Đề bài

Phương pháp những “tảng băng trôi” do Hê-minh-uê phát hiện và thực hành. Theo đó, ngôn từ trong tác phẩm thường rất trong sáng, cô đọng, không có gì dư thừa. Các hình tượng nghệ thuật thường được tạo nên bởi các hình ảnh tượng trưng. Bên dưới lớp ngôn từ và hình ảnh tưởng chừng đơn giản, ý nghĩa của tác phẩm rất phong phú, sâu sắc, nhiều tầng bậc. Theo em, tác giả đã áp dụng “phương pháp những tảng băng trôi” trong văn bản như thế nào?

Phương pháp giải

Đọc kĩ văn bản

Vận dụng những hiểu biết của bản thân

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Hê-minh-uê là tác giả của nguyên lý tảng băng trôi, 1/8 nổi, 7/8 chìm dưới nước. Khoảng trống là phương tiện để nhà văn thể hiện tư tưởng, để người đọc có những khoảng lặng suy nghĩ, suy ngẫm. Đó là những câu văn mở ra nhiều chiều kích khác nhau, làm cho ý thêm phong phú, quá trình tiếp nhận thêm đa dạng. Khoảng trống còn được thể hiện qua những lời đối thoại độc thoại đã nhắc đến ở phần trên. Ngoài ra khoảng trống còn thể hiện qua việc xây dựng biểu tượng, những nghĩa hàm ẩn. Tác phẩm tiêu biểu cho lối viết "tảng băng trôi" : Dung lượng câu chữ ít nhưng "khoảng trống" được tác giả tạo ra nhiều, chúng có vai trò lớn trong việc tăng các lớp nghĩa cho văn bản (tác giả nói rằng tác phẩm lẽ ra dài cả 1000 trang nhưng ông đã rút xuống chỉ còn bấy nhiêu thôi). Đây đích thực là một tác phẩm nghệ thuật chân chính và đã minh chứng cho chính tuyên ngôn về nghệ thuật của ông.

Cụ thể: 

- Phần nổi: miêu tả cuộc đấu giữa ông lão và con cá kiếm. Cuộc đấu dai dẳng, quyết liệt. Con cá lượn nhiều vòng. Ông lão dù kiệt sức nhưng vẫn chiến đấu kiên cường. Cuối cùng ông đã chiến thắng.

- Phần chìm:

+Hình tượng con cá kiếm là biểu tượng của thiên nhiên kì vĩ, trong mối quan hệ với tự nhiên thì thiên nhiên vừa là bạn vừa là đối thủ. Con cá kiếm là biểu tượng ước mơ, khát vọng lớn lao mà trong cuộc đời mỗi con người thường theo đuổi.

+Ông lão đánh cá là biểu tượng về người lao động có ước mơ cao đẹp, có ý chí, bản lĩnh và kinh nghiệm.

+Cuộc đấu giữa ông lão và con cá kiếm thể hiện hành trình gian khổ của con người để biến ước mơ thành hiện thực.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Đoạn tóm tắt in nghiêng của văn bản có tác dụng gì?

A. Giúp người đọc hình dung được bối cảnh câu chuyện

B. Giúp người đọc hiểu quan hệ giữa Tổng Bá và lũ cọp

C. Giúp người đọc hình dung được vùng đất U Minh ngày nay

D. Giúp người đọc hiểu mối quan hệ của Cai Thoại và Tổng Bá

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Dòng nào sau đây nêu nội dung chính của văn bản?

A. Truyện kể về việc cọp hoành hành xóm mới, bắt trâu bò, lợn gà…

B. Truyện kể về Tống Bá ức hiếp người dân nhưng rất sợ Cai Thoại

C. Truyện viết về Cai Thoại chinh phục cọp và giai thoại về ông

D. Truyện tả cảnh dân làng bỏ Tổng Bá kéo lên U Minh lập nghiệp 

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Truyện được kể từ điểm nhìn nào?

A. Ông Tổng Bá- điển chủ đất ven bờ U Minh

B. Người kể chuyện, tự xưng là “chúng tôi”

C. Vợ ông Cai Thoại

D. Tổng Bá và Cai Thoại

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Nguyên nhân nào khiến cho truyện có màu sắc vừa hư vừa thực?

A. Câu chuyện li kì, như là truyện thần thoại, truyền thuyết

B. Câu chuyện có thực từ thở con người mở mang vùng U Minh

C. Câu chuyện nhằm tố cáo bọn buôn chủ đất vùng U Minh ngày xưa

D. Quá trình mở đất U Minh được kể bằng câu chuyện có nhiều yếu tố kì lạ, kì ảo

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Ý nào sau đây nên lên giá trị nhận thức của truyện Hai cõi U Minh?

A. Giúp người đọc hiểu về cuộc sống và con người thời mới mở vùng đất U Minh

B. Giúp người đọc yêu mến và trân trọng con người thời mới mở vùng đất U Minh

C. Giúp người đọc có những rung động, khoái cảm về vẻ đẹp của vùng đất U Minh

D. Giúp người đọc có được niềm vui khi tham quan và khám phá vùng đất U Minh

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Nêu tác dụng của yếu tố kì ảo được tác giả sử dụng trong truyện.

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Hãy chỉ ra phẩm chất và tính cách nhân vật Cai Thoại qua một số từ khóa.

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Nhận xét khái quát về ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật trong truyện.

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Hãy nêu thông điệp được tác giả Sơn Nam gửi gắm trong Hai cõi U Minh bằng một hoặc hai câu.

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Chi tiết nào trong Hai cõi U Minh để lại ấn tượng sâu sắc nhất với em? Vì sao?

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Vănbản gồm các sự kiện sau đây:

(1) Ác-pa-gông kêu la vì phát hiện tráp vàng giấu ngoài vườn đã bị kẻ trộm đào mất

(2) Ác-pa-gông giận dữ khi thấy Clê- ăng nói rằng ai cũng biết cha mình có khá của

(3) Ác-pa-gông lo lắng vì thấy hai người con xuất hiện đúng lúc lão đang nói về địa điểm giấu vàng

(4) Ác-pa-gông thăm dò xem các con có biết thông tin mình giấu vàng không và khẳng định mình đang mong ước có một vạn ê-quy.

A. (1), (2), (3), (4)

B. (4),(3), (2), (1)

C. (3), (4), (2), (1)

D. (2), (3), (4), (1) 

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Lí do nào khiến Ác-pa-gông coi Clê- ăng là kẻ thù?

A. Vì anh ta đã đào trộm vàng của lão ở trong vườn

B. Vì anh ta đã nghe lão nói về địa điểm vàng

C. Vì anh ta đã nói lão là người có nhiều của

D. Vì anh ta đã xuất hiện không đúng lúc

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Dòng nào dưới đây nêu đúng về xung đột trong đoạn trích?

A. Xung đột giữa cái xấu và cái xấu

B. Xung đột giữa cái xấu và cái tốt

C. Xung đột giữa cái cao cả và cái thấp hèn

D. Xung đột giữa cái tiến bộ và lạc hậu

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Tính cách nổi bật của nhân vật Ác-pa -gông là gì?

A.  Hà tiện, keo bẩn, tham lam

B. Sắc sảo, chặt chẽ, đa nghi

C. Tính toán, lạnh lùng, vô tâm

D. Sĩ diện, khoác lác, tham lam

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Thủ pháp nào không được sử dụng để tạo ra tiếng cười trong đoạn trích?

A. Cường điệu 

B. Bỏ lửng lời thoại

C. Tạo sự đối thoại trong lời độc thoại

D. Xây dựng đối thoại theo lối “ ông nói gà bà nói vịt”

Xem lời giải >>
Bài 16 :

a. Chỉ ra trong đoạn đối thoại của nhân vật Ác-pa-gông ở Hồi IV, Lớp bảy, những câu là lời nhân vật:

- hướng đến “nó”- thằng ăn trộm mà lão nhầm tưởng đã tóm được

- hướng đến “ bạn tiền tội nghiệp”

- hướng đến tất cả mọi người xung quanh

b. Em ấn tượng nhất về điều gì trong màn độc thoại nội tâm đó? Vì sao?

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Chọn và phân tích một yếu tố tạo nên tiếng cười trong đoạn trích ( gợi ý: tình huống, nhân vật. ngôn ngữ và các thủ pháp tạo tiếng cười,…)

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Theo em, có nên đổi tên vở kịch thành Lão Ác-pa-gông không? Vì sao?

Xem lời giải >>
Bài 19 :

“ Nhân vật đồng tiền” trong đoạn trích hiện ra như thế nào? Qua đoạn trích, nhà viết kịch Mô-li-e gửi gắm thông điệp gì đến người đọc?

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Sưu tầm và ghi lại một số câu thành ngữ nói về thói hà tiện

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Thông tin nào dưới đây không phải đặc điểm của thể loại văn bản trên?

A. Ghi chép hàng ngày về cuộc sống và suy nghĩ của nhân vật

B. Bộc lộ suy nghĩ, thái độ và đánh giá của nhân vật

C. Cốt truyện hoàn toàn hư cấu, tưởng tượng

D. Dùng lời độc thoại nhưng ngầm đối thoại với người khác?

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Văn bản Một lít nước mắt ( trích) cho biết hoàn cảnh của nhân vật A-ya như thế nào?

A. A-ya phải chống chọi với căn bệnh nan y nên đau khổ, tuyệt vọng 

B. A-ya phải chống chọi với căn bệnh nan y nhưng vẫn lạc quan, hy vọng

C. A-ya phải chống chọi với căn bệnh nan y nên không tiếp tục học nữa

D. A-ya phải chống chọi với căn bệnh nan y nên suy nghĩ tiêu cực 

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Dòng nào sau đây thể hiện thái độ tích cực của nhân vật A-ya đối với cuộc sống?

A. Khi gặp người quen, mình còn chẳng kịp nói lời chào

B. Lúc nào mình cũng cúi gằm mặt xuống

C. Mình phải hít thở và tiếp tục sống

D. Mình cảm giác có ai đó sau lưng

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Phương án nào dưới đây cho thấy tác giả đã sử dụng thủ pháp miêu tả?

A. Mùa xuân rồi cũng đã qua đi, những cánh hoa bay lả tả lọt qua cửa xe hơi

B. Suốt một năm được nghĩ đến người khác khiến mình cảm thấy thật có ích

C. Khi thức dậy vào buổi sáng, mình thấy đáng sợ hơn buổi tối

D. Mình giờ đã trở thành một đứa chẳng thể làm gì ngoài khóc lóc 

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Câu văn nào dưới đây cho biết sự việc “ vừa mới xảy ra” đối với nhân vật?

A. Một năm trước đây, mình vẫn có thể đứng, nói chuyện và cười.

B. Đến một ngày nào đó, không chừng mình sẽ phải nằm bẹp giường.

C. Sáng nay, mình bị ngã, cằm đập xuống đất

D. Đây là năm cuối mình còn được trải nghiệm cuộc sống ở kí túc xá.

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Tính phi hư cấu của văn bản trên được thể hiện ở những yếu tố nào?

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Phân tích tác dụng của sự kết hợp thủ pháp miêu tả với trần thuật trong phần (2) của đoạn trích Một lít nước mắt

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Dẫn ra một số câu văn cho thấy sự đau khổ, cô đơn nhưng không tuyệt vọng của nhân vật A-ya

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Chi tiết nào trong đoạn trích Một lít nước mắt để lại ấn tượng với em? Vì sao?

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Thái độ A-ya khi đối mặt với căn bệnh nan y gợi cho em suy nghĩ gì? Điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của em?

Xem lời giải >>