Đề bài

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

(1) Đặc trưng của toàn cầu hoá là sự đón nhận và trân trọng đóng góp của tất cả các dân tộc trong bản hòa ca của nhân loại. (2) Ở đó, người ta chia sẻ giá trị của mình vào cái chung, tạo nên một bức tranh lớn đa sắc màu nhưng vẫn nhất quán và đầy tính nhân bản. (3) Nhiều ý kiến cho rằng khi "thế giới phẳng"), các nền văn hóa giao thoa sẽ dần hòa lẫn với nhau, mỗi người đều giống hệt nhau và mất đi văn hóa đặc trưng của dân tộc mình. (4) Điều đó là không đúng, bởi mỗi công dân, mỗi dân tộc là một mảnh ghép vừa vặn trong bức tranh chung của nhân loại nhưng vẫn mang trong minh một sắc màu đặc trưng của dân tộc.

(Nam Lê - Như Ý, Bản sắc dân tộc cái gốc của mọi công dân toàn cầu, https://glaoducthoidai.vn/.ngày 03/11/2019)

a. Phân tích cấu trúc các câu trong đoạn trích trên, sau đó, cho biết câu nào là câu đơn, câu nào là câu ghép

b. Nêu tác dụng của việc lựa chọn các kiểu câu (câu đơn, câu ghép) trong đoạn trích trên.

Phương pháp giải

Vận dụng kiến thức về câu đơn, câu ghép để thực hiện

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Cách 1

(1)  Đặc trưng của toàn cầu hoá/ là sự đón nhận và trân trọng đóng góp của tất cả các

                    CN                                              VN                                                   

dân tộc trong bản hòà ca của nhân loại.         

Phân loại: Câu đơn

(2) Ở đó, người ta chia sẻ giá trị của mình vào cái chung/, tạo nên một bức

                CN                                                                              VN

tranh lớn  đa sắc màu nhưng vẫn nhất quán và đầy tính nhân bản.

Phân loại: Câu đơn

(3) Nhiều ý kiến/ cho rằng khi "thế giới phẳng", các nền văn hóa giao thoa /

          CN1                        VN1                                             CN2

sẽ dần  hòa lẫn với nhau,/ mỗi người/ đều giống hệt nhau và mất đi văn hóa

   VN2                                  CN2                    VN2

đặc trưng của dân tộc mình.

Phân loại: Câu ghép

(4) Điều đó /là không đúng, bởi mỗi công dân, mỗi dân tộc/  là một mảnh ghép vừa

          CN1          VN1                    CN2

văn trong búc tranh chung của nhân loại nhưng vẫn mang trong minh một sắc màu

                  VN2

đặc trưng của dân tộc.

Phân loại: Câu ghép

b. Nhận xét: Việc lựa chọn các kiểu câu (câu đơn, câu ghép) một cách hợp lý đã góp phần làm cho đoạn văn trên thêm mạch lạc, rõ ràng, logic, sinh động và có sức thuyết phục cao.

Cách 2

a. Phân tích cấu trúc các câu trong đoạn văn:

(1) Đặc trưng của chủ nghĩa toàn cầu hiện đại /là sự đón nhận và trân trọng 

                             CN

đóng góp của tất cả các dân tộc trong bản hòa ca của nhân loại. 

                             VN

=> Câu đơn

(2) Ở đó, người tachia sẻ giá trị của mình vào cái chung, tạo nên một bức tranh 

                   CN

lớn đa sắc màu nhưng vẫn nhất quán và đầy tính nhân bản.

                             VN

=> Câu đơn

(3) Nhiều ý kiến /cho rằng khi “thế giới phẳng”, các nền văn hoá giao thoa /sẽ 

          CN1            VN1                     TN                        CN2                     

dần hoà lẫn với nhaumỗi người /đều giống hệt nhau và mất đi văn hoá đặc 

          VN2                     CN3                     VN3

trưng của dân tộc mình.

=> Câu ghép

(4) Điều đó là không đúng, bởi mỗi công dân, mỗi dân tộc là một mảnh ghép 

          CN1            VN1                     CN2                                         VN2

vừa vặn trong bức tranh chung của nhân loại nhưng vẫn mang trong mình một 

sắc màu đặc trưng của dân tộc.

=> Câu ghép

b. Tác dụng của việc lựa chọn các kiểu câu (câu đơn, câu ghép) trong đoạn trích trên.

- Câu đơn: diễn tả ý đơn giản, tập trung truyền đạt một ý chính, giúp người đọc hoặc người nghe nắm bắt thông tin nhanh chóng.

- Câu ghép: chứa nhiều ý, mối quan hệ phức tạp hơn, phù hợp để truyền đạt thông tin chi tiết và liên quan.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Xác định câu đơn và câu ghép trong đoạn văn.

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Các câu sau thuộc kiểu câu ghép nào? Phương tiện nào được dùng để nối các vế của từng câu ghép?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Đọc đoạn văn và thực hiện nhiệm vụ nêu ở dưới.

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Cho đoạn trích sau:

Nhan đề "Sang thu" đưa bao trùm lại vừa thấm vào từng từ ngữ, cảnh vật. Hương quả sang thu. Ngọn gió sang thu. Dòng sông, bầy chim, đám mây, bầu trời sang thu. Nắng sang thu. Mưa sang thu. Sấm chớp, đông bão, cây cối sang thu. Nhưng trong từng cảnh sang thu của thiên nhiên, đất trời, tạo vật là lồng lộng hồn người sang thu.

(Theo Vũ Nho, Đi giữa miền thơ)

a. Nhận xét về cấu trúc của các câu in đậm trong đoạn trích trên.

b. Nêu tác dụng của việc lựa chọn cấu trúc câu như vậy

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Em hãy trao đổi với bạn cùng nhóm một bài văn nghị luận mình đã viết. Sau đó, đọc bài viết của bạn và trả lời các câu hỏi:

a. Bạn em đã sử dụng câu đơn, câu ghép hay kết hợp cả hai kiểu câu trong bài viết?

b. Việc lựa chọn cấu trúc như vậy có tác dụng gì?

c. Khi đọc bài viết của bạn, em thấy bạn đã lựa chọn cấu trúc câu hợp lí chưa? Nêu được phép thay đổi cấu trúc một vài câu, em sẽ thay đổi như thế nào? Vì sao?

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Xếp những câu dưới đây vào nhóm phù hợp: câu đơn, câu ghép chính phụ, câu ghép đẳng lập. Chỉ ra chủ ngữ, vị ngữ của các cụm chủ vị trong mỗi câu.

a) Bác Hồ sống đời sống giản dị, thanh bạch như vậy, bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân. (Phạm Văn Đồng)

b) Trên diện tích không rộng, mọc lên hàng nghìn đảo đá muôn hình muôn vẻ, tựa tấm thảm xanh lộng lẫy, lấp lánh vô số châu ngọc. (Thi Sảnh)

c) Mừng đi trước dẫn đường, Nghi dắt ngựa theo sau. (Phùng Quán)

d) Chúng tôi, mọi người – kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. (Nguyễn Quang Sáng)

e) Em ngủ và chị cũng thiu thiu ngủ theo. (Băng Sơn)

Xem lời giải >>