Đề bài

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nền kinh tế Mĩ và các nước Tây Âu có sự tăng trưởng khá liên tục sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) là

  • A.

    Do bóc lột hệ thống thuộc địa

     

  • B.

    Nhờ có sự tự điều chỉnh kịp thời.

     

  • C.

    Do giảm chi phí cho quốc phòng.

     

  • D.

    Nhờ giá nguyên, nhiên liệu giảm.

Phương pháp giải

Dựa vào nguyên nhân phát triển của kinh tế Mĩ và Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) để đánh giá, nhận xét.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), tình hình thế giới liên tục có sự biến động, đặc biệt là cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973 đã đặt ra yêu cầu thay đổi để thích ứng với hoàn cảnh. Nhờ sự từ điều chỉnh kịp thời (chuyển từ phát triển kinh tế theo chiều rộng sang chiều sâu, áp dụng những thành tựu cuộc khoa học- kĩ thuật vào sản xuất) nên Mĩ và các nước Tây Âu đạt được sự tăng trưởng khá liên tục.

Đáp án : B

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) để lại đã làm cho nền kinh tế Tây Âu trở nên

  • A.

    Kiệt quệ

     

  • B.

    Phát triển mạnh mẽ

     

  • C.

    Phát triển không ổn định

     

  • D.

    Phát triển chậm

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Năm 1947, Mĩ đề ra và thực hiện “kế hoạch Mácsan” nhằm mục đích chính trị gì?

  • A.

    Tạo ra căn cứ tiền phương chống Liên Xô

     

  • B.

    Tạo ra sự đối trọng với khối Đông Âu xã hội chủ nghĩa

     

  • C.

    Tìm kiếm đồng minh chống lại Liên Xô và Đông Âu

     

  • D.

    Củng cố ảnh hưởng của Mĩ ở châu Âu

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Đến đầu thập kỉ 70 của thế kỉ XX, Tây Âu đã đạt được thành tựu gì quan trọng về kinh tế?

  • A.

    Trở thành khối kinh tế đứng thứ hai thế giới

     

  • B.

    Trở thành một trong ba trung tâm kinh tế- tài chính của thế giới

     

  • C.

    Trở thành trung tâm kinh tế đứng đầu khối tư bản chủ nghĩa

     

  • D.

    Trở thành trung tâm công nghiệp - quốc phòng lớn nhất thế giới

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Điểm nhất quán trong chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu giai đoạn 1945-1950 là

  • A.

    Mở rộng hợp tác với Nhật Bản và Hàn Quốc

     

  • B.

    Liên kết chống lại các nước Đông Âu

     

  • C.

    Liên minh với CHLB Đức

     

  • D.

    Liên minh chặt chẽ với Mĩ

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), các nước Tây Âu có hành động gì đối với các thuộc địa thuộc địa cũ?

  • A.

    Đa số ủng hộ vấn đề độc lập ở các thuộc địa

     

  • B.

    Tìm cách biến các nước thuộc thế giới thứ ba thành thuộc địa kiểu mới

     

  • C.

    Ủng hộ việc thiết lập quyền tự trị ở các thuộc địa

     

  • D.

    Tìm cách tái thiết lập chủ quyền ở các thuộc địa cũ

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Quốc gia nào dưới đây đã ủng hộ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954-1975)?

  • A.

    Anh

     

  • B.

    Hà Lan

     

  • C.

    Bồ Đào Nha

     

  • D.

    Thụy Điển

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Đâu là điểm mới trong quan hệ đối ngoại của các nước Tây Âu từ thập kỉ 90 trở đi?

  • A.

    Mở rộng quan hệ với các nước đang phát triển ở châu Á, Phi, Mĩ Latinh, Đông Âu và SNG.

     

  • B.

    Tăng cường phụ thuộc vào Mĩ, mở rộng quan hệ với các nước tư bản.

     

  • C.

    Cố gắng hạn chế ảnh hưởng của Mĩ, mở rộng quan hệ với các nước khu vực Mĩ latinh.

     

  • D.

    Mở rộng quan hệ với các nước tư bản phát triển, các nước Đông Âu.

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Tâm điểm đối đầu giữa hai cực Xô- Mĩ ở châu Âu là quốc gia nào?

  • A.

    Hy Lạp

     

  • B.

    Đức

     

  • C.

    Thổ Nhĩ Kì

     

  • D.

    Áo

Xem lời giải >>
Bài 9 :

 Anh(chị) hiểu thế nào về khái niệm Tây Âu

  • A.

    Các quốc gia này đều nằm ở phía Tây châu Âu

     

  • B.

    Các quốc gia này đều nằm ở phía Tây bán cầu

     

  • C.

    Dùng để chỉ về sự khác biệt kinh tế- chính trị với Đông Âu

     

  • D.

    Dùng để chỉ các quốc gia thân Mĩ

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Kế hoạch Mácsan do Mĩ thực hiện từ năm 1947 có tác động như thế nào đến các nước Đông Âu và Tây Âu?

  • A.

    Tạo nên sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa Tây Âu- Đông Âu

     

  • B.

    Tạo nên sự đối lập về ý thức hệ giữa Tây Âu và Đông Âu

     

  • C.

    Tạo nên sự phân chia đối lập về kinh tế- chính trị giữa Tây Âu- Đông Âu

     

  • D.

    Dẫn đến sự chia cắt châu Âu

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Đâu không phải là nguyên nhân đưa Tây Âu trở thành một trong ba trung tâm kinh tế- tài chính lớn của thế giới?

  • A.

    Áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật

  • B.

    Vai trò quản lý, điều tiết của nhà nước

  • C.

    Hợp tác có hiệu quả trong khuôn khổ Cộng đồng châu Âu (EC)

  • D.

    Khai thác, bóc lột thuộc địa

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Từ năm 1973 đến năm 2000, nền kinh tế của các nước Tây Âu có đặc điểm gì?

  • A.

    Phát triển xen lẫn khủng hoảng

  • B.

    Phát triển nhanh

  • C.

    Phát triển chậm

  • D.

    Khủng hoảng triền miên

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Tại sao các nước Tây Âu lại tham gia Định ước Henxinki năm 1975?

  • A.

    Vì kinh tế Tây Âu khủng hoảng

     

  • B.

    Vì bức tường Béc lin đã sụp đổ

     

  • C.

    Do tác động của chiến tranh lạnh kết thúc

     

  • D.

    Do tác động của sự hòa hoãn giữa Liên Xô và Mỹ

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Sự kiện nào đã chấm dứt tình trạng đối đối giữa hai khối nước Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa ở châu Âu?

  • A.

    Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức được kí kết (1972)

     

  • B.

    Định ước Henxinki được kí kết (1975)

     

  • C.

    Hiệp ước Maxtrích được kí kết (1991)

     

  • D.

    Bức tường Béclin bị phá bỏ (1989)

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Tại sao từ thập kỉ 90 của thế kỉ XX, các nước Tây Âu lại có sự điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của mình?

  • A.

    Chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự hai cực Ianta sụp đổ

     

  • B.

    Vấn đề nước Đức đã được giải quyết

     

  • C.

    Tác động của xu thế toàn cầu hóa

     

  • D.

    Tác động của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Nguyên nhân khách quan chủ yếu giúp nền kinh tế Tây Âu phục hồi nhanh chóng sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) là

  • A.

    Sự nỗ lực của bản thân mỗi nước.

     

  • B.

    Sự viện trợ của Mĩ qua kế hoạch Mácsan (1947)

     

  • C.

    Sự cung cấp nguyên, nhiên liệu từ thuộc địa.

     

  • D.

    Hợp tác có hiệu quả trong khuôn khổ Cộng đồng châu Âu (EC)

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Tại sao Mĩ và các nước phương Tây lại dồn sức viện trợ cho Tây Đức nhanh chóng phục hồi và phát triển kinh tế sau chiến tranh?

  • A.

    Để thúc đẩy quá trình hòa bình hoá nước Đức, hình thành cục diện ổn định cho toàn châu Âu.

     

  • B.

    Để Tây Đức có ưu thế so với Đông Đức. về địa chính trị và tiềm lực phát triển kinh tế.

     

  • C.

    Để biến Tây Đức thành một "Lực lượng xung kích" của NATO, chống Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa.

     

  • D.

    Để củng cố ảnh hưởng của Mĩ ở khu vực và thiết lập chế độ thực dân kiểu mới ở đây.

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Đâu là nguyên nhân khách quan thuận lợi đưa đến sự phát triển kinh tế Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai khác biệt so với Mĩ?

  • A.

    Do áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật

  • B.

    Vai trò điều tiết quản lý của nhà nước

  • C.

    Lợi dụng chiến tranh để làm giàu

  • D.

    Tranh thủ được nguồn nguyên liệu giá rẻ từ các nước thuộc thế giới thứ ba

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Việt Nam có thể rút ra kinh nghiệm gì từ sự phát triển kinh tế của các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?

  • A.

    Khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên.

     

  • B.

    Ứng dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật.

     

  • C.

    Nâng cao trình độ tập trung vốn và lao động.

     

  • D.

    Tăng cường xuất khẩu công nghệ phần mềm.

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Cho đoạn dữ liệu sau:

(1) Tây Âu trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế- tài chính lớn của thế giới.

(2) Sau hơn 1 thập kỉ suy thoái, kinh tế các nước đã được phục hồi và phát triển trở lại.

(3) Tây Âu đẩy mạnh khôi phục kinh tế, khắc phục hậu quả chiến tranh.

(4) Tây Âu lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy thoái kéo dài.

Hãy sắp xếp các đoạn dữ kiện theo thứ tự thời gian các giai đoạn phát triển của Tây Âu sau năm 1945.

  • A.

    4, 1, 3, 2

  • B.

    1, 2, 4, 3.       

  • C.

    1, 3, 4, 2.

  • D.

    3, 1, 4, 2

Xem lời giải >>