Phân tích hiệu quả của việc sử dụng một số biện pháp tu từ trong các câu thơ dưới đây:
Xác định hình ảnh đặc sắc tìm biện pháp tu từ và xác định tác dụng biện pháp tu từ ấy:
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…
Cách 1
+ Cánh buồm: Giương như mảnh hồn
+ Thể hiện niềm vui và phấn khởi của những người dân chài
BPTT: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ.
+ Cánh buồm là biểu tượng thiêng liêng, là linh hồn của làng chài
+ Mở rông không gian và tư thế làm chủ của con người.
=> Một tâm hồn nhạy cảm, một tấm lòng gắn bó với quê
Dân chài lưới, làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
+ Thân hình: nồng thở vị xa xăm
BPTT: Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
=> Hình ảnh người dân chài: khoẻ mạnh, rắn rỏi, vẻ đẹp lãng mạn phi thường.
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về năm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
Hình ảnh đặc sắc:
+ im, bến mỏi … nằm
+ nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ
BPTT: nhân hoá, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
=> Con thuyền như một cơ thể sống, như một phần sự sống lao động ở làng chài, gắn bó mật thiết với con người nơi đây
Cách 2- Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…
=> Biện pháp tu từ so sánh: Cánh buồm vô tri đã được người thi sĩ thổi vào một tâm hồn. Đó chính là cái hồn thiêng liêng (trong tâm khảm nhà thơ) của ngôi làng ấy. Nhà thơ đã lấy cái đặc trưng nhất (những cánh buồm) để mà gợi ra bao ước mơ khao khát về một cuộc sống no ấm, đủ đầy.
- Dân chài lưới, làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
+ “Da ngăm rám nắng”, “nồng thở vị xa xăm”: phép tả thực kết hợp với lãng mạn => Vẻ đẹp khỏe khoắn vạm vỡ trong từng làn da thớ thịt của người dân chài
+ Biện pháp tu từ ẩn dụ: Hình ảnh “con thuyền” được nhân hóa “im bến mỏi trở về nằm” kết hợp với nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
=> Con thuyền trở nên có hồn, có sức sống như con người cơ thể cũng đượm vị nắng gió xa xăm.
Các bài tập cùng chuyên đề
Địa danh nào sau đây là quê hương của Tế Hanh?
Đâu là năm sinh, năm mất của Tế Hanh?
Tế Hanh viết văn từ khi nào?
Tế Hanh cũng là một nhà thơ tiêu biểu trong phong trào thơ mới, đúng hay sai?
Những bài thơ của Tế Hanh được biết đến nhiều nhất có đặc điểm gì?
Đâu không phải là sáng tác của Tế Hanh?
Đâu là nhận định đúng về phong cách sáng tác của Tế Hanh?
Tế Hanh nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm bao nhiêu?
Bài thơ “Quê hương” được rút trong tập thơ nào của tác giả Tế Hanh?
Quê hương của Tế Hanh gắn liền với nghề nào?
Nội dung của bài “Quê hương” nói lên điều gì?
Quê hương thuộc thể thơ gì?
Quê hương là văn bản ca ngợi?
Qua văn bản "Quê hương", nhận định đúng nhất về thiên nhiên vùng ven biển Nam Trung Bộ?
Đâu không phải là giá trị nghệ thuật của bài thơ "Quê hương"?
Nhận định nào dưới đây nói đúng nhất tình cảm của Tế Hanh đối với cảnh vật, cuộc sống và con người ở quê hương ông?
Hình ảnh sâu đậm nhất về quê hương trong em là gì?
Hãy hình dung cảnh được gợi tả trong khổ thơ thứ hai
Em hiểu thế nào về bốn dòng cuối trong khổ thơ này?
Tìm những từ ngữ thể hiện hình ảnh dân chài và cuộc sống làng chài trong bài thơ.
Phân tích cách gieo vần và cách ngắt nhip trong bài thơ Quê hương (Tế Hanh)
Tìm yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài thơ. Việc kết hợp hai yếu tố này có tác dụng gì?
Xác định mạch cảm xúc của người viết thể hiện qua các khổ thơ và cảm hứng chủ đạo của bài thơ
Phân tích một số nét đặc sắc của kết cấu bài thơ (cách sắp xếp bố cục, cách triển khai mạch cảm xúc,...)
Nêu chủ đề bài thơ và một số căn cứ giúp em xác định được chủ đề
Ấn tượng sâu đậm nhất mà bài thơ Quê hương (Tế Hanh) để lại trong em là gì?
Ai là người bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ?
Xác định vần và nhịp của các dòng thơ.
Chú ý các từ ngữ khắc họa hình ảnh con người và con thuyền
Xa quê hương, tác giả nhớ những gì?