Đề bài

Protein cũng có thể bị đông tụ bởi ethanol. Tìm hiểu và cho biết:

a) Vì sao dùng cồn xoa vào tay có thể hạn chế lây nhiễm SARS – CoV – 2 qua đường tiếp xúc?

b) Tìm hiểu và cho biết vì sao trong y tế thường dùng cồn 70o để sát khuẩn mà không dùng cồn 90o

Phương pháp giải

Dựa vào khả năng protein có thể bị đông tụ bởi ethanol

Lời giải của GV Loigiaihay.com

a) Vì các vi khuẩn, vi rut được cấu tạo từ protein, ethanol có khả năng gây đông tụ protein nên khi dùng cồn xoa vào tay có thể hạn chế lây nhiễm SARS – CoV – 2 qua đường tiếp xúc.

b) Vì cồn 70o có khả năng sát khuẩn tốt nhất, không gây kích ứng da và bỏng như cồn 90o.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Thí nghiệm: Phản ứng đồng tụ và phản ứng màu của protein

- Chuẩn bị

+ Hoá chất: dung dịch HNO3 đặc, dung dịch lòng trắng trứng.

+ Dụng cụ: ống nghiệm, đèn cồn.

- Tiến hành:

+ Cho vào hai ống nghiệm (1) và (2), mỗi ống 2 mL dung dịch lòng trắng trứng.

+ Đun nóng ống nghiệm (1) trên ngọn lửa đèn cồn trong 2 – 3 phút.

+ Thêm vài giọt dung dịch HNO3 đặc vào ống nghiệm (2).

Quan sát hiện tượng xảy ra trong các ống nghiệm, giải thích.

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Thuỷ phân hoàn toàn polypeptide thu được các phân tử a-amino acid.

B. Protein tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm tạo dung dịch màu xanh lam.

C. Protein có thể bị đông tụ dưới tác dụng của nhiệt, acid hoặc base.

D. Protein tác dụng với dung dịch nitric acid đặc tạo thành sản phẩm rắn có màu vàng.

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Tìm hiểu cách làm nước mắm và cho biết yếu tố nào đã được sử dụng để thực hiện quá trình chuyển hóa protein có trong thịt cá thành các amino acid.

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Chuẩn bị: 

- Hóa chất: Protein (dung dịch lòng trắng trứng).

- Dụng cụ: Ống nghiệm, đèn cồn, ống hút nhỏ giọt.

Tiến hành: Cho vào ống nghiệm 2 - 3 mL dung dịch lòng trắng trứng, đun trên đèn cồn trong khoảng 1 phút.

Yêu cầu: Quan sát và mô tả hiện tượng xảy ra trong ống nghiệm

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Chuẩn bị:

- Hóa chất: Dung dịch lòng trắng trứng, dung dịch HNO3 đặc.

- Dụng cụ: Ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt

Tiến hành:

- Cho vào ống nghiệm khoảng 1,0 ml dung dịch lòng trắng trứng và khoảng 1ml dung dịch HNO3 đặc.

- Lắc đều hỗn hợp, sau đó để yên ống nghiệm trong khoảng 1 – 2 phút

Yêu cầu: Quan sát và mô tả các hiện tượng xảy ra trong ống nghiệm trước và sau khi đun nóng

Chú ý an toàn: Cẩn thận khi làm việc với HNO3 đặc.

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Quan sát Hình 8.3, cho biết sản phẩm của quá trình thuỷ phân hoàn toàn protein.

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Khi ăn các loại thực phẩm như thịt, cá, trứng,... hệ tiêu hoá giúp chuyển hoá protein thành amino acid. Cho biết quá trình chuyển hoá trên thuộc loại phản ứng nào?

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Tiến hành Thí nghiệm 1 và nêu hiện tượng quan sát được.

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Tiến hành Thí nghiệm 2 và nêu hiện tượng quan sát được.

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Nhận xét đúng/sai cho các nhận định sau:

a) Protein dạng hình cầu và dạng hình sợi tan tốt trong nước.

b) Một trong những tính chất hoá học đặc trưng của protein là phản ứng thuỷ phân.

c) Phản ứng của protein với nitric acid cho sản phẩm có màu tím.

d) Khi đun nóng lòng trắng trứng sẽ xảy ra hiện tượng đông tụ.

e) Trong cơ thể, enzyme đóng vai trò là chất xúc tác sinh học.

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Phát biểu nào sau đây là không đúng?

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Khi thuỷ phân 1 kg protein (X), thu được 286,5 gam glycine. Nếu phân tử khối của X là 50.000 thì số mắt xích glycine trong 1 phân tử X là:

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Cho các nhận định sau

  1. Protein dạng hình cầu và dạng hình sợi tan tốt trong nước
  2. Một trong những tính chất hóa học đặc trưng của protein là phản ứng thủy phân
  3. Phản ứng của protein với nitric acid cho sản phẩm có màu tím
  4. Khi đun nóng lòng trắng trứng sẽ xảy ra hiện tượng đông tụ

Số phát biểu đúng là

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Khi nấu canh cua, người ta cho một ít giấm ăn để gạch cua nổi lên. Hiện tượng trên chứng tỏ gạch cua có tính chất

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T. Kết quả được ghi ở bảng sau:

Mẫu thử

Thí nghiệm

Hiện tượng

X

Tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm

Tạo dung dịch màu tím

Y

Đun nóng với dung dịch NaOH (loãng, dư), để nguội. Thêm tiếp vài giọt dung dịch CuSO4

Tạo dung dịch màu xanh lam

Z

Đun nóng với dung dịch NaOH loãng (vừa đủ). Thêm tiếp dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng

Tạo kết tủa Ag

T

Tác dụng với dung dịch I2 loãng

Có màu xanh tím

Các chất X, Y, Z, T lần lượt là:

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Mỗi phát biểu về các protein sau đây là đúng hay sai?

(a) Tất cả các loại protein đều không tan trong nước.

(b) Có thể sử dụng phản ứng màu biuret để nhận biết sự có mặt của protein.

(c) Protein có thể tạo hợp chất màu vàng khi tác dụng với nitric acid.

(d) Khi thủy phân hoàn toàn protein thu được hỗn hợp các α – amino acid.

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Cho các điều kiện sau: (1) môi trường acid; (2) môi trường base; (3) đun nóng và (4) sự có mặt của ion kim loại nặng. Có bao nhiêu điều kiện gây ra sự đông tụ của protein?

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Hãy chọn đúng hoặc sai cho mỗi ý a, b, c, d ở các câu 10.4 - 10.5

Các phát biểu về protein:

a) Protein phản ứng với nitric acid tạo chất rắn màu đỏ.

b) Protein phản ứng với copper(II) hydroxide tạo sản phẩm màu tím.

c) Phản ứng đông tụ của protein có thể xảy ra dưới tác động của nhiệt độ.

d) Qúa trình thủy phân hoàn toàn protein đơn giản tạo thành các α – amino acid.

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Protein không tham gia loại phản ứng nào dưới đây?

A. Phản ứng thủy phân                                                     B. Phản ứng màu với Cu(OH)2.

C. Phản ứng màu với HNO3                                             D. Phản ứng khử thành alcohol.

Xem lời giải >>
Bài 21 :

a) Protein không thể đóng vai trò như một xúc tác trong các phản ứng hóa học.

b) Peptide và protein có cùng cấu tạo hóa học cơ bản.

c) Tất cả peptide đều có khả năng tạo phức màu tím trong phản ứng màu biuret.

d) Mỗi enzyme chỉ xúc tác cho một phản ứng hoặc một số phản ứng nhất định.

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Trong phản ứng màu biuret, peptide và protein tạo ra sản phẩm màu tím là do

A. sự kết tủa của ion đồng.

B. sự tạo thành liên kết hydrogen.

C. sự hình thành phức chất giữa ion đồng và nhóm peptide liên kết.

D. sự phản ứng của ion đồng với nhóm – NH2.

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Dung dịch protein hòa tan được chất rắn nào sau đây?

A. Al(OH)3

B. Cu(OH)2

C. CuO

D. Al2O3

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Khi nấu món canh từ thịt cua tôm tép có nhiều mảng thịt đóng rắn lại. Hiện tưởng trên gây ra bởi tính chất nào sau đâ ?

A. Sự đông tụ protein bởi sự thay đổi pH

B. Sự đông tụ protein bởi nhiệt độ

C. Kết tủ carbonate của các chất khoảng có trong vỏ

D. Sự thủy phân protein bởi nhiệt độ

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Một số phản ứng được ghi số thứ tự như sau: phản ứng màu biuret (1); phản ứng tạo kết tủa vàng với nitric acid (2); phản ứng tạo kết tủa trắng với bromine (3); phản ứng xảy ra sự đông tụ do nhiệt độ (4). Tính chất nào không phải của protein (chọn số thứ tự của phản ứng)?

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Tính chất hoá học của peptide và protein đều có

A. phản ứng màu biuret.

B. phản ứng thuỷ phân.

C. phản ứng trùng ngưng.

D. phản ứng trùng hợp.

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Nhỏ vài giọt lòng trắng trứng vào cốc chứa 30ml nước. Đun nóng cốc trên ngọn lửa đèn cồn. Hiện tượng gì xảy ra trong cốc.

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Cho các phát biểu sau:

(a) Peptide Ala–Gly có phản ứng màu biuret.

(b) Dung dịch lòng trắng trứng bị đông tụ khi đun nóng.

(c) Nguyên liệu để sản xuất nylon–6 là e-aminocaporic acid.

(d) Nước cam nên pha cùng với sữa để tăng thêm vị thơm, ngon của sữa.

(đ) Dẫn khí CH3NH2 vào dung dịch FeCl3 thì thu được kết tủa màu xanh.

Số phát biểu đúng là

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Khi nấu món canh làm từ thịt cua, tôm, tép có nhiều mảng thịt đóng rắn lại. Hiện tượng trên gây ra bởi tính chất nào sau đây?

Xem lời giải >>