Đề bài

Khúc tráng ca nhà giàn đã sử dụng biện pháp đặc trưng gì của thể loại phóng sự? Hãy chỉ ra một số dẫn chứng cụ thể.

Phương pháp giải

Đọc kĩ tác phẩm. 

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Cách 1

- Phóng sự Khúc tráng ca nhà giàn đã sử dụng thủ pháp đặc trưng của thể loại phóng sự là : thủ pháp Tả -Thuật- Bình  Trong đó:

+ Thuật: trần thuật, tái hiện, kể lại câu chuyện, sự kiện

+ Tả: miêu tả nhưng phải gắn bó và xuất phát từ hiện thực

+ Bình: bình bàn, thẩm định, đánh giá sự kiện của tác giả

→  Việc kết hợp bút pháp Tả – Thuật  – Bình không chỉ làm rõ thông tin sự kiện mà còn thông tin lí lẽ, đi sâu, khám phá bản chất của sự kiện 

- Một số dẫn chứng cụ thể trong các đoạn văn :

+ “ Tôi đang nói đến cái nhà giàn không mấy kiên cố những năm xa chứ không phải loại giàn thế hệ mới bây giờ có thể chịu được cấp 12, trên cả cấp 12! Những cơn bão năm 1990, 1996, 1999 và sau chót là năm 2000 đã lần lượt thụi và thốc những cú ác liệt vào nhà giàn. Đại tá Chấn kể lại Sở chỉ huy Quân chủng ở Hải Phòng có lúc lặng hẳn đi khi anh em một số nhà giàn điện về là chòi khó thế này…đó là những thông điện cuối cùng mà Sở chỉ huy Quân chủng nhận được…”

→ Đoạn văn là lời trần thuật vào thời điểm trước những năm 2000, khi xảy ra mưa bão, các chiến sĩ biển khơi gặp phải rất nhiều khó khăn. Kết hợp với yếu tố miêu tả: “ nhà giàn không mấy kiên cố”, “ Đại tá Chấn kể lại Sở chỉ huy Quân chủng ở Hải Phòng có lúc lặng hẳn đi khi..”,.. đã khiến cho câu chuyện và nhân vật càng trở nên sinh động và chân thực

+ “ Tôi chỉ biết láng máng rằng cái nhà giàn này là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa kết cấu khung thép của giàn khoan dầu khí với hệ thống móng cọc thép chịu được bão gió cấp 12 hoặc hơn. Tôi cũng láng mạng thêm…Tôi ngó xuống làn nước thăm thẳm kia để rùng mình, không biết anh em công binh làm cách nào mà thương lượng được Hà Bá hay vua Thủy Tề để cắm được hệ thống cọc vững vàng kiên cố như thế?”

→ Đoạn văn là lời kể lại câu chuyện khi đứng trước nhà giàn trong chuyến đi của tác giả. Các yếu tố miêu tả được thể hiện qua việc khắc họa nhà giàn “ cái nhà giàn này là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa kết cấu khung thép của giàn khoan dầu khí với hệ thống móng cọc thép chịu được bão gió cấp 12 hoặc hơn”, “ hệ thống nhà giàn ấy được mọc lên, được trụ vững…” cùng với lời bình của tác giả: “Tôi ngó xuống làn nước thăm thẳm kia để rùng mình, không biết anh em công binh làm cách nào mà thương lượng được Hà Bá hay vua Thủy Tề để cắm được hệ thống cọc vững vàng kiên cố như thế?”. Qua việc miêu tả nhà giàn, thấy được tài năng, sức mạnh của những chiến sĩ nhà giàn cũng như cảm xúc tự hào, ngưỡng mộ, yêu mến với các chiến sĩ ấy.

Cách 2

- Văn bản đã sử dụng biện pháp kết hợp giữa tính phi hư cấu với một số thủ pháp nghệ thuật như miêu tả, trần thuật,...

- Dẫn chứng :

+ Đoạn văn “Những cơn bão năm 1990,1996,...Đó là những bức điện cuối cùng mà Sở Chỉ huy quân chủng nhận được”. Tính phi hư cấu thể hiện qua các con số cụ thể như bão cấp 11, 12; năm 1990, 1996, 1999, 2000. Thủ pháp trần thuật thể hiện qua câu chuyện Đại tá Chấn kể lại. Thủ pháp miêu tả “lần lượt thụi và thốc những cú ác liệt”; “bão không thay đổi sức gió”,...

Đoạn văn : “Đó là ngày 13-12-1998,...Nguyễn Đứa Hanh,v.v..”. Tính phi hư cấu thể hiện qua ngày tháng cụ thể và tên của những chiến sĩ đã hi sinh. Thủ pháp trần thuật thể hiện qua diễn biến câu chuyện về trận bão số 8 năm 1998. Thủ pháp miêu tả : “chòi sắp đổ vẫn bình tĩnh” ; “cuốn là cờ Tổ quốc vào người”,...

Cách 3

Khúc tráng ca nhà giàn đã sử dụng những biện pháp đặc trưng của thể loại phóng sự: tả, thuật, bình.

Dẫn chứng

- Lời tả: “Tôi chỉ biết láng máng cái nhà giàn này là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa kết cấu khung kép của giàn khoan dầu khí với hệ thống móng cọc thép chịu được bão gió cấp 12 hoặc hơn. Tôi cũng láng máng thêm… Tôi ngó xuống làn nước thăm thẳm kia để rùng mình, không biết anh em công binh làm bằng cách nào mà thương lượng được Hà Bá hay vua Thủy Tề để cắm được hệ thống cọc vững vàng kiên cố như thế?”.

- Lời thuật: “Tôi đang nói đến cái nhà giàn không mấy kiên cố những năm xa chứ không phải loại giàn thế hệ mới bây giờ có thể chịu được cấp 12, trên cả cấp 12! Những cơn bão năm 1990, 1996, 1999 và sau chót là năm 2000 đã lần lượt thụi và thốc những cú ác liệt vào nhà giàn. Đại tá Chấn kể lại Sở chỉ huy Quân chủng ở Hải Phòng có lúc lặng hẳn đi khi anh em một số nhà giàn điện về là chòi khó thế này… đó là những thông điện cuối cùng mà Sở chỉ huy Quân chủng nhận được…”1 số dẫn chứng cụ thể.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Đọc trước văn bản Khúc tráng ca nhà giàn, tìm hiểu thông tin về tác giả Xuân Ba

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Chú ý bối cảnh chuyến đi 

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Giá trị ẩn trong đảo chìm là gì?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Khu vực Ba Kè có gì đặc biệt?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Chú ý nội dung phần 2

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Hình dung sự dữ dội của biển cả.

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Chuyện xảy ra vào giai đoạn nào?

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Chú ý những chi tiết về sự hi sinh của cán bộ, chiến sĩ.

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Nội dung phần 3 kể chuyện gì?

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Chú ý điểm khác nhau của ba thế hệ nhà giàn.

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Tác giả bày tỏ thái độ và cảm xúc như thế nào ở phần cuối?

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Phóng sự Khúc tráng ca nhà giàn viết về vấn đề gì? Tóm tắt nội dung chính của mỗi phần của mỗi phần được đánh số trong văn bản. 

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Tính phi hư cấu của bài phóng sự được thể hiện ở những yếu tố nào? Điều đó có tác dụng gì đối với việc thể hiện nội dung, ý nghĩa của tác phẩm?

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Chi tiết nào của văn bản để lại ấn tượng đặc biệt với em? Vì sao?

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Việc kết hợp thủ pháp miêu tả với trần thuật để kể về lịch sử ba thế hệ nhà giàn của văn bản nhằm mục đích gì? Người viết thể hiện thái độ và sự đánh giá như thế nào về vấn đề đó.

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Theo em, vấn đề nêu lên trong bài phóng sự có ý nghĩa như thế nào với xã hội hiện nay?

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Tác giả Xuân Ba sinh năm bao nhiêu?

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Tác giả Xuân Ba quê ở đâu?

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Tác giả sinh ra và lớn lên trong gia đình như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Phong cách sáng tác của tác giả là gì?

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Tác phẩm nào dưới đây là của tác giả Xuân Ba

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Chuyến đi diễn ra trong bối cảnh như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Giá trị ẩn trong đảo chìm là gì?

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Khu vực Ba Kè có gì đặc biệt?

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Nội dung của phần 2 là gì?

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Chuyện xảy ra vào giai đoạn nào?

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Chi tiết nào dưới đây cho thấy sự hy sinh của cán bộ, chiến sĩ

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Tác giả bày tỏ thái độ và cảm xúc như thế nào ở phần cuối?

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Phóng sự Khúc tráng ca nhà giàn viết về vấn đề gì?

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Việc kết hợp thủ pháp miêu tả với trần thuật để kể về lịch sử ba thế hệ nhà giàn của văn bản nhằm mục đích gì?

Xem lời giải >>