Tấm tôn lớp nhà thường được làm từ vật liệu thép tráng kẽm hoặc thép tráng hỗn hợp nhôm và kẽm. Cho biết mục đích của việc làm trên.
Dựa vào kiến thức về chống ăn mòn kim loại.
Mục đích của việc trên là bảo vệ vật liệu thép trong tấm tôn
Các bài tập cùng chuyên đề
Hãy tìm hiểu và cho biết cách bảo vệ các đồ vật làm từ gang, thép bằng phương pháp phủ bề mặt.
Các thiết bị bằng thép (đường ống, bể chứa, giản khoan dầu, tàu thuỷ,...) trong môi trường biển hoặc dưới lòng đất ẩm ướt thường được bảo vệ bằng phương pháp điện hoá. Kim loại được sử dụng để bảo vệ thép thường là kẽm (Hình 22,4). Hãy cho biết kim loại nào bị ăn mòn. Giải thích.
Bảo vệ sắt bằng phương pháp điện hoá
- Chuẩn bị:
+ Hoá chất: hai đinh sắt mới, dây kẽm, nước máy hoặc nước tự nhiên.
+ Dụng cụ: hai ống nghiệm đánh số (1) và (2).
- Tiến hành:
+ Cho đinh sắt thứ nhất vào ống nghiệm (1).
+ Quấn dây kẽm quanh đinh sắt thứ hai, sau đó cho vào ống nghiệm (2).
+ Thêm nước máy vào mỗi ống nghiệm đến ngập đinh sắt.
+ Để các ống nghiệm trong không khí khoảng 3 ngày.
Quan sát hiện tượng xảy ra và thực hiện yêu cầu sau:
Đinh sắt có gắn kẽm bị ăn mòn nhanh hơn hay chậm hơn định sắt không gắn kẽm? Giải thích.
Để hoàn thiện vỏ tàu bằng thép, người ta phủ lên vỏ tàu một lớp sơn (Hình 16.1a). Sau đó, một số khối kim loại kẽm (zinc) được hàn đính vào phần phía dưới của vỏ tàu (Hình 16.1b). Cuối cùng, người ta phủ và trang trí vỏ tàu bằng lớp sơn thích hợp (hình 16.1c). Giải thích ý nghĩa của mỗi việc làm trên.
Nêu các cách hạn chế sự ăn mòn đối với mái tôn.
Gọi tên các biện pháp bảo vệ bề mặt kim loại được thể hiện trong Hình 16.6
Tìm hiểu về một số cách chống ăn mòn kim loại đối với cánh cửa làm bằng thép và giải thích
Hãy tìm hiểu và nêu một số cách chống ăn mòn kim loại đối với cửa làm bằng kim loại.
Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép, người ta gắn các khối kẽm vào phía ngoài vỏ tàu ở phần chìm trong nước biển. Hãy giải thích.
Để lợp nhà, các tấm tôn (thép mỏng mạ kẽm) được gắn với nhau bởi các đinh thép. Theo thời gian, các tấm tôn bị ăn mòn. Những nhận định nào sau đây là đúng?
(1) Vị trí đóng đinh thép dễ xảy ra ăn mòn hơn các vị trí khác.
(2) Tấm tôn bị ăn mòn từ trong ra ngoài do thép bị ăn mòn trước kẽm.
(3) Sắt trong tấm tôn không bị ăn mòn theo thời gian.
(4) Lớp tráng kẽm bị ăn mòn trước.
Phương pháp nào sau đây không dùng để bảo vệ vật làm sắt thép khỏi bị ăn mòn?
Trong thực tế, không sử dụng cách nào sau đây để bảo vệ kim loại sắt khỏi bị ăn mòn?
Để chống ăn mòn cho vỏ tàu biển làm bằng thép, bên cạnh việc phủ mặt ngoài của vỏ tàu bằng sơn, nhà sản xuất còn gắn nhiều khối kẽm lên mặt ngoài vỏ tàu (phần chìm trong nước). Phương pháp này còn được gọi là "anode hi sinh". Tìm hiểu và giải thích vì sao phương pháp này lại có tên gọi như vậy. Bên cạnh vỏ tàu biển, phương pháp này còn có thể áp dụng cho những trường hợp nào khác? Tìm hiểu và nêu một vài ví dụ.
Cho một số phương pháp bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn:
(1) Cách li kim loại với môi trường xung quanh.
(2) Dùng hợp kim chống gỉ.
(3) Dùng chất kìm hãm.
(4) Ngâm kim loại trong H2O.
(5) Dùng phương pháp điện hoá.
Các phương pháp đúng là
A. (1), (3), (4), (5). B. (1), (2), (3), (4).
C. (2), (3), (4), (5). D. (1), (2), (3), (5).
Phương pháp nào sau đây không dùng để bảo vệ vật làm sắt thép khỏi bị ăn mòn?
A. Gắn thêm kẽm. B. Gắn thêm magnesium.
C. Gắn thêm chì. D. Phủ sơn hoặc dầu mỡ.
Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép người ta thường gắn vào vỏ tàu (phần ngâm dưới nước) những tấm kim loại nào sau đây?
A. Sn. B. Pb. C. Zn. D. Cu.
Khi một vật bằng sắt tây (sát tráng thiếc) bị xây sát sâu tới lớp sắt bên trong để lâu trong không khí ẩm sẽ xảy ra quá trình nào sau đây?
A. Sn bị ăn mòn điện hoá. B. Fe bị ăn mòn điện hoá.
C. Fe bị ăn mòn hoá học. D. Sn bị ăn mòn hoá học.
Để bảo vệ khung xe đạp khỏi bị ăn mòn có thể dùng cách nào sau đây?
A. Ngâm trong dung dịch acid. B. Bọc dây đồng quanh khung xe.
C. Phủ kín bề mặt bằng lớp sơn. D. Để trong không khí ẩm.
Cho các biện pháp chống ăn mòn kim loại sau:
(1) Không để kim loại tiếp xúc với môi trường nước hoặc hơi nước là mục đích của các biện pháp chống ăn mòn kim loại.
(2) Ứng dụng phương pháp điện hóa, để bảo vệ vỏ tàu biển bằng thép, người ta hàn những khối kẽm lên mặt ngoài vỏ tàu.
(3) Để đồ vật nơi khô ráo, thường xuyên lau chùi sạch sẽ sau khi sử dụng làm kim loại ít bị ăn mòn.
(4) Hạn chế để kim loại tiếp xúc với dầu mỡ sẽ khiến kim loại bị ăn mòn nhanh hơn.
Số biện pháp đúng là bao nhiêu?
Cho các phát biểu sau:
a. Điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ, thu được khí H2 ở cathode.
b. Dùng khí CO (dư) khử CuO nung nóng, thu được kim loại Cu.
c. Để hợp kim Fe-Ni ngoài không khí ẩm thì kim loại Ni bị ăn mòn điện hóa học.
d. Dung dung dịch Fe2(SO4)3 dư có thể tách Ag ra khỏi hỗn hợp Ag và Cu.
e. Cho Fe dư vào dung dịch AgNO3, sau phản ứng thu được dung dịch chứa hai muối
Số phát biểu đúng là?
Những ống thép (dẫn nước, dẫn dầu, dẫn khí đốt) dưới lòng đất được quấn quanh bởi những vòng kim loại để chống ăn mòn bằng phương pháp điện hoá. Có bao nhiêu kim loại có thể làm thành vòng trong số các kim loại sau: Na, Mg, Zn, Fe, Cu, Ag?
Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép, người ta thường gắn vào vỏ tàu (phần chìm dưới nước) các khối kim loại nào sau đây?
Trong số các phát biểu sau về ăn mòn, bảo vệ khỏi sự ăn mòn điện hóa, phát biểu nào đúng?
Sắt tây (sắt tráng thiếc) được dùng phổ biến làm hộp đựng thực phẩm vì chúng có độ bền cơ học cao, bảo quản hương vị thực phẩm tốt, không độc, chống ánh sáng, và không thấm nước. Nếu vật làm bằng sắt tây bị ăn mòn điện hoá thì trong quá trình ăn mòn
Cho các biện pháp chống ăn mòn kim loại sau:
(1) Không để kim loại tiếp xúc với môi trường nước hoặc hơi nước.
(2) Để bảo vệ vỏ tàu biển bằng thép, người ta hàn những khối kẽm lên mặt ngoài vỏ tàu phần tiếp xúc với nước.
(3) Để đồ vật nơi khô ráo, thường xuyên lau chùi sạch sẽ sau khi sử dụng.
(4) Bôi dầu mỡ lên bề mặt kim loại.
Sắp xếp các biện pháp đúng theo thứ tự giảm dần.