Hãy chuyển đổi các câu đơn trong mỗi trường hợp sau thành câu ghép và nhận xét sự khác biệt về ý nghĩa giữa các câu đơn ban đầu và câu ghép có được sau khi chuyển đổi.
Gợi nhớ kiến thức về câu đơn và câu ghép để chuyển đổi, nhận xét về sự khác biệt
Cách 1
a.
- Chuyển đổi: Có một sự thật là trong 10 năm tôi là phóng viên của tòa soạn tuần báo “Time” và trước đó làm cho hãng Roi-tơ và một sự thật nữa là tôi đã gia nhập phong trào cách mạng từ năm 1944, là thành viên của họ từ đó với các chức vụ khác nhau.
=> Nhận xét: Có sự khác biệt về cấu trúc của câu, tạo sự liền mạch cho ý nghĩa của câu. Tuy nhiên khi trình bày thành 2 câu đơn sẽ tạo sự rõ ràng trong hai ý hơn.
b.
- Chuyển đổi: Rõ ràng Phạm Xuân Ẩn có cuộc đời của nhân vật tiểu thuyết nhưng các nhà báo Việt Nam cũng như những nhà báo nước ngoài mới chỉ có được “vài chớp đèn flash” nắm bắt những nét thoảng qua nào đó của cuộc đời ông theo một số sự kiện lịch sử lớn lao.
=> Nhận xét: Có sự khác biệt về cấu trúc của câu, tạo sự liền mạch cho ý nghĩa của câu. Tuy nhiên khi trình bày thành 2 câu đơn sẽ tạo sự nhấn mạnh ở vế sau hơn khi sử dụng câu ghép.
c.
- Chuyển đổi: Tôi không thể đủ điều kiện viết về ông theo cách chuẩn xác của những điệp vụ và tôi càng không muốn liệt kê các bản khai lí lịch đơn thuần.
=> Nhận xét: Có sự khác biệt về cấu trúc của câu, tạo sự liền mạch cho ý nghĩa của câu. Tuy nhiên khi trình bày thành 2 câu đơn sẽ tạo sự nhấn mạnh ở vế sau hơn khi sử dụng câu ghép.
Cách 2a. Có một sự thật là trong 10 năm tôi là phóng viên cho tòa soạn tuần báo “Time” và trước đó làm cho hãng Roi-tơ; một sự thật khác nữa là tôi gia nhập phong trào cách mạng từ năm 1945 và là thành viên của họ từ đó với các chức vụ khác nhau.
b. Rõ ràng Phạm Xuân Ẩn có cuộc đời của nhân vật tiểu thuyết nhưng các nhà báo Việt Nam cũng như nhà báo nước ngoài mới chỉ có được “vài chớp đèn flash” nắm bắt những nét thoáng qua nào đó của cuộc đời ông theo một số sự kiện lịch sử lớn lao…
c. Tôi không thể đủ điều kiện viết về ông theo cách chuẩn xác của những điệp vụ, càng không muốn liệt kê theo các bản khai lí lịch đơn thuần.
=> Nhận xét: Lựa chọn sử dụng câu ghép hay câu đơn phụ thuộc vào mục đích biểu đạt và nội dung cần truyền tải. Khi chuyển từ câu đơn sang câu ghép, ý nghĩa của câu phần nào thay đổi.
Các bài tập cùng chuyên đề
Dòng nào dưới đây nói đúng nhất về câu ghép?
-
A.
Là câu chỉ có một cụm chủ - vị làm nòng cốt
-
B.
Là câu có 2 cụm chủ vị và chúng không bao chứa nhau
-
C.
Là câu có hai cụm chủ - vị trở lên và chúng không bao chứa nhau
-
D.
Là câu có 3 cụm chủ vị và chúng bao chứa nhau
Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong những câu ghép dưới đây. Có thể tách mỗi vế của câu ghép thành một câu đơn được không? Vì sao.
Các đoạn trích sau vừa có câu đơn vừa có câu ghép. Hãy chỉ ra sự phù hợp giữa kiểu cấu trúc câu và ý nghĩa cần biểu đạt của mỗi câu.
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) trình bày cảm nghĩ của em về nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn sau khi đọc văn bản “Phạm Xuân Ẩn - tên người như cuộc đời”, trong đoạn văn có ít nhất một câu ghép.
Có 3 cách nối các vế câu ghép, đúng hay sai??
Các quan hệ từ có góp phần vào việc biểu thị sắc thái ý nghĩa khác nhau trong việc đánh giá sự vật, hiện tượng được nói đến trong câu không?
Thế nào là hai cụm chủ vị bao chứa nhau?
-
A.
Hai cụm chủ vị đó phải tạo nên một câu ghép.
-
B.
Hai cụm chủ vị mà cụm chủ vị này nằm trong cụm chủ vị kia và cụm chủ vị kia bao hàm cụm chủ vị này.
-
C.
Hai cụm chủ vị quan hệ song song và bình đẳng với nhau trong câu.
-
D.
Hai cụm chủ vị độc lập với nhau, không có quan hệ về mặt ngữ pháp.
Có 3 cách nối các vế câu ghép, đúng hay sai??
Giữa các vế của câu ghép, bắt buộc phải dùng từ nối, đúng hay sai?
Trong các câu sau, câu nào không phải là câu ghép?
-
A.
Hôm nay tôi đi học còn Nam đi chơi thể thao.
-
B.
Hôm nay tôi đi học và Nam đi chơi thể thao.
-
C.
Hôm nay tôi đi học, Nam đi chơi thể thao.
-
D.
Hôm nay tôi đi học và đi chơi thể thao.
Hai câu đơn: “Mẹ đi làm. Em đi học” được biến đổi thành một câu ghép. Câu ghép nào dưới đây không hợp lý về mặt ý nghĩa?
-
A.
Mẹ đi làm và em đi học.
-
B.
Mẹ đi làm còn em đi học.
-
C.
Mẹ đi làm nhưng em đi học.
-
D.
Mẹ đi làm, em đi học.
Trong các câu sau, câu nào là câu ghép?
-
A.
Người lớn hút thuốc trước mặt trẻ em, lấy điếu thuốc làm một cử chỉ cho biểu tượng quý trọng chính là đẩy con em vào con đường phạm pháp.
-
B.
Quân Triều đình đã đốt rừng để giết chết người thủ lĩnh nghĩa quân đó, cuộc khởi nghĩa bị dập tắt.
-
C.
Cây dừa gắn bó với người dân Bình Định chặt chẽ như cây tre đối với người dân miền Bắc.
-
D.
Những vườn hoa, cây cảnh, những vườn chè, vườn cây ăn quả của Huế xanh mướt như những viên ngọc.
Khi xem xét và phân loại câu ghép, người ta chủ yếu dựa vào quan hệ về mặt nào giữa các vế câu?
-
A.
Quan hệ về mặt ngữ pháp giữa các vế câu.
-
B.
Quan hệ về mặt ngữ nghĩa giữa các vế câu.
-
C.
Quan hệ về mặt từ loại giữa các vế câu.
-
D.
Quan hệ về mặt ngữ âm giữa các vế câu.
Trong các câu sau, câu nào không phải là câu ghép?
-
A.
Tôi chạy, nó cũng chạy.
-
B.
Dần hãy để cho chị đi với u, đừng giữ chị nữa.
-
C.
Lòng tôi càng thắt lại, khoé mắt tôi cay cay.
-
D.
Chị con có đi, u mới có tiền nộp sưu.
Trong đoạn văn sau có câu ghép không?
Phía trên làng tôi, giữa một ngọn đồi, có hai cây phong lớn. Tôi biết chúng từ thuở bắt đầu biết mình. Dù ai đi từ phía nào đến làng Ku-ku-rêu chúng tôi cũng đều trông thấy hai cây phong đó trước tiên, chúng luôn hiện ra trước mắt hệt như những ngọn hải đăng đặt trên núi. Thậm chí tôi cũng không biết giải thích ra sao, - phải chăng người ta vẫn đặc biệt trân trọng nâng niu những ấn tượng thời thơ ấu, hay vì do có liên quan đến nghề hoạ sĩ của tôi, - nhưng cứ mỗi lần về quê, khi xuống xe lửa đi qua thảo nguyên về làng, tôi đều coi bổn phận đầu tiên là từ xa đưa mắt tìm hai cây phong thân thuộc ấy.
(Hai cây phong)
Đâu là câu ghép trong đoạn văn sau:
Phía trên làng tôi, giữa một ngọn đồi, có hai cây phong lớn (1). Tôi biết chúng từ thuở bắt đầu biết mình (2). Dù ai đi từ phía nào đến làng Ku-ku-rêu chúng tôi cũng đều trông thấy hai cây phong đó trước tiên, chúng luôn hiện ra trước mắt hệt như những ngọn hải đăng đặt trên núi (3). Thậm chí tôi cũng không biết giải thích ra sao, - phải chăng người ta vẫn đặc biệt trân trọng nâng niu những ấn tượng thời thơ ấu, hay vì do có liên quan đến nghề hoạ sĩ của tôi, - nhưng cứ mỗi lần về quê, khi xuống xe lửa đi qua thảo nguyên về làng, tôi đều coi bổn phận đầu tiên là từ xa đưa mắt tìm hai cây phong thân thuộc ấy (4).
(Hai cây phong)
-
A.
(1) và (2)
-
B.
(3) và (2)
-
C.
(3) và (4)
-
D.
(4) và (2)
Câu đơn là gì?
-
A.
Là câu có thành phần câu (thường là thành phần chính) bị tỉnh lược
-
B.
Là câu không được cấu tạo theo mô hình câu hai thành phần, thường dùng để gọi – đáp; nhấn mạnh cảm xúc; liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng; xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc
-
C.
Là câu được cấu tạo bằng một cụm chủ ngữ – vị ngữ nòng cốt (cụm chủ ngữ – vị ngữ không bị bao chứa trong một cụm từ khác)
-
D.
Là câu do hai hoặc nhiều cụm chủ ngữ – vị ngữ nòng cốt tạo thành, mỗi cụm chủ ngữ – vị ngữ này được gọi là một vế câu
Câu đơn là gì?
-
A.
Là câu có thành phần câu (thường là thành phần chính) bị tỉnh lược
-
B.
Là câu không được cấu tạo theo mô hình câu hai thành phần, thường dùng để gọi – đáp; nhấn mạnh cảm xúc; liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng; xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc
-
C.
Là câu được cấu tạo bằng một cụm chủ ngữ – vị ngữ nòng cốt (cụm chủ ngữ – vị ngữ không bị bao chứa trong một cụm từ khác)
-
D.
Là câu do hai hoặc nhiều cụm chủ ngữ – vị ngữ nòng cốt tạo thành, mỗi cụm chủ ngữ – vị ngữ này được gọi là một vế câu
Xác định câu đơn trong các trường hợp sau:
-
A.
Mẹ em đang nấu ăn trong bếp
-
B.
Mẹ em đang nấu ăn trong bếp còn em thì quét nhà
-
C.
Hôm nay tôi làm việc hoặc mai tôi làm
-
D.
Nếu em chăm chỉ hơn thì em đã thành công
Trường hợp nào không phải câu đơn?
-
A.
Ngày 8.3.1989.
-
B.
Mưa.
-
C.
Tiếng reo. Tiếng vỗ tay.
-
D.
Nếu như tôi chăm học thì tôi đã qua môn Triết
Câu đơn có mấy loại?
-
A.
2
-
B.
3
-
C.
4
-
D.
5
Câu đơn có những loại nào?
-
A.
Câu đơn bình thường
-
B.
Câu đơn rút gọn
-
C.
Câu đơn đặc biệt
-
D.
Tất cả đáp án trên
Câu đơn trong trường hợp sau thuộc loại nào?
Hà: “Tối nay, mấy giờ mình đi xem phim?”.
An trả lời: “8h”
=> Có thể thấy cả thành phần chủ ngữ và vị ngữ trong câu đều đã bị rút gọn và lược bỏ. Câu đầy đủ sẽ là "hẹn cậu tối nay 8h đi xem phim nha".
-
A.
Câu đơn bình thường
-
B.
Câu đơn rút gọn
-
C.
Câu đơn đặc biệt
-
D.
Tất cả đáp án trên
Tìm câu đơn trong đoạn văn sau?
Hãy cho phép tôi được tưởng tượng. Tôi làm như vậy bởi vì tôi tin chắc chắn rằng không có điều gì mà ta tưởng tượng lại không thể làm ra được bởi ý chí và tài năng của nhân loại. Tôi mơ ước sẽ xây được một “toà thành khoa học” ở đây, tại đó, những nhà khoa học sẽ ngày đêm dùng trí tuệ và con mắt tìm tòi của mình để nghiên cứu những điều bí mật xung quanh Trái Đất này. Tại đây, những nhà khoa học sẽ giống như những người thợ sắt hoặc những người thợ ngọc, họ đang khắc lại toàn bộ kinh nghiệm của thế giới. Đồng thời họ biến những kinh nghiệm đó thành những học thuyết hữu hiệu, biến nó thành những vũ khí sắc bén để tìm tòi chân lí.
-
A.
Tôi làm như vậy bởi vì tôi tin chắc chắn rằng không có điều gì mà ta tưởng tượng lại không thể làm ra được bởi ý chí và tài năng của nhân loại.
-
B.
Tôi mơ ước sẽ xây được một “toà thành khoa học” ở đây, tại đó, những nhà khoa học sẽ ngày đêm dùng trí tuệ và con mắt tìm tòi của mình để nghiên cứu những điều bí mật xung quanh Trái Đất này.
-
C.
Đồng thời họ biến những kinh nghiệm đó thành những học thuyết hữu hiệu, biến nó thành những vũ khí sắc bén để tìm tòi chân lí.
-
D.
Tại đây, những nhà khoa học sẽ giống như những người thợ sắt hoặc những người thợ ngọc, họ đang khắc lại toàn bộ kinh nghiệm của thế giới.
Tìm câu đơn có trong đoạn văn sau?
Châu Chấu, Cào Cào, Bọ Ngựa, Bọ Muỗm thì đi tìm khe dứa dại. Trong mùa đông, chỉ có những bụi dứa dại xanh nguyên, mỗi chiếc lá dứa vẫn dỏng cái tai cứng lên nền trời xám. Kẽ lá dứa sâu hoắm, ta có thể chui được vào đấy, nằm chổng đuôi ra, bất chấp mưa gió bên ngoài.
-
A.
Kẽ lá dứa sâu hoắm, ta có thể chui được vào đấy, nằm chổng đuôi ra, bất chấp mưa gió bên ngoài.
-
B.
Trong mùa đông, chỉ có những bụi dứa dại xanh nguyên, mỗi chiếc lá dứa vẫn dỏng cái tai cứng lên nền trời xám.
-
C.
Châu Chấu, Cào Cào, Bọ Ngựa, Bọ Muỗm thì đi tìm khe dứa dại.
-
D.
Trong mùa đông, chỉ có những bụi dứa dại xanh nguyên.
Trong những câu dưới đây, đâu là câu đơn?
-
A.
Có được sự chuẩn bị như thế thì một con người mới có thể làm được cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, nhằm phát hiện thế giới mới.
-
B.
Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, cũng có thể nói sách đánh dấu những cột mốc trên con đường tiến hoá học thuật của nhân loại.
-
C.
Bất cứ lĩnh vực học vấn nào ngày nay đều đã có sách vở chất đầy thư viện, trong đó, những tác phẩm cơ bản, đích thực, nhất thiết phải đọc chẳng qua cũng mấy nghìn quyển, thậm chí chỉ mấy quyển.
-
D.
Giờ đây sách dễ kiếm, một học giả trẻ đã có thể khoe khoang từng đọc hàng vạn cuốn sách
Biến đổi câu đơn sau đây thành câu ghép mà không làm thay đổi nội dung của câu?
Chúng ta cần phải hiểu rằng lao động không phải là thứ bắt buộc ý chí của chúng ta mà chính là sự biểu hiện của ý chí tự do trong cuộc sống.
-
A.
Chúng ta cần phải hiểu rằng lao động không phải là thứ bắt buộc ý chí của chúng ta mà khoa học chính là sự biểu hiện của ý chí tự do trong cuộc sống.
-
B.
Chúng ta cần phải hiểu rằng lao động vừa là thứ bắt buộc ý chí của chúng ta mà khoa học vừa là sự biểu hiện của ý chí tự do trong cuộc sống.
-
C.
Lao động không những là thứ bắt buộc ý chí của chúng ta mà khoa học còn là sự biểu hiện của ý chí tự do trong cuộc sống.
-
D.
Lao động không phải là thứ bắt buộc ý chí của chúng ta mà khoa học chính là sự biểu hiện của ý chí tự do trong cuộc sống.
Biến đổi câu đơn sau đây thành câu ghép mà không làm thay đổi nội dung của câu?
Nghệ thuật là tình cảm, hoàn toàn có thể bị khuất phục trước cá tính, tư tưởng của tác giả và phụ thuộc vào cái mọi người vẫn gọi là “cảm xúc”.
-
A.
Nghệ thuật là tình cảm, nó không thể bị khuất phục trước cá tính, tư tưởng của tác giả, nó chỉ phụ thuộc vào cái mọi người vẫn gọi là “cảm xúc”.
-
B.
Nghệ thuật là tình cảm, nó hoàn toàn có thể bị khuất phục trước cá tính, tư tưởng của tác giả, nó phụ thuộc vào cái mọi người vẫn gọi là “cảm xúc”.
-
C.
Nghệ thuật là tình cảm, nó có thể bị khuất phục trước cá tính, tư tưởng của tác giả nhưng nó không phụ thuộc vào cái mọi người vẫn gọi là “cảm xúc”.
-
D.
Nghệ thuật là tình cảm, nó không thể bị khuất phục trước cá tính, tư tưởng của tác giả, nó cũng không phụ thuộc vào cái mọi người vẫn gọi là “cảm xúc”.