẩy (,)

=> Tác dụng: 

- Dấu phẩy (,) nối hai vế câu, thể hiện mối quan hệ giải thích.

- Giải thích cảm nhận của "tôi" về "anh".

- Giúp câu văn rõ ràng, logic.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Trong các câu trích từ văn bản Ba chàng sinh viên dưới đây, câu nào là câu ghép đẳng lập, câu nào là câu ghép chính phụ?

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế ở những câu ghép dưới đây và cho biết trong mỗi câu ghép, các vế câu được nối với nhau bằng cách nào.

a. Vì chuyện này phải được giữ kín nên chúng ta sẽ tự lập ra một toà án nho nhỏ vậy.

(Cô-nan Đoi-lơ, Ba chàng sinh viên)

b. Đất bám quanh một đinh giày vương lên bàn và mẩu đất thứ hai rã ra, rơi xuống sàn phòng ngủ.

(Cô-nan Đoi-lơ, Ba chàng sinh viên)

c. Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái.

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa).

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Ở từng câu ghép có hai vế dưới đây, trọng tâm của thông báo nằm ở vế nào? Dựa vào đâu em xác định như vậy?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Trong các câu ghép sau, câu nào dùng sai phương tiện nối giữa các vế câu? Hãy sửa lại cho đúng.

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Tìm các kết từ dùng để nối các vế câu trong những câu ghép dưới đây. Chỉ ra mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các vế câu.

a) Giá nhà con khỏe khoắn thì con chả dám kêu. (Nguyễn Công Hoan)

b) Vì tôi thẳng tợn nên hai cậu chủ bé nhỏ của tôi yêu quý tôi lắm. (Tô Hoài)

c) Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương. (Nguyễn Đình Thi)

d) Các em phải gắng học để thầy mẹ được vui lòng và để thầy dạy các em được sung sướng. (Thanh Tịnh)

e) Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gây ra, áp vào vật nhau. (Ngô Tất Tố)

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Tìm câu ghép trong các đoạn văn dưới đây. Cho biết vì sao không thể tách mỗi vế câu trong những câu ghép ấy thành một câu đơn.

a) Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung... Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng. (Hồ Chí Minh)

b) Vào mùa sương, ngày ở Hạ Long như ngắn lại. Buổi sớm, Mặt Trời lên ngang cột buồm, sương tan, trời mới quang. Buổi chiều, nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển (Thi Sảnh)

c) Một hôm, tôi phàn nàn việc ấy với Binh Tư. Binh Tư là một người láng giềng khác của tôi. Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão Hạc bởi vì lão lương thiện quá. (Nam Cao)

d) Sáng hôm sau, bà con bên nội, bên ngoại đến rất đông. Cả con bé cũng theo ngoại nó về. Anh Sáu phải lo tiếp khách, anh như không chú ý đến con nữa. (Nguyễn Quang Sáng)

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Trong những câu ghép dưới đây, ở câu nào có thể lược bỏ chủ ngữ của một trong hai vế, ở câu nào không thể lược bỏ? Vì sao?

a) Nàng nói đến đây, mọi người đều ứa hai hàng lệ. (Nguyễn Dữ)

b) Trong cuộc đời kháng chiến của tôi, tôi chứng kiến không biết bao nhiêu cuộc chia tay, nhưng chưa bao giờ tôi bị xúc động như lần ấy. (Nguyễn Quang Sáng)

c) Sếu chỉ sống ở vùng sinh thái tự nhiên cân bằng, Tam Nông là vùng đất tự nhiên bảo đảm được sự cân bằng đó. (Vườn quốc gia Tràm Chim – Tam Nông)

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) trình bày suy nghĩ của em về vai trò của việc đọc sách đối với sự phát triển của mỗi người, trong đó có sử dụng một câu ghép. Chỉ ra câu ghép được sử dụng trong đoạn văn đã viết.

Xem lời giải >>