Đề bài

Em hãy tìm những câu văn trong văn bản Khúc tráng ca nhà giàn ( Xuân Ba) thể hiện thái độ và cảm xúc của tác giả đối với những cán bộ, chiến sĩ ngày đêm bám trụ ở nhà giàn giữa biển khơi. Những câu văn ấy mang màu sắc trang trọng hay thân mật? Vì sao?

Phương pháp giải

Đọc lại văn bản Khúc tráng ca nhà giàn và trả lời câu hỏi

Lời giải của GV Loigiaihay.com

- Những câu văn trong văn bản Khúc tráng ca nhà giàn ( Xuân Ba) thể hiện thái độ và cảm xúc của tác giả đối với những cán bộ, chiến sĩ ngày đêm bám trụ ở nhà giàn giữa biển khơi là:

+ “ Không chỉ có mồ hôi và sức trẻ hòa cùng biển mặn. Còn là máu! Máu của nhiều lính thủy Việt đã tưới xuống những rặng san hô Ba Kè này.”

+ “ Ngạc nhiên khi được biết, cái nhà giàn chót vùng biển đất Mũi Cà Mau cũng do quân của tướng Nam đây thiết kế thi công”

+ “Tôi ngó xuống làn nước thăm thẳm kia để rùng mình, không biết anh em công binh làm cách nào mà thương lượng được với Hà Bá hay vua Thủy Tề để cắm được hệ thống đài cọc vững vàng kiên cố như thế…”

+ “ Mà nếu tôi không lầm, có lẽ họ sẽ là ông tổ của những hậu duệ mai kia sẽ cắm hệ thống đài cọc hiện đại-  bà đỡ cho nền móng những thành phố, sân bay trên biển của nước Việt Nam mới”

- Những câu văn ấy mang màu sắc thân mật vì : 

+ Ngôn ngữ giản dị hàm súc

+  Sử dụng nhiều câu hỏi, câu cảm thán

+ Thể hiện sự kính trọng, yêu mến, khâm phục ngưỡng mộ, tự hào trước vẻ đẹp kiên cường ,vững vàng của các cán bộ, chiến sĩ ngày đêm bám trụ ở nhà giàn giữa biển khơi.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Nêu những dấu hiệu giúp nhận biết ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật trong hai lời chào sau: 

a.Xin trân trọng chào quý ông bà! Tôi tên là Nguyễn Văn A , Tổng giám đốc công ty ABC. Tôi rất hân hạnh được đón tiếp quý ông bà tại văn phòng công ty và trao đổi về cơ hội hợp tác của chúng ta. 

b.Chào bạn, mình là Hương, Thật tình cờ là chúng mình gặp nhau nhỉ. Duyên thật!

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Làm rõ những điểm giống và khác nhau về mục đích, ngữ cảnh sử dụng và đặc điểm ngôn ngữ ( trang trọng hay thân mật) giữa các câu trong mỗi trường hợp sau: 

-Trường hợp 1

+Các bạn đều biết quy định về việc sử dụng điện thoại trong cuộc họp đúng không? 

+Để cuộc họp được bắt đầu, xin đề nghị quý vị cài đặt điện thoại ở chế độ im lặng và có thể ra ngoài khi cần kết nối 

-Trường hợp 2

+Xin hân hạnh giới thiệu với quý vị sự có mặt của diễn giả Phạm Văn B tại buổi hội thảo hôm nay. 

+Chúng ta cùng chào đón nhân vật quan trọng nhất của buổi hội thảo hôm nay, diễn giả Phạm Văn B! 

-Trường hợp 3

+Sự kiện mà quý vị đang chờ đợi sẽ được bật mí ngay sau đây. 

+Trân trọng thông báo tới toàn thể quý vị sự kiện quan trọng sẽ diễn ra ngay sau đây. 

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Bảng dưới đây nêu một số tình huống sử dụng ngôn ngữ trang trọng, ngôn ngữ thân mật ở hai dạng nói và viết. Kẻ bảng vào vở theo gợi ý  và bổ sung một số ví dụ phù hợp. 

 

Ngôn ngữ trang trọng 

Ngôn ngữ thân mật 

Ngôn ngữ viết 

Thư công ty xin lỗi khách hàng vì sản phẩm lỗi 

… 

Thư điện tử gửi cho người thân 

… 

Ngôn ngữ nói 

Lời phát biểu tại lễ tốt nghiệp cấp Trung học phổ thông 

… 

Cuộc chuyện trò với bạn bè. 

… 

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Trên thực tế, xuất hiện nhiều tình huống giao tiếp có sự chuyển đổi từ ngôn ngữ trang trọng sang ngôn ngữ thân mật và ngược lại nhằm: 

Thể hiện sự thay đổi trong quan hệ giao tiếp giữa người nói (viết) với người nghe (đọc) 

Thể hiện thái độ mỉa mai, châm biếm hoặc để gây cười 

Tìm và phân tích một số ví dụ có thể minh họa cho các mục đích chuyển đổi ngôn ngữ nói trên. 

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Từ hiểu biết về ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật, hãy nêu nhận xét về các lời thoại dưới đây của nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa ( Nguyễn Minh Châu)

a. Người đàn bà hướng về phía Đẩu, tự nhiên chắp tay vái lia lịa:

- Con lạy quí tòa…

- Sao, sao?

- Quí tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó…

b. – Chị cám ơn các chú! – Người đàn bà đột nhiên thốt lên bằng một giọng khẩn thiết – Đây là chị nói thành thực, chị cám ơn các chú. Lòng các chú tốt, nhưng các chú đâu có phải là người làm ăn… cho nên các chú đâu có hiểu được cái việc của các người làm ăn… cho nên các chú đâu có hiểu được cái việc của các người làm ăn lam lũ, khó nhọc…

Chỉ mấy lời mào đầu ấy, người đàn bà đã mất hết cái vẻ ngoài khúm núm, sợ sệt.

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Tìm nhận xét của người kể chuyện trong mỗi đoạn văn dưới đây (trích truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu) về ngôn ngữ của nhân vật Đẩu. Vì sao người kể chuyện nhận xét như vậy?

a. Tự nhiên anh rời chiếc bàn đến đứng vịn vào lưng ghế người đàn bà ngồi, giọng trở nên đầy giận dữ, khác hẳn với giọng một vị chánh án:

- Ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng. Cả nước không có một người chồng nào như hắn. Tôi chưa hỏi tội của hắn mà tôi chỉ muốn bảo ngay với chị: chị không sống nổi với cái lão đàn ông vũ phu ấy đâu. Chị nghĩ thế nào?

b. – Tùy bà! – Đẩu thay đổi cách xưng hô, khoác lên mình cái cung cách bề ngoài của một vị chánh án – chủ trương nguyên tắc của chúng tôi là kêu gọi hòa thuận… Đang ngồi cúi xuống, người đàn bà bỗng ngẩng lên nhìn thẳng vào chúng tôi, lần lượt từng người một, với một vẻ ban đầu ngơ ngác.

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Nhận diện, phân tích đặc điểm của ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật ở các đoạn trích sau:

a. Học sinh, sinh viên, trí thức trẻ phải biết cách học để trở thành những công nhân, chuyên viên giỏi, những kĩ sư, bác sĩ, cán bộ giảng dạy xuất sắc, cung cấp cho Nhà nước những cán bộ lãnh đạo, quản lí liêm khiết có trình độ cao, có tầm nhìn xa. Bản thân học sinh và sinh viên phải tự mình khắc phục những suy nghĩ lệch lạc, những tiêu cực của mình cũng như những tệ nạn xã hội đang diễn ra trên đất nước làm cho mọi người, kể cả thanh niên hết sức bất bình, căm giận. Thái độ đúng đắn của mỗi thanh niên là phải biết đấu tranh và vượt qua những yếu kém và tiêu cực đó bằng những hành vi tích cực và bản lĩnh của người chủ xứng đáng của đất nước. Đó là trách nhiệm và sứ mạng của giới trẻ. 

(Nguyễn Thị Bình)

b. Con gái yêu quý! Vậy là con gái của mẹ đã lớn thật rồi, cuối cùng cũng đến ngày con phải rời xa vòng tay mẹ để đi học xa nhà. Mẹ vẫn lo lắng y như ngày đầu tiên con đi nhà trẻ, con khóc mà lòng mẹ xót xa. Mẹ biết con không còn mãi bé, cô gái của mẹ đã lớn và đến lúc con phải bay bằng chính đôi cánh của mình, trên bầu trời của con. Con hãy nhớ, cuộc sống không thể tránh khỏi những chông gai, nếu con coi đó là một trò chơi có mạo hiểm, con sẽ thấy nó thú vị, còn nếu con nhìn nó bằng con mắt của bi quan, sợ hãi, nó sẽ là con quái vật nuốt chửng con lúc nào không hay. Chỉ khi con xông pha, trải nghiệm, con mới nhận được những điều giá trị con mong muốn. Con hãy thoải mái tham gia các hoạt động cùng các bạn, làm tình nguyện, đi đến những nơi con muốn nhé! 

(Nguyễn Thu Hà)

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Chọn cách nói phù hợp trong các tình huống giao tiếp dưới đây. Giải thích cách lựa chọn từ ngữ, kiểu câu của em


                      Nhân vật

                      Giao tiếp

Nội dung

Giao tiếp

 

Bạn mới quen

 

Bạn thân

Chào hỏi 

   

Hỏi mượn sách 

   

Hỏi về ước mơ

   

Hỏi bài tập khó 

   
Xem lời giải >>
Bài 9 :

Văn bản Nhật kí Đặng Thùy Trâm có sự kết hợp giữa ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật. Em hãy chỉ ra những đặc điểm của hai kiểu ngôn ngữ này trong đoạn trích sau: 

a. Ai lại không tha thiết với mùa xuân, ai lại không muốn cái sáng ngời trong đôi mắt và trên đôi môi căng mọng khi cuộc đời còn ở tuổi hai mươi? Nhưng… tuổi hai mươi của thời đại này đã phải dẹp lại những ước mơ hạnh phúc mà lẽ ra họ phải có… Ước mơ bây giờ là đánh thắng giặc Mỹ, là Độc lập, Tự do của đất nước. Từ ước mơ đó mới có được những gì gọi là của riêng mình. Mình cũng như những thanh niên khác đã lên đường ra tiền tuyến, và tuổi trẻ qua đi giữa những tiếng bom rơi đạn nổ.

b. Được thư mẹ… mẹ của con ơi, mỗi dòng chữ, mỗi lời nói của mẹ thấm nặng yêu thương, như những dòng máu chảy về trái tim khao khát nhớ thương của con. Ôi! Có ai hiểu lòng con ao ước được về sống giữa gia đình, dù chỉ là giây lát đến mức nào không? Con vẫn hiểu điều đó từ lúc bước chân lên chiếc ôtô đưa con vào con đường bom đạn

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Các đoạn văn dưới đây đã sử dụng ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật phù hợp chưa? Vì sao?

a. Con hổ dùng những cái vuốt nhọn hoắt cấu vào người, vào mặt Viên… Nhưng Viên vẫn ráng sức quần nhau với chú hổ 

( Dẫn theo Nguyễn Đức Dân)

b. Lời nhận xét ấy có đúng không? Đúng quá đi chứ! Nào, bạn hãy cùng tôi đi phân tích tác phẩm để hiểu rõ vấn đề.

( Dẫn theo Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp)

c. Trước lúc đi ngủ, San tâm sự với tôi:

- Cháu bị số phận hắt hủi. Giờ thì cả cha và mẹ đều không còn. Cuộc sống của cháu không còn ý nghĩa gì nữa.

Tôi chưa biết an ủi thế nào, cậu ta tiếp:

- Có lẽ cháu sẽ đi đâu đó. Ở mảnh đất nhốn nháo này, cháu chằng còn duyên nợ.

- Nhưng cháu còn người bà- Cuối cùng, tôi cất lời khuyên- Người bà ngoại khổ đau và bất hạnh. 

( Dẫn theo Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp)

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Để tham gia xét tuyển tại một trường đại học hoặc ứng tuyển một vị trí việc làm, em cần viết một bài luận hoặc một bức thư. Hãy chọn ngôn ngữ ( trang trọng hoặc thân mật) phù hợp để viết bài luận hoặc bức thư đó.

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Phân tích đặc điểm ngôn ngữ trang trọng trong các trường hợp sau:

a. Thơ Xuân Diệu còn là một nguồn sống dào dạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này. Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình. Khi vui cũng như khi buồn người đều nồng nàn tha thiết.

b. Phong cách là một tập hợp những nét độc đáo tương đối ổn định có giá trị thẩm mĩ trong sáng tác của một tác giả (phong cách tác giả), một trường phái văn học (phong cách trường phái), một thời đại (phong cách thời đại) hay một nền văn học (phong cách dân tộc). Đặc trưng phong cách được tạo thành từ quan niệm (cái nhìn) riêng về thế giới, con người, thể hiện qua hệ thống đề tài, tư tưởng, cảm hứng, hình tượng nhân vật và các thủ pháp nghệ thuật được ưa chuộng.

c. Tuy nhiên, ngay trong sự tương đồng ấy, ta vẫn thấy giữa hai bài  thơ trên có những điểm khác biệt rất rõ: “Giang tuyết" là một bài thơ mang phong vị cổ điển với đầy đủ ý nghĩa của phong cách thơ cổ điển Trung Hoa, còn “Mộ" là một bài thơ kết hợp giữa phong vị cổ điển với tính hiện đại.

Kính chào quý vị. Mời quý vị theo dõi bản tin cuối ngày của Đài Truyền hình Việt Nam.

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Nhận xét về ngôn ngữ của hai nhân vật Tuấn và Quỳnh trong đoạn trích sau:

Tuấn và Quỳnh đợi cụ Phan vào trước và theo sau cụ. Sau khi mời ngồi, cụ hỏi:

- Hai cậu học ở Trường Quốc Học?

Tuấn đáp:

- Dạ thưa cụ, con ở xa mới tới Huế lần đầu tiên, đến hầu thăm cụ. Thấy cụ được khoẻ mạnh, con rất mừng.

Cụ hỏi Quỳnh:

- Còn cậu nì?

- Thưa cụ, con học trường Pe-lơ-ranh.

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Trong các trường hợp sau, người viết có sử dụng loại ngôn ngữ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp không? Vì sao?

a. Chào thầy cô và các bạn. Mình rất vui khi được đại diện cho các bạn học sinh khối 12 phát biểu ý kiến trong buổi lễ tổng kết ngày hôm nay.

(Hoàn cảnh giao tiếp: Học sinh phát biểu trong lễ tổng kết năm học)

b. Mình thấy Thuý Kiều là một người con gái đa tài và đẹp ơi là đẹp nhưng lại bị xã hội phong kiến vùi dập, đoạ đày.

(Hoàn cảnh giao tiếp: Bài làm của học sinh trong một kì thi, kiểu văn bản nghị luận văn học)

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Khi trình bày kết quả nghiên cứu trong một cuộc thi nghiên cứu khoa học, bạn cần lưu ý những gì về việc sử dụng ngôn ngữ?

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) sử dụng ngôn ngữ trang trọng để chia sẻ cảm nhận của bạn về nét độc đáo của một bài thơ được viết theo phong cách cổ điển hoặc lãng mạn và bạn yêu thích.

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Chỉ ra sự khác nhau giữa ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật.

 
Xem lời giải >>
Bài 18 :

Phân tích đặc điểm ngôn ngữ thân mật có trong các trường hợp sau:

a. Đi nhé! Đi nhé! Những cô gái cũng hết cả rụt rè giơ cả hai tay lên vẫy, vẫy mãi… rồi tinh nghịch lấy ngón tay nhỏ xíu trỏ lên đầu nhắc anh bộ đội hãy giữ gìn cuộc sống của mình. Ừ, chết làm sao được cơ chứ, đùa một chút cho vui. Ai cũng bị lây cái không khí rạo rực khí thế lên đường ấy, cả những em bé vừa đứng vững giấu mặt sau hàng rào xi măng mà vẫy. Y cứ xuýt xao mãi vì ngồi bên cửa sổ, nó nghe rành rọt tiếng một đứa bé chỉ 5, 6 tuổi ở ga Phủ Lý. Các chú đánh xong giặc Mỹ mà về nhé!

(Nguyễn Văn Thạc, Mãi mãi tuổi hai mươi)

b. Tức thì mục già giẫy nảy người lên mà rằng:

- Cha mẹ ơi! Sữa như thế mà mẹ lại còn bảo là “tạm được". Tốt vào hạng nhất rồi đấy mẹ ạ. 

Bà kia bĩu môi:

- Phải, hạng nhất đấy!

- Chứ gì? Chị ấy mới đẻ con so, xưa nay lại không phải chân lấm tay bùn bao giờ, lại là vợ ông Phó lý chả phải khổ sơ như người khác thì làm gì sữa chả tốt?

- Thế là bao nhiêu?

(Vũ Trọng Phụng, Cơm thầy cơm cô)

 
Xem lời giải >>
Bài 19 :

Đọc văn bản Thư gửi con trai của Thô-mát Hân Mo-gân (Thomas Hunt Morgan) trong phần Viết và cho viết văn bản này dùng ngôn ngữ thân mật hay ngôn ngữ trang trọng. Dựa vào đâu bạn nhận định như vậy?

 
Xem lời giải >>
Bài 20 :

Chúng ta có thể sử dụng ngôn ngữ thân mật khi thi vấn đáp, trả lời phỏng vấn xin bổng du học, dẫn chương trình trong một buổi toạ đàm không? Vì sao?

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày ý kiến về vấn đề: trong trang Facebook cá nhân, nên hay không nên nêu danh tính thật của người sử dụng? Vì sao?

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Từ hiểu biết về ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật, hãy nêu nhận xét về các lời thoại dưới đây của nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu).

a, Người đàn bà hướng về phía Đẩu, tự nhiên chấp tay lại vái lia lịa:

- Con lạy quý toà…

- Sao, sao?

- Quý toà bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó.

b. - Chị cảm ơn các chú! – Người đàn bà đột nhiên thốt lên bằng một giọng khẩn thiết – Đây là chị nói thành thực, chị cảm ơn các chú. Lòng các chú tốt, nhưng các chú đâu phải người làm ăn… cho nên các chú đâu có hiểu được cái việc của các người làm ăn lam lũ, khó nhọc…

Chỉ mấy lời nói ấy, người đàn bà đã mất hết cái vẻ ngoài khúm núm, sợ sệt.

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Nhận diện, phân tích đặc điểm của ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật trong các đoạn văn sau:

a. Học sinh, sinh viên, tri thức trẻ phải biết cách học để trở thành những công nhân, chuyên viên giỏi, những kỹ sư, bác sĩ, cán bộ giảng dạy xuất sắc, cung cấp cho Nhà nước những cán bộ lãnh đạo, quản lí liêm khiết có trình độ cao, có tầm nhìn xa. Bản thân học sinh và sinh viên phải tự mình khắc phục những suy nghĩ lệch lạc, những tiêu cực của mình cũng như những tệ nạn xã hội đang diễn ra trên đất nước làm cho mọi người, kể cả thanh niên hết sức bất bình, căm giận. Thái độ đứng đắn của mỗi thanh niên là phải biết đấu tranh và vượt qua những yếu kém và tiêu cực đó bằng những hành động tích cực và bản lĩnh của người chú xứng đáng của đất nước. Đó là trách nhiệm và sứ mạng của giới trẻ.

(Nguyễn Thị Bình)

b. Con gái yêu quý! Vậy là con gái của mẹ đã lớn thật rồi, cuối cùng cũng đến ngày con phải rời xa vòng tay mẹ để đi học xa nhà. Mẹ vẫn lo lắng y như ngày đầu tiên con đi nhà trẻ, con khóc mà lòng mẹ xót xa. Mẹ biết con không còn mãi bé, cô gái của mẹ đã lớn và đến lúc con phải bay bằng chính đôi cánh của mình, trên bầu trời của con. Con hãy nhớ, cuộc sống không thể tránh khỏi những chông gai, nếu con coi đó là một trò chơi có mạo hiểm, con sẽ thấy nó thú vị, còn nếu con nhìn nó bằng con mắt của sự bi quan, sợ hãi, nó sẽ là con quái vật nuốt chửng con lúc nào cũng không hay. Chỉ khi con xông pha, trải nghiệm, con mới nhận được những điều giá trị con mong muốn. Con cũng hãy thoải mái tham gia các hoạt động cùng các bạn, làm tình nguyện, đi đến những nơi mà con muốn nhé!

(Nguyễn Thu Hà)

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Các đoạn trích dưới đây đã sử dụng ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật phù hợp chưa? Vì sao?

a. Cảnh sát:

-Anh tài xế ơi, đi đâu mà vội mà vàng thế? Để em kiểm tra xem nồng độ cồn có cao không nào!

b. Bố đã quán triệt rồi anh em mình phải triệt để chấp hành. Cái vấn đề tập thể dục buổi sáng là phải thường xuyên. Đến bữa, trách nhiệm của anh là phải giải quyết vấn đề nấu cơm. Còn em thực hiện nhiệm vụ rửa bát. Cứ điện thoại suốt ngày là bố không tán thành đâu.

c. Ứng viên xin việc:

-Việc này em làm thừa sức. Anh giám đốc nên tuyển em ngay đi, chứ tìm được người như em hiếm lắm ấy!

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Em hãy lấy thêm một số ví dụ và điền vào bảng sau

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Văn bản Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm có sự kết hợp giữa ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật. Em hãy chỉ ra những đặc điểm của hai kiểu ngôn ngữ này trong các đoạn trích sau:

a. Ai lại không tha thiết với mùa xuân, ai lại không muốn cái sáng ngời trong đôi mắt và trên đôi môi căng mọng khi cuộc đời còn ở tuổi hai mươi? Nhưng… tuổi hai mươi của thời đại này đã phải dẹp lại những ước mơ hạnh phúc mà lẽ ra họ phải có… Ước mơ bây giờ là đánh thắng giặc Mỹ, là Độc lập, Tự do của đất nước. Từ ước mơ đó mới có được những gì gọi là của riêng mình. Mình cũng như những thanh niên khác đã lên đường ra tiền tuyến, và tuổi trẻ qua đi giữa những tiếng bom rơi đạn nổ.

b. Được thư mẹ… mẹ của con ơi, mỗi dòng chữ, mỗi lời nói của mẹ thấm nặng yêu thương, như những dòng máu chảy về trái tim khao khát nhớ thương của con. Ôi! Có ai hiểu lòng con ao ước được về sống giữa gia đình, dù chỉ là giây lát đến mức nào không? Con vẫn hiểu điều đó từ lúc bước chân lên chiếc ôtô đưa con vào con đường bom đạn.

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Đoạn văn dưới đây đã sử dụng ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật phù hợp chưa? Vì sao?

a. Con hổ dung những cái vuốt nhọn hoắt cấu vào người, vào mặt Viên… Nhưng Viên vẫn ráng sức quần nhau với chú hổ

( Dẫn theo Nguyễn Đức Dân)

b. Lời nhận xét ấy có đúng không? Đúng quá đi chứ! Nào, bạn hãy cùng tôi đi phân tích tác phẩm để hiểu rõ vấn đề.

( Dẫn theo Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp)

c. Trước lúc đi ngủ, San tâm sự với tôi:

- Cháu bị số phận hắt hủi. Giờ thì cả cha và mẹ đều không còn. Cuộc sống của cháu không còn ý nghĩa gì nữa.

Tôi chưa biết an ủi thế nào, cậu ta tiếp:

- Có lẽ cháu sẽ đi đâu đó. Ở mảnh đất nhốn nháo này, cháu chằng còn duyên nợ.

- Nhưng cháu còn người bà- Cuối cùng, tôi cất lời khuyên- Người bà ngoại khổ đau và bất hạnh. 

( Dẫn theo Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp)

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ trang trọng thể hiện ở đoạn văn sau:

Phát triển bản thân mình là quá trình không ngừng tìm kiếm sự tiến bộ và trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình. Để phát triển bản thân, chúng ta cần dành thời gian và nỗ lực để khám phá, học hỏi và phát triển các kĩ năng cũng như phẩm chất cá nhân. Điều này không chỉ là việc học hỏi từ sách vở, mà còn là quá trình tự khám phá, đặt ra những thách thức vượt qua những giới hạn cá nhân. Đầu tiên, phát triển bản thân bắt đầu từ việc xác định rõ mục tiêu và định hình định hướng cuộc sống. Bằng cách này, chúng ta có thể tập trung nỗ lực và tài năng vào những lĩnh vực quan trọng nhất. Ngoài ra, phát triển bản thân cũng liên quan đến việc duy trì sức khoẻ cả về thể chất và tinh thần. Quản lý thời gian, thiền định và duy trì mối quan hệ tích cực đều đóng góp phần vào sự cân bằng trong cuộc sống. Cuối cùng, phát triển bản thân không chỉ là hành trình cá nhân mà còn là sự đóng góp cho cộng đồng. Việc chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và tinh thần tích cực là cách chúng ta có thể tạo nên một xã hội phồn thịnh và bền vững. Quá trình này không chỉ mang lại sự tự thỏa mãn mà còn đem lại cơ hội và thành công trong cuộc sống.

(Bài làm của học sinh)

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Dựa vào nội dung của đoạn văn ở bài tập 3, hãy viết một đoạn văn tâm sự với người bạn thân của em về vấn đề phát triển bản thân. Trong đoạn văn đó co sử dụng ngôn ngữ trang trọng hoặc ngôn ngữ thân mật.

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Lập bảng phân biệt ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật

Xem lời giải >>