Đề bài

Theo bạn, sứ mệnh cao cả của người nghệ sĩ là gì? Hãy dẫn ra một câu thơ,câu văn hoặc một câu danh ngôn nói về điều này. 

Phương pháp giải

Vận dụng tri thức về văn học, tìm hiểu về những câu thơ, câu văn hoặc một câu danh ngôn nói về sứ mệnh cao cả của người nghệ sĩ.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Cách 1

- Sứ mệnh cao cả của người nghệ sĩ: 

+  Một trong những tư chất cần có của người nghệ sĩ là phải có một trái tim nhạy cảm, dễ rung ngân trước mọi “vang động của đời”. Vì vậy, người nghệ sĩ dễ “thương vay, khóc mướn”, đau những nỗi đau của mọi kiếp đời, kiếp người.

+  Nghệ thuật đòi hỏi sự trải nghiệm, vì vậy bản thân số phận của những người nghệ sĩ cũng thường đa đoan, bất hạnh. Chính những nếm trải đó đã tạo nên ở người nghệ sĩ khả năng đồng cảm sâu sắc với những cảnh đời, cảnh người. Một trong những sứ mệnh cao cả của người nghệ sĩ là “nâng giấc cho những con người cùng đường tuyệt lộ”. Trái tim nhạy cảm, tấm lòng nhân đạo sâu sắc không cho phép họ ngoảnh mặt làm ngơ trước nỗi đau của nhân loại. Vì vậy nghệ sĩ cầm bút là để lên tiếng đấu tranh với cái xấu, cái bạo tàn, bảo vệ quyền sống và khát vọng chính đáng của con người.

+ Người đọc đến với mỗi tác phẩm văn chương họ bắt gặp những cảnh ngộ, những nỗi lòng của chính mình. Vì thế mà họ tìm thấy cảm giác được an ủi, được sẻ chia, được “xoa dịu vết thương”, để có thêm động lực, niềm tin hướng tới những điều tốt đẹp.

- Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư từng nói: “Người vẫn còn mang vết thương đã toan đi chữa vết thương cho người khác. Tôi nghĩ nghề viết và người viết cũng đơn giản vậy, chữa lành, an ủi những vết thương của người đời để làm dịu vết thương của chính mình”

Cách 2

- Sứ mệnh cao cả của người nghệ sĩ là phát huy được tài năng của mình để truyền tải những thông điệp ý nghĩa của người đọc.

- Nhà văn Nguyễn Thành Long: “Một trong những sứ mệnh của người nghệ sĩ là phát hiện cho được cái âm thanh kì diệu của cuộc sống vốn dĩ rất đỗi bình thường”.

Cách 3

"Nghệ thuật là chìa khóa mở ra cánh cửa tâm hồn con người"

 Johann Wolfgang von Goethe.

Người nghệ sĩ, với tài năng và tâm hồn nhạy cảm, mang trong mình sứ mệnh cao cả gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, phản ánh hiện thực xã hội và khơi gợi suy nghĩ cho con người, truyền tải thông điệp nhân văn và mang lại niềm vui cho con người, khơi dậy cảm xúc và sáng tạo cho con người.

Họ là những người gieo mầm cho cái đẹp, là tấm gương phản chiếu cuộc sống, là ngọn đuốc soi sáng con đường cho nhân loại. Nghệ thuật của họ góp phần xây dựng một xã hội văn minh, phát triển, hướng con người đến cái đẹp, đến chân - thiện - mỹ.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Nhà thơ Thanh Thảo sinh năm:

  • A.

    1946

  • B.

    1947

  • C.

    1948

  • D.

    1949

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Tác giả Thanh Thảo tên khai sinh là:

  • A.

    Hồ Thành Công

  • B.

    Nguyễn Thành Công

  • C.

    Đỗ Thành Công

  • D.

    Lê Thành Công

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Thanh Thảo quê ở:

  • A.

    Quảng Trị

  • B.

    Quảng Bình

  • C.

    Quảng Ngãi

  • D.

    Nghệ An

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Đóng góp quan trọng và đặc sắc nhất của Thanh Thảo cho nền văn học là ở lĩnh vực:

  • A.

    Truyện ngắn

  • B.

    Tiểu thuyết

  • C.

    Thơ ca

  • D.

    Phê bình văn học

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Thanh Thảo được nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm bao nhiêu?

  • A.

    2000

  • B.

    2001

  • C.

    2002

  • D.

    2003

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Tác phẩn nào dưới đây không phải sáng tác của Thanh Thảo?

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Thơ Thanh Thảo là tiếng nói của:

  • A.

    Người chiến sĩ

  • B.

    Người nông dân

  • C.

    Người trí thức

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Bài thơ Đàn ghi ta của Lor – ca được in trong tập:

  • A.

    Khối vuông ru – bích

  • B.

    Những người đi tới biển

  • C.

    Dấu chân qua trảng cỏ

  • D.

    Những ngọn sóng mặt trời

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Tập Khối vuông ru – bích được sáng tác năm bao nhiêu?

  • A.

    1984

  • B.

    1985

  • C.

    1986

  • D.

    1987

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Thể thơ của bài thơ Đàn ghi ta của Lor – ca là:

  • A.

    Thơ 5 chữ

  • B.

    Thơ 6 chữ

  • C.

    Thơ 7 chữ

  • D.

    Thơ tự do

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Đáp án nào dưới đây không phải ý nghĩa nhan đề của bài thơ Đàn ghi ta của Lor – ca?

  • A.

    Đàn ghi ta là niềm tự hào, là một phần hồn của đất nước Tây Ban Nha nên còn được gọi là “Tây Ban Cầm”

  • B.

    Lor – ca là người đầu tiên chơi đàn ghi ta ở Tây Ban Nha và có công quảng bá loại nhạc cụ này

  • C.

    Đàn ghi ta gắn bó thân thiết với Lor – ca trên những nẻo đường ca hát và sáng tạo. Nhan đề bài thơ thể hiện tình yêu của Lor – ca đối với đất nước Tây Ban Nha

  • D.

    Nhan đề tượng trưng cho con đường nghệ thuật của tác giả, cho khát vọng cao cả mà Lor – ca hướng tới suốt đời

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Ý nghĩa của lời đề từ bài thơ Đàn ghi ta của Lor – ca:

  • A.

    Thể hiện tình yêu Tổ quốc và tình yêu nghệ thuật say đắm bởi cây đàn là biểu tượng cho sự nghiệp của Lor – ca, là khát vọng vả đời mà Lor – ca theo đuổi.

  • B.

    Lor – ca lo sợ một ngày nào đó thơ ca của mình sẽ là bước cản cho những người đi sau, vì vậy ông mong muốn xóa bỏ sự ảnh hưởng của bản thân để dọn đường cho thế hệ sau vươn tới.

  • C.

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D.

    Cả hai đáp án trên đều sai

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Giá trị nội dung của bài thơ Đàn ghi ta của Lor – ca:

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Đáp án nào không phải giá trị nghệ thuật của bài thơ Đàn ghi ta của

Lor – ca:

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Hai câu đầu bài thơ Đàn ghi ta của Lor – ca được diễn đạt lạ hóa như thế nào?

  • A.

    Tiếng đàn được cảm nhận bằng thị giác

  • B.

    Tiếng đàn được cảm nhận bằng xúc giác

  • C.

    Tiếng đàn được cảm nhận bằng thính giác

  • D.

    Đáp án A và B

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Bạn đã biết gì về đất nước Tây Ban Nha? Nêu những nét văn hóa đặc trưng của đất nước này.

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Lời đề từ gợi điều gì về người nghệ sĩ Lor-ca?

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Chú ý nhạc tính của dòng thơ miêu tả tiếng đàn

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Hình ảnh áo choàng được nhắc lại ở đoạn thơ thứ hai thể hiện điều gì?

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Những hình ảnh biểu tượng gợi cảm nhận thế nào về tiếng đàn?

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Hình dung về cái chết và sự bất tử của Lor-ca

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Xác định mạch cảm xúc trong bài thơ

Xem lời giải >>
Bài 23 :

 Nhạc tính của bài thơ được tạo nên bởi những yếu tố nào? Nhận xét về âm hưởng, giọng điệu của thi phẩm này. 

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Hình tượng Lor-ca được thể hiện như thế nào trong hai câu thơ đầu? Những chi tiết nào trong hai đoạn thơ cho thấy mối quan hệ giữa người nghệ sĩ với đất nước Tây Ban Nha?

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Đọc hai đoạn thơ 3, 4 và thực hiện các yêu cầu sau: 

a. Chỉ ra và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ được tác giả sử dụng khi miêu tả tiếng đàn

b. Nêu ý nghĩa của những hình ảnh mang tính biểu tượng trong hai đoạn thơ.

Xem lời giải >>
Bài 26 :

 Phân tích những hình ảnh đan xen giữa thực và ảo thể hiện cái chết và sự bất tử của Lor-ca trong hai đoạn thơ cuối. Câu thơ kết có thể đem lại ấn tượng và cảm xúc gì cho người đọc?

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Xác định yếu tố tượng trưng, yếu tố siêu thực trong bài thơ và nhận xét về tác dụng của chúng. 

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Bài thơ gợi cho bạn suy nghĩ gì về sức mạnh của nghệ thuật trong đời sống?

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Viết đoạn văn ( khoảng 150 chữ) trình bày cảm nhận của bạn về một nét đặc sắc trong hình thức biểu đạt của bài thơ.

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Tìm hiểu thêm thông tin về nhà thơ Thanh Thảo và nhà thơ, nhạc sĩ nổi tiếng Tây Ban Nha Phê-đê-ri-cô Gác-xi-a Lor-ca

Xem lời giải >>